Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968 – P7
Trong suốt cuộc tấn công trên đồi 861 trong trận đánh Khe Sanh – battle of Khe Sanh, bộ chỉ huy của tiểu đoàn 3 vẫn ở trên đồi 881 Nam mà không chị viện do thời tiết quá xấu. Thiệt hại của đại đội K trên đồi 861 rất nặng nề
Trong trận đồi 861, đại đội trưởng đại đội K là đại úy Norman J. Gasper Jr. bị trúng đạn 3 lần và không thể tiếp tục chỉ huy và thiếu úy Jerry N. Saulsbury phụ trách hành quân nắm quyền thay thế. Sĩ quan phụ trách pháo binh bị thiệt mạng. Người phụ trách điện đàm bị mù mắt. Thiếu tá Caulfield đã nhớ lại rằng, người phụ trách điện đàm vẫn vẫn bình tĩnh, giữ vị trí và giữ liên lạc với bộ chỉ huy tiểu đoàn suốt 2 giờ trước khi được di tản và “đã giữ liên lạc thông suốt giống như điều phối viên thông tin của thành phố Newyork dù không thấy gì”
Điều đáng lưu tâm ở trận đấu này là suốt trận chiến, đồi 881 Nam của trung tá Alderman và thiếu tá Cauldfield không bị tấn công và đại đội I không bị pháo kích 1 quả pháo nào nên các binh sĩ TQLC rất tự do yểm trợ đồng đội ở đồi 861. Toàn bộ pháo yểm trợ đều từ khẩu đội cối 81mm của đại đội I. Trung tá Alderman do e dè đồi 881 Nam sẽ bị tấn công nên yêu cầu đơn vị pháo cối phải báo cáo mỗi khi dùng hết 20 quả pháo cối nên ông biết chính xác là đã dùng tổng cộng 860 quả để yểm trợ đồi 861. Các khẩu pháo cối 81mm của đại đội K phải hoạt động hết công suất. Do bắn liên tục nên nòng pháo bị nóng, các pháo thủ phải dùng nước uống để làm mát cho nòng pháo. Sau khi dùng hết nước uống. Các pháo thủ phải dùng đến nước trái cây để tản nhiệt. Nước trái cây cũng hết. Các pháo thủ phải tè cả vào nòng pháo để nòng pháo bớt nóng. Những ngày sau, các xác quân Giải Phóng chết chung quanh đồi bốc mùi hôi nồng nặc và các binh sĩ TQLC ở đồi 861 phải mang mặt nạ trong nhiều ngày
Có thể giải thích cuộc tấn công thất bại của quân Giải Phóng trong trận đồi 861 và đồi 881 Nam như sau : Đại đội I của đại úy William H. Dabney trong trận đánh ngày 20 tháng 1 ở phía bắc đồi 881 Nam đã làm thiệt hại khá nặng cho tiểu đoàn vốn được dùng để tấn công đồi 861 và qua đó làm hỏng cả kế hoạch trận đánh của quân Giải Phóng. Mặt khác, đó là cách điều khiển trận đánh của đại tá Lownds, ông không dùng pháo binh và không quân yểm trợ trực tiếp để phá vòng vây mà để cho binh sĩ chịu trách nhiệm phòng thủ tự lo. Thay vào đó, ông yêu cầu oanh kích các vị trí mà ông nghi là điểm tập trung quân, điểm tập kết của quân Giải Phóng. Có thể nói công đầu thuộc về đơn vị pháo binh ở căn cứ Khe Sanh của đại tá Hennelly. Viên sĩ quan pháo binh trên đồi 881 Nam khi quan sát và chỉ điểm pháo binh trong trận đánh đã nói : “Các cuộc pháo kích của Thủy Quân Lục Chiến đều hoàn hảo”. Trong trận đánh, Thủy Quân Lục Chiến đã nghe vị chỉ huy của quân Giải Phóng tuyệt vọng gọi viện binh nhưng không được trả lời cho thấy cuộc tấn công vào đồi 861 đã không được cứu ứng khi các đơn vị phía sau bị pháo kích và các trận oanh tạc gây thiệt hại trầm trọng trong khi các đơn vị tấn công ở tuyến đầu lại bị tổn thất quá lớn khi tấn công
Quân Thủy Quân Lục Chiến Mỹ cũng không nghỉ ngơi được lâu, chỉ vài giờ sau trận đánh đồi 861, lúc 05:30 sáng ngày 21, đến lượt trận đánh Khe Sanh tại chính căn cứ Khe Sanh bắt đầu khi căn cứ bị pháo kích nặng bằng cối 82mm, hỏa tiễn tầm xa 122mm và pháo tầm xa 130mm. Thiệt hại của cuộc pháo kích rất nghiêm trọng. 1 số trực thăng bị phá hỏng, lều trại bị rách, khu Tổng Hành Dinh của trung đoàn 26 bị phá sập nhưng may mắn là không có ai trong đó, 1 số bồn dầu ở vài nơi bốc cháy. Một trong những loạt đạn đã bắn trúng kho đạn lớn nhất nằm ở phía đông đường bay và gây tiếng nổ kinh hoàng, vụ nổ đã gây kích hoạt và gây nổ các viên đạn khác. Các tiếng nổ đã liên tiếp vang lên và kéo dài trong suốt nhiều giờ. Hàng nghìn viên đạn pháo và cối bị phá hủy. Cuộc pháo kích cũng trúng nơi chứa khí cay ( Gas CS ) và khiến cả căn cứ bị cay xè
Khu vực chứa kho đạn thuộc vùng bảo vệ của đại đội B/1/26 của đại úy Kenneth W. Pipes và trung đội 2 của trung úy John W. Dillon. 1 số chiến hào của đơn vị chỉ cách kho đạn khoảng 30m. Khi kho đạn phát nổ, đơn vị nằm chịu trận với hàng trăm quả đạn không nổ bị hất văng tung tóe khắp nơi. Thêm vào đó, đơn vị còn chịu hàng nghìn mảnh đạn chống bộ binh khi đạn chống bộ binh phát nổ. Các mảnh đạn nằm ghim đầy các áo giáp và 1 số trúng cả vào người của binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến
Các khẩu cối 81mm của tiểu đoàn 1 bắn trả ác liệt nhưng các pháo thủ phải bò tới để bắn và bò lui để nấp do kho đạn nổ khiến mảnh đạnh văng tung tóe khắp nơi. đại úy Kenneth W. Pipes phải thay đổi hầm chỉ huy đến 3 lần do hầm có nguy cơ đổ sập. Vận xui vẫn chưa khỏi khi đến khoảng 10h, lượng lớn thuốc nổ C-4 bị trúng pháo kích phát nổ khiến chấn động mạnh của bunker chỉ huy của trung tá Wilkinson. Vài thành viên bộ chỉ huy bị hất ngã cả xuống sàn hầm chỉ huy. Nóc hầm từ từ bị tụt xuống, nhưng khi nóc hầm bị tụt xuống khoảng 30cm, các cây gỗ đỡ chịu đựng được tiếp và bộ chỉ huy nhanh chóng thoát được ra ngoài
Pháo đội C/1/13 của đại úy William J. O’Connor liên tục bị khí cay CS tràn ngập phải đeo mặt nạ vừa bắn pháo đáp trả vừa phải thu dọn hàng trăm quả đạn không nổ bị hất văng đến khi kho đạn phát nổ. Trong 3 giờ, họ đã thu gom được 75-100 quả đạn các loại và tháo ngòi nổ của chúng và họ biết rằng, có khả năng trong tíc tắc là bất kỳ quả nào trong số chúng đều có khả năng phát nổ bất kỳ lúc nào
Khoảng 1 giờ sau khi căn cứ Khe Sanh bị pháo kích, làng Khe Sanh nơi đóng quân của đại đội tác chiến hỗn hợp – Combined Action Company (CACO) và lực lượng dân quân Nam Việt Nam – South Vietnamese Region Force (RF) báo cáo bị lực lượng của sư đoàn 325C quân Giải Phóng tấn công. Đến khoảng 08:10, cuộc tấn công bị đẩy lùi. Đến trưa, quân Giải Phóng lại mở cuộc tấn công mới nhưng bị pháo binh và không quân tiếp tục đẩy lùi. Pháo binh của Hennelly đã bắn trên 1.000 quả đạn để yểm trợ làng Khe Sanh và phần lớn các quả đạn này đều gắn ngòi hẹn giờ để chúng phát nổ trên không trung phía trên hàng rào nhằm chống bộ binh. 1 chiếc A-6 Intruder đã xuyên quá lưới phòng không quân Giải Phóng và ném bom giết chết trên 100 quân Giải phóng. Khi trận chiến chấm dứt, quân Mỹ đếm được trên 123 xác quân Giải Phóng ở khu vực hàng rào kẽm gai
Xem lại : Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968 – P6
Xem tiếp : Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968 – P8
3at9wc