Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Những chiếc máy bay của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa sau ngày 30 tháng 4

0 1,535

Nhiều máy bay của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã bay sáng các nước láng giềng nên quân Giải Phóng chỉ thu được 1 số ít các máy bay sau ngày Giải Phóng

Ngày 5 tháng 5 năm 1975, chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm sang Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore yêu cầu các nước này trả lại các tàu thuyền, chiến hạm và rất nhiều máy bay của Không quân Việt Nam Cộng Hòa trước đó đã bỏ chạy sang các nước này

Henry Lê vốn là phi công Việt Nam Cộng Hòa, trước ngày 30 tháng 4 đã bay sang căn cứ không quân U-Tapao ở Thái Lan đã thuật lại cho tạp chí Air & Space Magazine (01/1997) như sau : Ngày 29 tháng 4, Henry Lê cùng 2 phi công đã lái máy bay A-37 từ sân bay Tân Sơn Nhất sau khi oanh kích yểm trợ đã bay sang căn cứ không quân U-Tapao ở Thái Lan. Tại đây, ông giao máy bay lại cho phía Mỹ và sang đảo Guam rồi sang Mỹ. Ở Mỹ, ông tiếp tục làm phi công và sau này là trung tá trong Quân Trừ bị Hải quân Hoa Kỳ, bay các chuyến S-3 Viking săn ngầm ở Subic Bay và A-6 Intruder tại vùng Vịnh Ba Tư

Sau Hiệp định Paris 1973, Hoa Kỳ rút quân nhưng bàn giao lại rất nhiều phi cơ cho VNCH. Trong những năm 1973 về sau, nhiều máy bay của của phía không quân Việt Nam Cộng Hòa không còn sử dụng được do phía Mỹ cắt viện trợ khiến không còn phụ tùng thay thế, bảo trì, bảo dưỡng, …

Tháng 4 năm 1975, khi thấy tình hình phía miền Nam Việt Nam không còn cơ hội cứu vãn, Hoa Kỳ cử Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Erich von Marbod và ông Richard Armitage, cựu quan chức tình báo hải quân thạo tiếng Việt sang Sài Gòn hôm 24/04 để tìm cách đem phi cơ, tàu chiến của VNCH ra khỏi Việt Nam, nhưng kế hoạch đó không được thực hiện đầy đủ, một phần vì Đại sứ Graham Martin phản đối và vì lúc này, các phi trường đều bị bắn phá dữ dội nên các máy bay rất khó để cất cánh. Tuy nhiên, cũng có khoảng 200 chiếc đã bay sang các nước láng giềng đặc biệt là Thái Lan

Tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Lan là tướng Harry Aderholt tin rằng nếu tất cả số phi cơ này, nhiều chiếc mới toanh, rơi vào tay Bắc VN thì chẳng mấy chốc mà đồng minh Thái Lan bị đe dọa áp đảo về không lực. Ông cũng cho rằng, các máy bay này do Mỹ viện trợ cho VNCH thì bây giờ có lấy lại cũng là lẽ thường tình. Các thống kê cho thấy, cho đến khoảng tháng 5 năm 1975, tổng cộng có khoảng 165 chiếc máy bay các loại bao gồm từ máy bay chiến đấu F-5, máy bay ném bom A-37, máy bay vận tải C-130, trực thăng UH-1 , … đã đến căn cứ U-Tapao chưa kể có 97 chiếc máy bay từ Campuchia bay sang khi Phnom Penh bị quân của Sihanuc được Khmer Đỏ giúp sức đã bị đánh chiếm đầu tháng 1/1975

Các ngày sau đó, ông lần lượt cho vận chuyển các máy bay này về Mỹ. Chỉ trong một lần vận chuyển, hàng không mẫu hạm USS Midway đã đem 101 phi cơ của Không lực VNCH về Guam, để sau đó có 21 chiếc F-5E về tận căn cứ McClellan Air Force Base ở California. Ngoài việc cứu các máy bay của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa sau ngày 30 tháng 4, các phi công VNCH cũng được Mỹ đưa về Mỹ để trở thành các phi công không quân Mỹ như trường hợp của Henry Lê. Ngoài ra, phía Việt Nam cũng không thu hồi được các máy bay cũng như tàu chiến đã trốn sang các nước trong khu vực

Trong vòng 12 năm tiếp theo, những chiếc máy bay F-5E từng mang phiên hiệu VNAF được dùng trong huấn luyện và thử nghiệm trong việc nghiên cứu các cách đánh và chế tạo máy bay mới nhằm chống lại máy bay của Liên Xô cũ

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex