Thiếu Tá Lê Xuân Phong, Đại đội trinh sát 302 Đà Lạt và sách Gone Native – Alan G. Cornett
Quyển sách Gone Native của tác giả Alan G. Cornett theo dạng tự truyện viết về Đại đội trinh sát 302 tỉnh Tuyên Đức dưới quyền Thiếu Tá Lê Xuân Phong có nhiệm vụ bảo vệ Đà Lạt
Tỉnh Tuyên Đức trước năm 1975 so với hiện nay tương ứng với thành phố Đà Lạt và các huyện Đức Trọng (trừ xã Ninh Gia), Đơn Dương, Lạc Dương, Đam Rông và một phần huyện Lâm Hà cùng thuộc tỉnh Lâm Đồng ngày nay
Theo tác giả bài viết Nguyễn Hoàng Sơn cho biết như sau :
Dạo trước 75, mình hay thấy lính 302 đánh học sinh ở Đà Lạt nên ra đường thấy họ thì tránh cho khoẻ. Học sinh Đàlạt, có anh hay người quen đi lính 302 thì hay dựa hơi để nhờ thanh toán dùm những chuyện lộn xộn giữa học sinh với nhau. Mình có ông cậu bà con, bán thuốc Cẩm Lệ ở chợ Đàlạt, có con đi lính 302, sau 75 bị ông dượng mình doạ nạt đủ trò.
Dạo ấy còn bé, mình không hiểu nhưng nay với tuổi đời, mới hiểu lính 302, đi vào Núi Voi đánh quân Giải Phóng Bắc Việt, khi về lại Đàlạt thấy học sinh để tóc dài, ăn bận Hippie, kêu Make Love Not War,.. bắt chước kiểu phản chiến nên họ tức và chận đầu đánh. Mình có mấy tên học chung, con nhà giàu, dạo ấy hút sì-ke, tóc dài đủ trò, nhảy đầm, boum mỗi tuần, nay có gặp lại vài tên ở Hoa Kỳ. Mình thì dạo ấy, chả biết gì nhưng tóc lúc nào cũng cắt ngắn, không bao giờ để tóc dài cả cho đến ngày nay. Hôm tước gặp lại cô hàng xóm khi xưa, nhắc khi xưa mình để tóc đầu đinh.
Trong quyển sách Gone Native – tạm dịch là “Bản chất đã ra đi” , tác giải Alan G. Cornett vốn là cố vấn của đại đội 302 nhắc đến đại uý Lê Xuân Phong, đại đội trưởng đại đội 302 trinh sát sau này được thăng chức thiếu tá. Theo ông Cornett, thiếu tá Lê Xuân Phong là một trong những người chỉ huy Việt Nam mà ông ta kính nể, ông này được thuộc cấp rất yêu mến. Thay vì tập luyện cho lính Việt Nam, ông lại phải học kinh nghiệm chiến đấu của lính Việt Nam Cộng Hoà. Khởi đầu tổng công kích Mậu Thân, quân Giải Phóng tràn ngập vào Đàlạt. Chỉ cần vài ngày đại uý Phong và binh lính của ông ta tái chiếm lại Đàlạt, quân Giải Phóng bị thiệt hại rất nặng mấy trăm người chết và bị thương. Từ đó, họ không dám tấn công Đàlạt đến năm 1975 khi Đàlạt bỏ ngõ.
Trong trận đánh Mậu Thân 1968, theo lời thuật của thiếu tá Phong, đơn vị đại đội 302 trinh sát có chiếm lại Giáo Hoàng Học Viện. Khi đó, Vatican yêu cầu Việt Nam Cộng Hoà, không được tấn công vào Giáo Hoàng Học Viện, lý do là có nhiều linh mục người ngoại quốc sinh sống trong viện này. Cuối cùng thì 302 rút ra và để đường cho quân Giải Phóng trốn trong đêm để đổi lấy sự an toàn của các linh mục ngoại quốc.
Trong diễn biến của trận đánh Mậu Thân 1968, cố vấn Beckett, lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ, cố vấn cho đại đội trinh sát 302 đã liên lạc phía không quân Mỹ trong các cuộc ném bom yểm trợ, tải thương trong những ngày phản công, tái chiếm lại Đàlạt vào Tết Mậu Thân.
Cũng theo Nguyễn Hoàng Sơn, người lớn ở Đà Lạt khi xưa rất thương lính đại đội 302 trinh sát, họ đã bảo vệ an ninh cho Đàlạt sống êm ấm. Theo lời kể lại, cha của thiếu tá Lê Xuân Phong là là một người chuyên săn thú rừng và hướng dẫn viên săn bắn cho các ông lớn người âu châu. Thiếu tá Phong theo cha và một người dân tộc địa phương, rất giỏi về săn bắn và tìm dấu vết thú rừng nên học cách đi rừng từ bé . Cha ông bị sát hại nên ông có thành kiến với phía quân Giải Phóng. Lớn lên ông ta gia nhập quân đội VNCH và theo đơn vị lực lượng đặc biệt vì có các chức năng đi rừng và được tuyển ở tỉnh Tuyên Đức nơi ông ta sinh ra và lớn lên, quen biết các ngõ ngách của núi rừng cao nguyên từ bé.
Thiếu tá Phong được Hoa Kỳ trao huy chương ngôi sao bạc Hoa Kỳ (American Silver Star) vì đã giải cứu được một cố vấn mỹ và các sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà. Ông ta dẫn toán trinh sát gồm 6 người, đột kích vào một trại đóng quân của Lực Lượng đặc Biệt tại Bến Hết, bị Việt Cộng tràn ngập để giải cứu các người này. Từ đó được thăng cấp đại uý và chỉ huy đại đội 302 trinh sát
Theo các ghi chép để lại, Đại đội 302 trinh sát của tỉnh Tuyên Đức có quân số khoảng 300 người nên về sau được cải biên thành tiểu đoàn 204 thuộc tỉnh Tuyên Đức . Năm 1975, tiểu đoàn này cùng tiểu đoàn 277 đánh cầm chân quân Giải Phóng ở Di Linh và sau đó tan hàng . Tài liệu viết :
“ Thêm một chi tiết khá quan trọng mà ít người biết đến, là khi người dân Đà Lạt đã đi quá Sông Pha vào được vùng an toàn thì Tiểu đoàn 204 trinh sát của Tiểu khu Tuyên Đức, đang còn giao tranh với Cộng quân tại Di Linh. Và Tiểu đoàn 277 của Tiểu khu Tuyên Đức đang trên đường tiến vào Di Linh. Hai Tiểu đoàn 204 và 277, với quân số chưa tới một ngàn người phải chiến đấu chống lại Trung Đoàn 812 là chủ lực quân của Khu 6 và Sư Đoàn 7 của Việt Cộng. Tôi tin rằng họ sẽ cầm chân Việt Cộng ở Di Linh ít ra cũng được vài ngày, đủ thời giờ cho dân chúng Đà Lạt di tản.”
Sau tháng 4 năm 1975, thiếu tá Phong ra trình diện với tên khác bị đưa đi cải tạo 10 năm, rồi vượt biển với gia đình, được tàu đức Cap Anamur , lấy tên của một tỉnh lỵ gần Anatolia, Thổ Nhỉ Kỳ, cứu vớt. Sau đó, thiếu tá Phong định cư ở Tampa, Florida
8jaxr8
9tqpu9
d0vc1h
e79hte
3cklel
9vjbov