Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trường bộ binh Thủ Đức

0 3,426

Trường Bộ binh Thủ Đức trước đây còn có tên là Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ ĐứcLiên trường Võ khoa Thủ Đức, trường sĩ quan Thủ Đức, trường lục quân Thủ Đức là trường đào tạo các sĩ quan cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa

Cùng với 4 trường Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, Trường Huấn luyện Không quân Nha Trang, Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang và và Trường Đại Học Chiến tranh Chính trị Đà Lạt, Trường bộ binh Thủ Đức hoạt động từ năm 1951 đến năm 1975 nhằm đào tạo và cung cấp các sĩ quan cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Trước đây, trường được đặt trên đồi Tăng Nhơn Phú, xã Linh Xuân Thôn, Quận Thủ Đức, Tỉnh Gia Địnhvà đến năm 1974 thì chuyển sang Long Thành và sau đó lại quay về Thủ Đức

Ngày 15 tháng 7 năm 1951, quốc trưởng Bạo Đại ký sắc lệnh kêu gọi tổng động viên: các thanh niên từ 18 tuổi đến 28 tuổi phải nhập ngũ. Các thanh niên có trình độ Tiểu Học trở lên sẽ tham gia các khóa đào tạo sĩ quan trừ bị. Lúc này, Việt Nam có 2 trường là Trường sĩ quan trừ bị Nam Định và Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức

Các sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ mang hàm thiếu úy, sau 2 năm sẽ mang hàm trung úy, các sinh viên có điểm kém hơn sẽ mang hàm Chuẩn Úy và sau 18 tháng sẽ mang hàm thiếu úy. Năm 1957, trường cải danh thành Liên trường Võ khoa Thủ Đức

Thời gian đầu, liên trường võ khoa Thủ Đức bao gồm 9 trường bao gồm : trường bộ binh, trường thiết giáp, trường pháo binh, trường công binh, trường thể dục quân sự, trường quân cụ, trường truyền tin, trường quân chính, trường thông vận binh. Đến năm 1961, các trường được tách khỏi và hoạt động độc lập chỉ còn 3 trường chính là : trường bộ binh, trường thiết giáp, trường thể dục quân sự

Không ảnh của trường bộ binh Thủ Đức còn có tên là Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, Liên trường Võ khoa Thủ Đức, trường võ bị Thủ Đức, trường sĩ quan Thủ Đức, trường sĩ quan Thủ Đức, trường lục quân Thủ Đức - Aerial view of Vietnamese Army Infantry school - Thu Duc Infantry School
Không ảnh của trường bộ binh Thủ Đức còn có tên là Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, Liên trường Võ khoa Thủ Đức, trường võ bị Thủ Đức, trường sĩ quan Thủ Đức, trường sĩ quan Thủ Đức, trường lục quân Thủ Đức – Aerial view of Vietnamese Army Infantry school – Thu Duc Infantry School

Năm 1962, phù hiệu của Liên trường Võ khoa Thủ đức gồm ngọn lửa hồng bao quanh thanh kiếm bạc trong nền xanh với ý nghĩa :

– Ngọn lửa tượng trưng cho sự rèn luyện nung đúc chí khí và thể chất.

– Thanh kiếm bạc nói lên sự quyết tâm chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc Việt.

– Nền xanh là màu biểu tượng của Bộ Binh.

Phương châm Cư An Tư Nguy (Có nghĩa là muốn sống yên ổn thì phải nghĩ đến lúc hiểm nguy. Suy rộng ra: “Muốn Hòa bình phải chuẩn bị Chiến tranh”) do sáng kiến của Đại tá Phan Đình Thứ (tự Lam Sơn) lúc đó đang là Chỉ huy trưởng của trường. Trong khuôn viên Trường có một đài tưởng niệm gọi là Trung nghĩa Đài ghi bốn chữ “Tổ quốc ghi ơn.” Đây cũng được xem là biểu tượng của trường

Ngày 1 tháng 8 năm 1963, Trường lấy lại danh hiệu cũ lúc ban đầu là Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Năm 1964, Trường lãnh thêm nhiệm vụ đào tạo các cán bộ Đại đội trưởng và Tiểu đoàn trưởng (theo chương trình học, khi mãn khóa được cấp văn bằng tốt nghiệp Đại đội trưởng hoặc Bộ binh Cao cấp). Để nâng cao trình độ đào tạo, từ năm 1964, trường bắt buộc các thí sinh muốn trúng tuyển vào học sĩ quan trừ bị phải có văn bằng Tú tài 1 trở lên hoặc chứng chỉ tương đương. Ngày 1 tháng 7/ năm 1964 Trường được cải danh thành Trường Bộ binh Thủ Đức

Tháng 4 năm 1974, Trường Bộ binh Thủ Đức được lệnh di chuyển về Huấn khu Long Thành cách Sài Gòn khoảng 30km gần mật khu An Viễn. Lúc này trường có khoảng 4.000 sinh viên. Đến cuối năm 1974, lại nhận thêm 1.000 sinh viên khóa Không Quân đang học dở dang từ Mỹ trở về do Mỹ cắt viện trợ. Ngày 26 tháng 4 năm 1975, quân Giải Phóng tấn công khu Huấn Khu Long Thành còn có tên là căn cứ Nước Trong, đại tá chỉ huy trưởng là Trần Đức Minh phải rút các học viên về lại Thủ Đức

Từ năm 1951 đến năm 1967, trường sĩ quan Thủ Đức đã đào tạo mỗi năm 1 khóa, đến năm 1968 trở về sau, nhu cầu chiến trường quá cấp bách, trường đào tạo mỗi năm nhiều khóa. Ví dụ : năm 1969 có 6 khóa, năm 1979 có 6 khóa, 1971 có 4 khóa. Các năm diễn ra ác liệt, cần bổ sung sĩ quan, trường đào tạo càng nhiều khóa như năm 1968 có 9 khóa, năm 1972 có đến 23 khóa

Cổng chính trường bộ binh Thủ Đức còn có tên là Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, Liên trường Võ khoa Thủ Đức, trường võ bị Thủ Đức, trường sĩ quan Thủ Đức, trường sĩ quan Thủ Đức, trường lục quân Thủ Đức - Aerial view of Vietnamese Army Infantry school - Thu Duc Infantry School
Cổng chính trường bộ binh Thủ Đức còn có tên là Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, Liên trường Võ khoa Thủ Đức, trường võ bị Thủ Đức, trường sĩ quan Thủ Đức, trường sĩ quan Thủ Đức, trường lục quân Thủ Đức – Aerial view of Vietnamese Army Infantry school – Thu Duc Infantry School

Trường Bộ Binh Thủ Đức có những nhiệm vụ chính:

– Huấn luyện SVSQ Trừ Bị thường xuyên và SVSQ Trừ Bị Đặc Biệt.

– Huấn luyện quân sự cho các Khóa Sĩ Quan Quân Y và các Khóa Y, Nha, Dược Sĩ trưng tập.

– Huấn luyện các Khóa Bộ Binh Trung Cấp (nguyên là Khóa Đại Đội Trưởng) và các Khóa Bộ Binh Cao Cấp (nguyên là Khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp).

– Huấn luyện các lớp đào tạo Huấn Luyện Viên.

– Kể từ đầu năm 1974, Trường đã tổ chức huấn luyện thêm các Khóa Bổ Túc Sĩ Quan Tham Mưu Tiểu Khu và Chi Khu cũng như Quân Sự tổng quát cho các Khóa Cao Cấp Chuyên Môn.

– Ngoài nhiệm vụ chính như trên, Trường Bộ Binh còn nhận nhiệm vụ huấn luyện một số Khóa học hoặc chương trình khác do Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Quân Huấn giao phó.

Theo tài liệu kết quả tổng quát về số lượng các Sĩ Quan xuất thân từ Trường Bộ Binh qua các Khóa đã được đào tạo từ ngày thành lập Trường đến tháng 10/1974:

– 85 Khóa SQTB (71 Khóa SQTB/TX, 14 Khóa SQĐB). Số lượng Sĩ Quan đã tốt nghiệp là 84.223 người, kể cả hàng ngàn Sĩ Quan do các Bộ Tư Lệnh Không Quân, Hải Quân và Cảnh Sát Quốc Gia gởi đến thụ huấn.

– 9 Khóa Tiểu Đoàn Trưởng hay Bộ Binh Cao Cấp kể từ khi dời từ Trường Chỉ Huy Tham Mưu về Trường Bộ Binh đã đào tạo được 1.655 Sĩ Quan kể từ cấp Đại Úy đến Trung Tá.

– 43 Khóa Đại Đội Trưởng hay Bộ Binh Trung Cấp có 5.156 Sĩ Quan khóa sinh trúng tuyển.

– Kể từ năm 1965, Trường Bộ Binh còn phụ trách huấn luyện thêm 13 Khóa Quân Y Trưng Tập, 21 Khóa

Sĩ Quan Căn Bản, 20 Khóa Sĩ Quan Huấn Luyện Viên. Gần 4.000 Sĩ Quan đã tốt nghiệp các Khóa này.

Sau tháng 10-1974 cho đến 30-4-1975, Trường còn huấn luyện thêm nhiều Khóa Sĩ Quan Trừ Bị, Đại Đội Trưởng và Bộ Binh Cao Cấp.

Các tân khóa sinh thụ huấn Khóa Sĩ Quan Trừ Bị tại Trường Bộ Binh sau 8 tuần lễ huấn nhục sẽ được gắn Alpha để trở thành SVSQ. Qua giai đoạn 2 cấp hiệu SVSQ ngoài chữ Alpha còn thêm 1 gạch.

Theo Huấn Thị số 0387/TTM/P5/KH/4 ngày 18-3-1969 của Bộ Tổng Tham Mưu về việc sử dụng cấp hiệu… trong Quân Lực VNCH.

Hình thức cấp hiệu SVSQ thuộc Quân Trường Lục Quân cũng được xếp theo năm học như sau:

– SVSQ năm thứ 1: Alpha.

– SVSQ năm thứ 2: Alpha + 1 gạch.

– SVSQ năm thứ 3: Alpha + 2 gạch.

– SVSQ năm thứ 4: Alpha + 3 gạch.

– SVSQ năm thứ 5: Alpha + 4 gạch.

– SVSQ năm thứ 6: Alpha + gạch lớn.

Kể từ tháng 3 năm 1969, khi Huấn Thị trên ban hành cấp hiệu SVSQ, Trường Bộ Binh chỉ còn Alpha không thêm một gạch vì thời gian đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị tại Trường Bộ Binh dưới một năm.

Các Quân Trường khác đào tạo Sĩ Quan từ 2 năm trở lên trên cấp hiệu SVSQ được tăng gạch dựa theo số năm học, trong đó có các Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị và Trường Quân Y.

Cấp hiệu SVSQ Trừ Bị Trường Bộ Binh: Chữ Alpha bằng kim tuyến hay kim khí mạ màu vàng nằm trên nền cấp hiệu màu đen.

Cấp hiệu SVSQ có ba kiểu:

1. Cấp hiệu gắn trên cầu vai ngắn: với quân phục làm việc.

2. Cấp hiệu gắn trên cầu vai dài: với quân phục đại lễ, tiểu lễ, dạ hội hoặc đi phép.

3. Cấp hiệu gắn trên áo tác chiến: khi dùng quân phục tác chiến.

(Cấp hiệu trên đây cũng được dùng cho các SVSQ Trừ Bị thụ huấn tại Trường Hạ Sĩ Quan QLVNCH)

Chương trình đào tạo :

1. TỪ KHÓA 1 ĐẾN KHÓA 5:

– Dùng sinh ngữ Pháp và học theo binh thư Pháp.

– Học về cơ bản thao diễn và chào kính theo Quân Đội Pháp.

– Học các loại vũ khí và mìn bẫy của Pháp.

2. TỪ KHÓA 6 VỀ SAU:

– SVSQ học tiếng Việt.

– Học về cơ bản thao diễn và chào kính theo Quân Đội Mỹ.

– Các đề tài huấn luyện một số môn học theo binh thư Mỹ.

– Các loại vũ khí và mìn bẫy đều của Mỹ.

Riêng các môn học về Dẫn Đạo Chỉ Huy, Chiến Tranh Chính Trị được rút tỉa những điểm hay của Quân Đội Pháp và Mỹ họp với các điểm sáng tạo qua sách lược của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa để huấn luyện khi tốt nghiệp người Sĩ Quan có khả năng hòa mình cùng đồng bào để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, đem lại tự do, hạnh phúc cho toàn dân.

Riêng môn học Chiến Thuật áp dụng theo binh thư Mỹ về nguyên tắc, song Quân Trường rút tỉa kinh nghiệm từ chiến trường Việt Nam, tham khảo qua Bản Tin Kinh Nghiệm Chiến Trường của Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Quân Huấn phổ biến, hầu phối hợp soạn thảo những phiếu huấn luyện thích hợp để các Sĩ Quan ra trường áp dụng thích nghi nơi trận tuyến.

Trường võ bị Thủ Đức đã đào tạo được tổng cộng 30 tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có các tướng nổi tiếng như : Lê Quang Lưỡng, Lê Văn Hưng, Bùi Thế Lân, Nguyễn Khoa Nam, Ngô Quang Trưởng, Trần Văn Minh…

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex