Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Cuộc chiến chống máy bay MIG của không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

0 991

Không quân Mỹ đã tìm mọi vũ khí lẫn vạch ra nhiều chiến thuật để chống lại các máy bay MIG-17, MIG-21 của quân Giải Phóng trên bầu trời miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam

Những năm đầu chiến tranh, không quân của miền Bắc Việt Nam chỉ là những lực lượng nhỏ nhoi, lạc hậu mà các máy bay chỉ là những chiếc T-28 huấn luyện cũ kỹ

Không quân của miền Bắc Việt Nam được gọi là Không Quân Nhân Dân Việt Nam đã gửi các phi công đến Nga và Trung Quốc để huấn luyện và học tập lái máy bay chiến đấu MIG và đến tháng 2 năm 1964, không quân Bắc Việt Nam đã có trong tay 35 chiếc máy bay MIG-15 và MIG-17 do Nga viện trợ

Thời gian đầu, do sân bay chưa hoàn thiện lẫn các máy bay cần tu bổ lại nên những chiếc máy bay này được cất dấu dọc biên giới phía Nam Trung Quốc và đến tháng 8 năm 1964, sau khi sự kiện Vịnh Bắc Bộ, những chiếc máy bay MIG này bắt đầu được triển khai ở sân bay Phúc Yên gần Hà Nội

Sang năm 1965, những chiếc máy bay MIG-15 và MIG-17 tỏ ra lạc hậu và yếu thế hơn hẳn những chiếc máy bay F-8U, F-105, … nên tháng 11 năm 1965, không quân Bắc Việt Nam bắt đầu nhận được những chiếc máy bay MIG-21. Tuy nhiên, ngày 3 tháng 4 năm 1965, 2 chiếc MIG-17 đã tấn công những chiếc F-8U bằng các khẩu pháo 23mm khi những chiếc máy bay này đang ném bom phía Nam Hà Nội . Phía Hà Nội loan tin đã bắn hạ 2 chiếc F-8U nhưng thật ra chỉ gây thiệt hại nhẹ cho 1 chiếc F-8U

Ngày 4 tháng 4 đánh dấu chiến thắng cho phía Không Quân Bắc Việt Nam, những chiếc MIG-17 đã thành công khi dụ những chiếc máy bay chiến đấu F-100 đuổi theo và bỏ rơi những chiếc máy bay Thần Sấm F-105 mang bom nặng nề phía sau đang tấn công cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa và kết quả là 2 chiếc F-105 bị bắn rơi

Tháng 6 năm 1966, máy bay F-4B của Hải Quân Mỹ cất cánh từ Hàng Không Mẫu Hạm ở Vịnh Bắc Bộ đã bắn hạ 1 máy bay MIG-17. Ngày 10 tháng 7, máy bay F-4C của không quân Mỹ cất cánh từ sân bay Ubon ở Thái Lan đã bắn hạ 2 chiếc MIG-17

Cuộc đối đầu giữa Không Quân Mỹ và Hải Quân Mỹ với máy bay MIG có thể chia làm 2 giai đoạn : 1965-1968 và 1972-1973

Các máy bay tỏ ra vượt trội về số lượng và kỹ thuật, các phi công Mỹ cũng lão luyện và nhiều kinh nghiệm bay hơn. Tuy nhiên, các chiếc máy bay MIG nhỏ nhắn, nhanh nhẹn tuy số lượng ít ỏi vẫn tỏ ra là những đối thủ đáng gườm. Trong các trận đối đầu, phía Mỹ công bố đã bắn hạ 196 chiếc MIG các loại. Trong đó Không Quân Mỹ bắn hạ 137 chiếc, Hải Quân Mỹ và Thủy Quân Lục Chiến bắn hạ 56 chiếc. Đổi lại có 83 chiếc của Mỹ bị bắn rơi

Các số liệu cho thấy sự khác biệt lớn lao về hình thức chiến tranh khi trong Thế Chiến Thứ 2, phía Mỹ ghi nhận có khoảng 15.000 chiến thắng. Trong cuộc chiến Triều Tiên, không quân Mỹ với những chiếc F-86 đã bắn rơi 792 chiếc MIG-15 với tỉ lệ 10:1

CÁC MỤC TIÊU BỊ GIỚI HẠN

Trong các cuộc đối đầu trên không ở Việt Nam. Công việc chủ yếu của các máy bay chiến đấu Mỹ là hộ tống các máy bay oanh tạc. Thiếu tướng  Alton D. Slay – Phó Tham Mưu Trưởng lực lượng Không Lực 7 – 7th Air Force nói :

“Tiêu diệt các chiếc máy bay MIG không phải là nhiệm vụ chính của chúng tôi lúc đó. Mục tiêu chính là bảo vệ những chiếc máy bay oanh tạc để oanh kích mục tiêu. Việc bắn hạ những chiếc MIG chỉ được xem là phần thưởng. Bất kỳ chiếc máy bay ném bom nào bị bắn hạ đều xem như là nhiệm vụ thất bại bất chấp việc bắn rơi được bao nhiêu chiếc MIG”

Cựu phi công Mỹ Walter J. Boyne :

“Bắc Việt Nam triển khai những chiếc máy bay MIG với mục tiêu chính là buộc những chiếc máy bay F-4 và F-105 phải cắt bom trước khi đến mục tiêu. Họ tránh đụng trận khi cảm thấy rủi ro cao và tận dụng mọi lợi thế về việc các máy bay chiến đấu Mỹ phải ưu tiên bảo vệ các máy bay ném bom hơn là truy kích những chiếc MIG”

Trong nhiều tình huống, các chiếc dịch oanh kích ở miền Bắc chỉ được xem là thứ yếu bất chấp các chiến dịch này được gia tăng số lần ném bom, được tăng cường lượng máy bay, …. Washington chỉ xem kết quả dựa trên chiến cuộc ở miền Nam Việt Nam. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ – Robert S. McNamara tuyên bố :

“Mục tiêu chính của các cuộc ném bom ở Miền Bắc Việt Nam là nhằm giảm lượng tiếp viện về người và thiết bị quân sự vào miền Nam Việt Nam, làm gia tăng các tổn thất trên tuyến đường tiếp viện”

Với mục tiêu chính như trên, việc Không Quân Mỹ đối đầu với máy bay MIG chỉ được xem là thứ yếu. Các cuộc oanh kích bị giới hạn nhiều khu vực chung quanh Hà Nội và Hải Phòng. Sân bay quân sự ở Phúc Yên chỉ bị ném bom lần đầu vào năm 1967. Sân bay Gia Lâm chưa từng bị ném bo do e ngại làm chết các nhân viên quân sự Liên Xô gây xung đột với Liên Xô. Các máy bay Mỹ có thể thấy các máy bay MIG đậu trên sân bay này, nạp nhiên liệu, từ từ lăn bánh trên đường bay, …. và chỉ được phép tấn công khi các chiếc MIG đã cất cánh lên. Các máy bay Mỹ cũng không được phép truy kích khi những chiếc máy bay MIG Việt Nam bay về phía biên giới Việt Nam – Trung Quốc do e ngại va chạm với Trung Quốc

Phi công Mỹ được lệnh chỉ được phép tấn công khi thấy rõ ràng đó là máy bay của Bắc Việt và hạn chế việc phát hiện từ xa bằng Radar và phóng tên lửa tầm xa do e ngại nhầm lẫn với máy bay Trung Quốc hoặc máy bay Liên Xô

Thiếu tướng William W. Momyer – tư lệnh lực lượng Không Lực 7 – 7th Air Force của Mỹ :

“Yêu cầu nhận diện bằng mắt thường đã khiến chúng tôi mất đi lợi thế có thể phát hiện và tấn công những chiếc MIG từ xa ở khoảng cách 50-60km trước khi các chiếc MIG có thể tấn công”

Chính việc yêu cầu nhận diện bằng mắt thường đã khiến máy bay Mỹ phải tiến đến gần và mất lợi thế về tấn công bằng tên lửa. Ở khoảng cách gần, các máy bay MIG tỏ ra ưu việt hơn do có kích thước nhỏ, linh hoạt và nhanh nhẹn hơn

ĐỐI ĐẦU

Các cuộc chiến trên không ở chiến tranh Việt Nam diễn ra chủ yếu giữa chiếc McDonnell Douglas F-4 Phantom II do Không Quân Mỹ, Hải Quân Mỹ, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ sử dụng với nhiệm vụ do thám, ném bom, yểm trợ và hộ tống máy bay ném bom, áp chế lưới phòng không … và những chiếc máy bay MIG-17 và máy bay MIG-21 của không quân Bắc Việt

Các chiếc máy bay F-4 Phantom do Hải Quân Mỹ phát triển và đưa vào biên chế từ năm 1962. Các máy bay này có ưu thế về tốc độ, cự ly hoạt động, hỏa lực, … và chúng được xem là những máy bay chiến đấu tốt nhất cho đến những năm 1970-1980. Phiên bản F-4 được nâng cấp với phiên bản F-4C và F-4D được Không Quân Mỹ sử dụng. Hải quân và Thủy Quân Lục Chiến sử dụng phiên bản F-4B và F-4J. Năm 1968 về sau, phiên bản được cải tiến là F-4E được trang bị thêm khẩu pháo 20mm để có thể chiến đấu ở cự ly gần

Các chiếc máy bay MIG chỉ có kích thước gần bằng 1 nửa so với F-4 nhưng chúng rất nhanh nhẹn và linh hoạt. Các chiếc máy bay MIG-17 tỏ ra yếu thế hơn hẳn và dần được thay bằng những chiếc MIG-21. Các chiếc MIG-21 đã tỏ ra có sức mạnh gần tương đồng so với F-4 Phantom

 

Xem tiếp : Cuộc chiến chống máy bay MIG của không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam – P2

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex