Bob Kerrey và cuộc thảm sát Thạnh Phong, Bến Tre 1969 – Thanh Phong massacre – P3
Sau này, trung úy Bob Kerrey luôn cho rằng mình không trực tiếp ra lệnh trong thảm sát Thạnh Phong, Bến Tre năm 1969 – Thanh Phong massacre in 1969 . Vào năm 2016, Kerry sau này trở thành chủ tịch trường Đại Học Fullbright Việt Nam
Klann chắc chắn rằng người đè lên ngực người đàn ông là Kerry. Một binh sĩ khác là Ambrose trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1998 cũng nói rằng đó là Kerrey . Tuy nhiên sau đó lại nói có thể người đó là Bob . Về cái chết của 4 người còn lại trong nhà, Kerrey nói Klann và Ambrose đã giết họ
Nhân chứng Phạm Thị Lành khi đó 30 tuổi và là vợ của một du kích cho biết, bà đã chứng kiến toàn bộ cảnh lính Mỹ giết người.
“Khi đó tôi đã nấp phía sau một cây chuối và chứng kiến cảnh lính Mỹ cắt cổ người đàn ông”
Bà cũng chứng kiến cảnh lính Mỹ dùng dao giết chết người phụ nữ và 3 trẻ em. Bà Lành cho biết người đàn ông tên Bùi Văn Vát và người đàn bà tên Lưu Thị Cảnh là ông nội và bà nội của 3 trẻ nhỏ bao gồm 2 gái và một trai. Bà Lành cũng là thân thích của gia đình nạn nhân. Bà đã dẫn phóng viên của đài truyền hình “60 Minutes II” đến khu mộ của những người đã mất . Khu mộ này được lập 10 năm sau sự kiện thảm sát Thạnh Phong ngày 25 tháng 2 năm 1969
Theo lời kể bà Bùi Thị Lượm, nạn nhân duy nhất sống sót sau thảm sát Thạnh Phong, Bến Tre
“Không có ai khác may mắn sống sót trong đêm đó. Trong số 21 người chết, có một người cô và một người mợ đang mang thai. Nếu tính cả thai nhi chưa lọt lòng, con số chính xác là 23 nạn nhân”
Ambrose kể lại sau việc giết người ở ngôi nhà lá thứ nhất. “Tôi, Bob và Kerrey cùng thảo luận nên tiếp tục nhiệm vụ hay dừng lại” . Đã có rất nhiều tiếng động nãy giờ và đó là tiếng gào thét của các nạn nhân. Ambrose muốn chấm dứt và quay về nhưng các thành viên còn lại muốn tiếp tục để truy bắt người bí thư làng. 15 phút sau đó, nhóm của Kerrey đến khu làng và câu chuyện của Klann và Kerrey lại khác nhau. Kerrey nói họ bị bắn từ trong những ngôi nhà trong khi Klann nói họ gom phụ nữ và trẻ em lại và thẩm vấn họ về người bí thư làng
Klann nói họ đang canh chừng những người bị bắt và lúc này họ đang trong khu vực của du kích và không thể bắt giữ tù binh. Klann nói :
“Nếu thả họ ra, họ sẽ báo động cho Việt Cộng và chúng tôi sẽ chẳng có ai thoát được”
Klann và những người còn lại thảo luận và quyết định giết toàn bộ và rút khỏi nơi này. Bà Lành lúc này đang tìm các đứa con của bà và chứng kiến toàn bộ sự việc sau đó. Klann nói Kerrey ra lệnh và những lính biệt kích đứng từ khoảng cách 2-3m đã xả súng bắn vào những người bị bắt giữ. Sau khoảng 30s xả súng, Klann nói vẫn còn nghe tiếng rên rĩ của các nạn nhân và họ lại tiếp tục bắn
Họ vẫn còn nghe tiếng khóc của một trẻ còn nhỏ tuổi. Klann gạt nước mắt : “Đứa trẻ là người duy nhất còn sống sót”
Klann có dáng người cao khoảng 1.8m và nặng 110Kg , ngừng hồi lâu và chỉ vào ngực mình và nói :
“Tôi đã phải sống với những nỗi ám ảnh luôn trong tim tôi. Tôi không thể không luôn nghĩ về chuyện này trong suốt thời gian qua. “
Trong khi lời kể của Klann để giải thích về việc vì sao phụ nữ và trẻ em đã chết chung với nhau trong thảm sát Thạnh Phong – Thanh Phong massacre in 1969, nhưng điều mâu thuẫn là vì sau những biệt kích lại không nghĩ rằng việc xả súng giết 13 người lại không báo động cho các du kích biết và truy kích đường rút lui của họ. Cũng không rõ rằng vì sau 2 tuần trước đó, họ cũng bắt giữ và thẩm vấn dân làng, sau đó thả họ đi mà không sợ nguy hiểm. Còn lần này lại sợ nguy hiểm ?
Klann cho biết ở lần thứ 2 này, họ đã giết người ở ngôi nhà lá đầu tiên. Klann nói : “Chúng tôi cùng đồng ý rằng sẽ giết những người khác”
Năm 1998, khi được hỏi về lời kể của Klann, Kerrey cho biết ông không nhớ hết những việc đã xảy ra
“Tôi sẽ không để mọi việc trở nên tệ hơn bằng cách hỏi những người khác về những gì họ nhớ ra. Nhưng bạn có thể tự liệu rằng , ý tôi muốn nói rằng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu những gì tôi đã thấy khác với những gì tôi đã làm”
Ambrose sau đó đã phản bác toàn bộ câu chuyện của Klann rằng nhóm biệt kích đã quây các phụ nữ và trẻ em lại và tàn sát họ. Ông nói tuy ký ức đã lu mờ nhưng vẫn nhớ chỉ bắn vào một ngôi nhà để tìm người và chỉ thấy các phụ nữ.
“Khi chúng tôi rời khỏi ngôi nhà. Chúng tôi bị bắn vào phía sau gần Knepper và Peterson. Một người nào đó đã là lên rằng có pháo kích và chúng tôi đã bắn trả. Sau đó mọi việc vượt khỏi sự kiểm soát. Trong đêm tối và không thấy gì rõ ràng và khi bắn nhau. Không thể thấy rõ đó là đàn ông hay phụ nữ”
Ambrose nói sau khi cuộc đấu súng chấm dứt, họ kiểm tra và phát hiện đó đều là phụ nữ và trẻ em . Sau khi rút khỏi Thạnh Phong, William Garlow – chỉ huy của xuồng cao tốc và Kerrey đã dùng điện đàm báo cáo tình hình cho Connolly – chỉ huy chiến dịch ở Cát Lò. Kerrey không đề cập gì đến dân làng chỉ báo rằng đã tiêu diệt 21 Việt Cộng. Bản báo cáo sau đó được chuyển đến các cấp cao hơn. Vài ngày sau, cuộc thảm sát Thạnh Phong đã được báo lên Marion và Marion đã mở cuộc điều tra
Bản lưu trữ điện đàm ở Cục Lưu Trữ Quốc Gia từ 8h tối ngày 27 tháng 2 năm 1969 cho biết :
“Một người đàn ông từ lành Thạnh Phong đã trình diện Tổng Hành Dinh của huyện và tố cáo vụ thảm sát ở làng Thạnh Phong đêm 25 rạng sáng ngày 26 tháng 2 năm 1969. Có 24 người chết trong đó có 13 phụ nữ và trẻ em kèm theo 1 người già. 11 người không rõ lai lịch và có thể là Việt Cộng”
Đây chỉ là bản tin, không phải bản báo cáo chính thức. Số người chết cũng khác nhau nhiều. Connolly nói ông đã báo lên trên rằng việc sát hại chỉ là tai nạn và nhóm của Kerrey lúc đó chỉ bắn những người đang bỏ chạy trong đêm tối và không thể phân biệt được đó là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, Connolly chưa từng hỏi kỹ Kerrey về điều đó mà chỉ dò hỏi những người chung quanh
Sau đó, nhóm của Kerrey nhận được lời chúc mừng chiến công từ Hải Quân. Mọi việc đến đây đã chấm dứt và không có cuộc điều tra nào tiếp theo. Với thành tích trong bản báo cáo, Kerrey nhận được huân chương Ngôi Sao Đồng – Bronze Star
“Tôi chưa từng nghĩ rằng mình sẽ được thưởng Ngôi Sao Đồng từ đêm hôm đó. Tôi không thấy mình đã làm điều gì đó anh hùng mà là điều hoàn toàn ngược lại”
Xem lại : Thảm sát Thạnh Phong, Bến Tre và trở thành nghị sĩ và chủ tịch Đại Học ở Việt Nam – P2
Xem tiếp : Thảm sát Thạnh Phong, Bến Tre và trở thành nghị sĩ và chủ tịch Đại Học ở Việt Nam – P4