Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Lực lượng không quân Mỹ tham chiến ở Việt Nam

0 812

Lực lượng không quân Mỹ tham chiến ở Việt Nam có khoảng 4.050 chiếc máy bay (trong đó có 768 máy bay chiến đấu và 2.668 máy bay trực thăng…)

Sư đoàn không quân số 2

        Sư đoàn không quân số 2 (2d Air Division) thành lập ngày 8 tháng 7 năm 1962, chịu sự điều hành trực tiếp của MACV. Nhiệm vụ của Sư đoàn không quân số 2 là thực hiện và kiểm soát toàn bộ các hoạt động không quân của quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Từ năm 1965, sau khi quân Mỹ vào miền Nam, sư đoàn này còn có nhiệm vụ yểm trợ cho các đơn vị quân đội Sài Gòn thực hiện các cuộc hành quân càn quét. 

        Tháng 4 năm 1966, Tập đoàn không quân số 7 của Mỹ được thành lập. Sư đoàn không quân số 2 được sáp nhập vào lực lượng này. Đến cuối năm 1965, tức là trước khi sáp nhập, Sư đoàn không quân số 2 có 1.000 máy bay, 30.000 quân. 

        Tư lệnh Sư đoàn không quân số 2 từ năm 1962-1966. 

        – Thiếu tướng An-thit (Rollen H. Anthis): 10 đến 12-1962. 

        – Thiếu tướng Râu-len (Robert R. Rowland): 12-1962 đến 12-1963. 

        – Thiếu tướng A-đam-dơ (Milton B. Adams): 1-1963 đến 3-1964. 

        – Trung tướng Mua (Joseph H. Moore): 1-1964 đến 1-1966. 

        Tập đoàn không quân số 7 

        Tập đoàn không quân số 7 (7th Air Force) là liên binh đoàn không quân chiến dịch, chiến thuật của quân đội Mỹ, thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1966 dưới sự chỉ huy trực tiếp của MACV. Sau khi Sư đoàn không quân số 2 sáp nhập vào đơn vị này (4-1966), Tập đoàn không quân số 7 có nhiệm vụ tiếp tục thực hiện và chịu trách nhiệm trước toàn bộ các hoạt động của không quân Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam. 

        Biên chế tổ chức của Tập đoàn không quân số 7 gồm các không đoàn tiêm kích và tiêm kích bom 3 (Biên Hoà), 12 (Cam Ranh), 35 (Phan Rang), 366 (Đà Nẵng), 31 (Tuy Hoà), 37 (Phù Cát); Sư đoàn không quân 834 vận tải chiến thuật, một không đoàn trinh sát, hai không đoàn tác chiến đặc biệt và một số đơn vị yểm trợ. Sở chỉ huy đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn). Tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 là một trong số các tư lệnh phó của MACV. 

        Ngoài việc thực hiện các hoạt động không quân ở miền Nam Việt Nam, Tập đoàn không quân số 7 còn thực hiện các hoạt động đánh phá các mục tiêu ở Nam Lào và Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi tiến hành các kế hoạch đánh phá, tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 phải có trách nhiệm báo cáo lên tư lệnh MACV và thông qua Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương để cùng với Lực lượng không quân số 13 của Mỹ đóng tại căn cứ Clac – Phi-lip-pin phối hợp hành động. 

        Từ 1966-1973, Tập đoàn không quân số 7 đã thực hiện chi viện hỏa lực không quân cho quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân ở Nam Việt Nam và đã chịu nhiều tổn thất, với bảy lần thay đổi tư lệnh: 

        – Trung tướng Mua (Joseph H. Moore): 4 đến 6-1966. 

        – Tướng Mo-mi-ơ (William W. Momyer): 6-1966 đến 7-1968. 

        – Tướng Braon (George S. Brown): 8-1968 đến 8-1970. 

        – Tướng Lây (Lueius D. Chay): 9-1970 đến 7-1971. 

        – Tướng La-ven John (D. Lavelle): 8-1971 đến 4-1972. 

        – Tướng Vốt (John W. Vogt): 4-1972 đến 9-1973. 

Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược 

        Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược (SAC – Strategic Air Command) thành lập vào năm 1965, chịu sự chỉ huy của MACV, có nhiệm vụ điều hành toàn bộ các hoạt động không quân của lực lượng máy bay ném bom chiến lược B.52 ở khu vực Đông Nam Á.

        Trong chiến tranh Việt Nam, ngày 18 tháng 6 năm 1965, SAC thực hiện đợt không kích đầu tiên bằng B.52 (27 lần chiếc) tại Bến Cát, tỉnh Bình Dương. SAC chấm dứt hoạt động ở Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 1973. Từ năm 1963 năm 1973, SAC đã thực hiện 126.000 phi vụ ở Đông Nam Á (chủ yếu là ở Việt Nam). 

        Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật

        Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật (TAC – Tactical Air command), thành lập năm 1962, chịu sự chỉ huy trực tiếp của MACV. TAC có nhiệm vụ cùng với MAC vận chuyển các phương tiện chiến tranh vào Việt Nam, kể cả các đơn vị chiến đấu. 

        Từ năm 1962 đến 1973, TAC đã vận chuyển được hơn bảy triệu tấn hàng hóa và hàng vạn lượt binh lính sang chiến trường Nam Việt Nam. 

        Cục Vận tải hàng không quân sự

        Cục Vận tải hàng không quân sự (MAC – Military Airlift Command) thành lập năm 1965, khi quân Mỹ bất đầu ồ ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam. Cũng giống như TAC, MAC chịu trách nhiệm chính trong việc vận tải hàng hoá, binh lính và các trang thiết bị cần thiết phục vụ chiến tranh ở Việt Nam. 

        Chỉ tính năm 1967, MAC đã vận chuyển được 340 triệu tấn hàng hoá, 348.000 lượt binh lính sang Nam Việt Nam. 

        Sư đoàn không quân vận tải 834

        Sư đoàn không quân vận tải 834 (834th Air Division) thành lập ngày 25 tháng 10 năm 1966, hoạt động dưới sự điều hành của Tập đoàn không quân số 1, có nhiệm vụ cùng với TAC, MAC vận tải hàng hoá, vũ khí và binh lính vào Nam Việt Nam. Ngoài ra, sư đoàn còn tổ chức nhiều cuộc oanh kích đánh phá các mục tiêu quân sự của Bắc Việt Nam. 

        Biên chế tổ chức của sư đoàn gồm ba không đoàn: Không đoàn tác chiến đặc biệt 315, Không đoàn vận tải chiến thuật 483 và Trung tâm điều hành cầu không vận (ALCC). 

        Sư đoàn không quân 315

        Sư đoàn không quân 315 (315th Air Division) thành lập năm 1951, có căn cứ tại Ta-chi-ka-oa (Nhật Bản). Sư đoàn 315 chịu sự điều hành tác chiến trực tiếp của Lực lượng không quân số 13 (căn cứ tại Clác, Phi-lip-pin). Sư đoàn 315 có nhiệm vụ hỗ trợ và phối hợp tác chiến với lực lượng không quân Mỹ ở Nam Việt Nam khi cần thiết và khi có sự điều động của Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương. 

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex