Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khu di tích lịch sử Truông Bồn – Nơi hứng mưa bom thời chống Mỹ

0 1,004

Khu di tích lịch sử Truông Bồn thuộc Mỹ Sơn, Đô Lương là một đoạn đèo dốc dài khoảng 5km là nơi hứng chịu nhiều đợt mưa bom thời chống Mỹ

Truông Bồn nằm trên tuyến đường chiến lược 15A hay còn gọi là đường 30 đi qua địa phận xã Mỹ Sơn huyện Đô Lương. Bao bộc Nhờ địa hình hiểm trở với nhiều dãy núi nằm dọc hai bên đường như núi Voi, Mồng Gà, Cột Cờ… nên con đường qua Truông Bồn, luôn đảm bảo sự kín đáo, an toàn và là nơi lý tưởng để trú chân, ẩn náu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là “tuyến đường độc đạo”, nơi kết nối các huyết mạch giao thông từ hậu phương miền Bắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.

Trong khu mộ chung tại Khu di tích Truông Bồn hôm nay, tấm bia đá hoa cương khắc ghi tên tuổi của 13 chiến sỹ TNXP anh hùng: Nguyễn Thị Văn, Nguyễn Thị Hoài, Phan Thị Dung, Nguyễn Thị Tâm, Hà Thị Đang, Hoàng Thị Nhung, Nguyễn Thị Phúc, Vũ Thị Hiên, Đàm Thị Bốn, Trần Thị Doãn, Đinh Thị Vinh, Trần Văn Hạp, Cao Ngọc Hòa.

Trong đợt ném bom của máy bay Mỹ năm đó, chỉ có tiểu đội trưởng Trần Thị Thông là người còn sống sót. Sau này, khi kể lại, bà chỉ luôn nhắc rằng bà phải rất may mắn mới có thể thoát chết. Khi trận bom đầu tiên trút xuống, bà cùng đồng đội chạy vào trú ẩn dưới hầm chữ A. Tiếp theo đó là những đợt bom liên tiếp được thả xuống. Hầm trú ẩn bị đánh sập. Bà Lê Thị Hường – đội viên TNXP của Tiểu đội 2, Đại đội 317 liên tục kêu gọi mọi người còn sống sót đào hầm cứu những người bị kẹt bên trong. Bà kể lại, sau loạt bom cuối cùng, anh em TNXP Đại đội 317 chạy ào ra dốc Kỳ Lợn để kiếm tìm đồng đội. Chính đôi bàn tay bà đã như điên dại cào từng vạt đất, lật từng tảng đá và hét lên trong vô vọng: “Có ai còn sống không! Trời ơi, có ai còn sống không?!” “Đang ơi, Hoài ơi, Dung, Bốn, Doãn, Vinh… ơi!” Nhưng tất cả đều đã ra đi vĩnh viễn

Với bà Trần Thị Thông, bà Lê Thị Hường và nhiều cựu TNXP khác nữa, Truông Bồn đã trở thành cụm từ đại diện cho tất cả những gì thương đau nhất mà bi tráng nhất, cho tuổi thanh xuân trọn vẹn cống hiến cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 13 người nằm lại ở Truông Bồn trong giờ khắc ấy, trẻ nhất chỉ 17, lớn tuổi nhất cũng vừa 22.

Ngày 12/01/1996, di tích Truông Bồn đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Để tri ân và tưởng nhớ sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ, đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, ngày 19/4/2010, UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn.

Được khởi công xây dựng vào ngày 27/10/2010 và hoàn thành vào tháng 7/2015, khu di tích lịch sử Truông Bồn có diện tích 217.327m2, bao gồm nhiều hạng mục, trong đó nổi bật là khu mộ, nhà che mộ 13 anh hùng liệt sĩ, thanh niên xung phong đã hi sinh trong trận bom sáng 31/10/1968 tại Truông Bồn. Khu mộ nằm nép mình bên đồi thông già, nơi đây trước là hầm trú ẩn của thanh niên xung phong. Phía trước khu mộ chính là địa điểm mà giặc Mỹ đánh phá ác liệt và cũng là nơi 13 thanh niên xung phong đã ngã xuống, vĩnh  viễn trở về với đất mẹ trước ngưỡng cửa của ước mơ.

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex