Trận đồi 488 – Battle of hill 488 được ví như trận Alamo ở Việt Nam
Trận đồi 488 – Battle of hill 488 được ví như trận Alamo ở Việt Nam diễn ra giữa 18 lính trinh sát Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và 1 tiểu đoàn quân Giải Phóng ở tỉnh Quảng Tín nay là tỉnh Quảng Nam ngày 15-16 tháng 6 năm 1966
Bối cảnh trận đồi 488
Tháng 6 năm 1966, sư đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bắt đầu triển khai ở tỉnh Quảng Tín nay là tỉnh Quảng Nam. Chuẩn Tướng William A. Stiles đã cho triển khai cuộc hành quân kansas – Operation Kansas với mục tiêu là giai đoạn 1 sẽ lùng sục truy tìm sư đoàn 2 Quân Giải Phóng ở khu vực thung lũng Quế Sơn, sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn 2 là tấn công với lực lượng gồm 8 tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến và quân lực của Việt Nam Cộng Hòa
Diễn biến trận đồi 488
Trưa ngày 13 tháng 6, đợt 1 bao gồm bảy đội trinh sát thuộc tiểu đoàn 1 trinh sát được thả xuống khu vực núi Lộc Sơn và Quế Sơn chung quanh khu thung lũng. Các đội trinh sát này được trang bị điện đàm AN/PRC-25 và khi phát hiện dấu vết quân Giải Phóng sẽ gọi phi pháo đến oanh kích. Trong khi các nhóm khác đều tránh bị phát hiện thì 1 nhóm bị 1 con chó của 1 đơn vị quân Giải Phóng phát hiện, quân Giải Phóng tiến đến vị trí của họ ở đồi 555, nhóm này phải lập tức gọi trực thăng đến giải cứu và đưa họ về căn cứ Chu Lai
Chiều tối ngày 13, đợt 2 gồm 6 đội được thả khu vực chung quanh, một trung đội bao gồm 16 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến và 2 binh sĩ bộ binh Mỹ, tất cả dưới quyền chỉ huy của trung sĩ Jimmie E. Howard được thả xuống gần đồi 488 còn có tên là núi Vụ. Sau khi thiết lập tuyến phòng thụ, họ bắt đầu quan sát và phát hiện nhiều quân Giải Phóng đang xuất hiện và di chuyển gần đó. Đội của trung sĩ Jimmie E. Howard liên tục gọi pháo binh và không quân oanh kích, gây nhiều thiệt hại cho quân Giải Phóng
Chiều ngày 14, trung sĩ Jimmie E. Howard nhận ra rằng vị trí của họ đã bị phát hiện. Tiểu đoàn trưởng là trung tá Arthur Sullivan yêu cầu cho trực thăng đến đón nhưng Howard từ chối. Anh muốn tiếp tục ở lại vị trí này thêm 1 ngày và sẽ rút lui theo 1 tuyến đường mòn ở hướng Đông. Kế hoạch của Howard được chấp thuận
Sau khi phát hiện toán của Howard, quân Giải Phóng chuẩn bị tấn công. Đêm rạng sáng ngày 15, các toán trinh sát thuộc lực lượng Dân Sự Chiến Đấu CIDG thuộc 1 nhóm lực lượng Đặc Biệt Mỹ hoạt động gần đó đã gọi điện cảnh báo Howard rằng 1 lực lượng cỡ 1 tiểu đoàn quân Giải Phóng đang tập trung gần đó và đang tiến về vị trí của Howard.
Khoảng 22h rạng sáng ngày 15, quân Giải Phóng tấn công, súng cối 60mm và súng máy DShK của quân giải phóng bắn liên tục lên đỉnh đồi. Quân Giải Phóng áp sát khiến pháo binh không thể yểm trợ. Các binh sĩ của Howard rút dần lên trên đỉnh của đồi. Quân Giải Phóng tấn công, vây ép và liên tục tung lựu đạn về phía quân Mỹ nhưng quân Mỹ đáp trả ác liệt khiến quân Giải Phóng phải tháo lui
Khoảng nửa đêm, Howard gọi điện cho đại đội trưởng là đại úy Tim Geraghty yêu cầu được không kích yểm trợ và cho trực thăng đến đón nhưng được cho biết do thời tiết xấu, không kích sẽ bị trì hoãn
Quân Giải Phóng lại tấn công, quân Mỹ bắt đầu thiếu đạn và ai cũng bị thương, khoảng 01:00h, 1 chiếc C-47 bay đến lượn vòng và thả pháo sáng nhưng không thấy rõ các mục tiêu. Khi trời có ánh trăng lên, không quân Mỹ bắt đầu thấy rõ hơn. 1 chiếc F105 và 1 chiếc F-8U và các máy bay Gunship liên tục quần thảo và oanh kích. 1 chiếc trực thăng UH-1E vũ trang liên tục bay sát Thủy Quân Lục Chiến và cùng Howard làm nhiệm vụ chỉ dẫn cho không quân oanh kích
Quân Giải Phóng lại tấn công lần thứ 3, Howard không cho quân Mỹ bắn nữa để tiết kiệm đạn. Lựu đạn cũng hết, Howard ra lệnh dùng đá ném xuống để quân Giải Phóng tưởng rằng lựu đạn mà không dám tấn công. Nhiều lúc cả quân Giải Phóng và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đã xáp lá cà, đánh nhau bằng lưỡi lê, ôm vật nhau, … Khoảng 03h:00, 2 chiếc UH-34 Choctaws cố gắng đáp xuống để bốc quân đội Mỹ nhưng hỏa lực của quân Giải Phóng khiến trực thăng phải tháo lui. Đến 04:00, 6 binh sĩ trong số 18 người đã thiệt mạng riêng Howard bị trúng đạn vào lưng. Quân Giải Phóng bắt đầu đào các chiến hào để cô lập quân Mỹ. Thiếu tá William J. Goodsell,William J. Goodsell – chỉ huy của phi đội quan sát số 6 – VMO-6 cố đáp xuống để tải thương nhưng bị bắn rơi. Ông cũng bị thương nặng và tử trận. 1 chiếc UH-1 cố bay vòng để lôi kéo quân Giải Phóng cũng bị bắn rơi, thêm 2 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tử trận
Khoảng 10h, Đại đội C thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 5 thủy quân Lục Chiến được các chiếc UH-34 đưa đến ở hướng Nam. Đội trinh sát được di tản, đại đội C ở lại để truy kích quân Giải Phóng. Quân Giải Phóng rút lui và để lại 42 xác binh sĩ
Tổng kết trận đồi 488 – Battle of hill 488, Thủy Quân Lục Chiến mất 6 người, đại đội C mất 4 người, không quân Mỹ mất 2 trực thăng UH-1 và 2 người
Giai đoạn 1 của chiến dịch Kansas kết thúc ngày 16 tháng 6. Mỗi thành viên của đội trinh sát của Howard đều bị thương và đều được tặng huân chương Trái Tim Tím – Purple Heart riêng Howard được mời đến nhà trắng và được đích thân tổng thống Johnson trao tặng huân chương Danh Dự. Năm 2001, 1 khu trục hạm lớp Arleigh Burke là chiếc USS Howard được đặt tên theo tên của anh. Ngoài ra còn có 4 người được trao tặng Thập Tự Hải Quân – Navy Cross, 13 người được tặng huân chương Ngôi Sao Bạc – Silver Star
Quân Mỹ đánh giá, ngoài 42 xác quân Giải Phóng tại trận địa, tổng cộng quân Giải Phóng tổn thất 100-200 người
Trận đồi 488 được xem là 1 trong những trận đánh vang dội nhất của quân đội Mỹ khi 18 binh sĩ Mỹ hết đạn dược, lựu đạn, … phải dùng các cục đá để chống lại gần 1 tiểu đoàn quân Giải Phóng với quân số 300-400 người. Đây cũng được xem là trận Alamo trong chiến tranh Việt Nam
r3saz6