Máy bay F-4 Con Ma trong chiến tranh Việt Nam – F-4 Phantom in Vietnam war – P2
Nhiều người đánh giá máy bay chiến đấu F-4 Con Ma – F-4 Phantom fighter in Vietnam war là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất của Không Quân Mỹ. Tuy nhiên, trong chiến tranh Việt Nam, máy bay F-4 đã thể hiện kém cõi và không hiệu quả khi chống lại các máy bay MIG
Không Quân Mỹ đã sửa chữa lại các lỗi lầm bằng cách thiết lập lại vai trò giành ưu thế trên không cũng như thiết kế lại tên lửa nhằm chiếm ưu thế trong các cuộc giao chiến. Quan trọng nhất là máy bay được lắp hệ thống ngăn chận sự can thiệp từ mặt đất của Liên Xô – Soviet model of ground-controlled interception (GCI) và hệ thống Radar cho phép phát hiện máy bay MIG sớm hơn và giành quyền chủ động khi tấn công. Khi kiểm tra các con số thống kê, các cải tiến lần cuối này đã cho phép giành thắng lợi trong các cuộc giao tranh hơn hẳn các cải tiến trước đó
Khi đánh giá mức độ chiến thắng trong cuộc chiến trên không ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường sử dụng tỉ lệ tổn thất. Đó là số máy bay của Không quân Bắc Việt bị bắn hạ so với số máy bay Mỹ bị bắn rơi. Các con số thường khác nhau do sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Trong chiến tranh Triều Tiên, tỉ lệ này là 10:1 hoặc 15:1 khi máy bay Mỹ đối đầu với máy bay MIG của Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Trong cuộc chiến Việt Nam, Không Quân Mỹ thống kê thì con số chỉ là 2.3:1 hoặc 2.7: 1 khi quân Mỹ bắc rơi 200 máy bay MIG và tổn thất 75 máy bay
Tuy nhiên, những con số này có thể dẫn đến sự sai lầm vì không thể đánh giá được toàn bộ cuộc chiến. Các phi công Mỹ thường thích thống kê các máy bay Bắc Vị bị họ bắn rơi. Tuy nhiên, các phi công Bắc Việt lại khác, chiến lược của họ là không phải truy đuổi và giao chiến với các máy bay chiến đấu Mỹ, mục tiêu chính của học là các oanh tạc cơ. Mục đích là ngăn chận và bắn rơi các máy bay ném bom trước khi chúng đến được các mục tiêu để thả bom. Do đó tỉ lệ 2.3:1 là không chính xác do chúng không bao gồm các máy bay ném bom. Trong khi đó, tỉ lệ 15:1 trong chiến tranh Triều Tiên chủ yếu là máy bay chiến đấu chống lại máy bay chiến đấu.
Thêm vào đó, một cái nhìn ở góc độ khác sẽ cho thấy cán cân thay đổi do ảnh hưởng tác động của sự huấn luyện, chiến thuật, kỹ thuật, .. của từng bên đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả chiến đấu. Khi đó, Không Quân Mỹ đã biết rằng tỉ lệ trong các trận chiến là 1:1 hoặc thậm chí là kém hơn so với tỉ lệ trong chiến tranh Triều Tiên do đó, họ thường dùng tỉ lệ tổng hợp là 2.3:1 mà thực tế là mang ít ý nghĩa hơn trong suốt khoảng 10 năm sau đó
Mặc dù vẫn có nhiều chiến thắng, tuy nhiên, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng Không Quân Mỹ đã mất đến 445 chiếc máy bay F-4 Con Ma – F-4 Phantom fighter trong suốt cuộc chiến ở Việt Nam. Hải Quân mất thêm 143 chiếc. Tổng có Mỹ mất đến gần 600 chiếc máy bay F-4 Phantom . Tuy nhiên, tổn thất phần lớn là do hỏa lực mặt đất hoặc tên lửa. Bắc Việt công bố số máy bay F-4 bị máy bay MIG bắn rơi khá ít vào khoảng 35-53 chiếc F-4 của Không Quân Mỹ và 7-12 chiếc F-4 của Hải Quân . Họ công bố ngoài những con số trên, có thể có thêm 65 chiếc F-4 bị MIG bắn rơi nhưng không được thừa nhận chính thức. Nếu gộp chung toàn bộ các máy bay Mỹ bị mất ở Việt Nam sẽ là một con số gây shock mọi người khi Mỹ mất đến 2.316 chiếc máy bay các loại. Đáng ngạc nhiên, vũ khí cỡ nhỏ lại gây thiệt hại đến khoảng 1.000 chiếc chiếm 45% tổng số máy bay Mỹ bị mất ở Việt Nam. Pháo phòng không AAA bắn rơi 632 chiếc và tên lửa SAM bắn rơi 191 chiếc. Rõ ràng so với hệ thống phòng không, máy bay MIG kém nguy hiểm hơn hẳn. Tuy nhiên, Không Quân Bắc Việt đã chọn mục tiêu chính không phải là các máy bay F-4 Phantom mà là các máy bay ném bom. Các thống kê cho thấy hơn 50% các phi vụ ném bom khi chạm máy bay MIG đã phải thả bom sớm hơn và không trúng mục tiêu
Mặc dù các cuộc chiến trên không ít khi diễn ra trên bầu trời Bắc Việt nhưng các nghiên cứu về những những nỗi khó nhọc của máy bay F-4 khi giao tranh với MIG đã cho thấy sự khiếm khuyết trong học thuyết của Không Quân Mỹ giai đoạn trước chiến tranh Lạnh. Cuối cùng, sự thất bại của máy bay F-4 đã khiến giới quân sự Mỹ phải đánh giá lại học thuyết và cả Không Quân Mỹ lẫn Hải Quân Mỹ đều phải thay đổi . Hải Quân Mỹ đã xây dựng trường huấn luyện vũ khí cho máy bay chiến đấu Hải Quân – Naval Fighter Weapons School và được gọi là chương trình Top Gun. Chương trình này đã nhanh chóng thể hiện sự hiệu quả và làm gia tăng tỉ lệ chiến thắng của máy bay F-4 Con Ma trong các cuộc giao tranh với máy bay MIG. Không Quân Mỹ thì tiến hành cải tiến thiết bị và kỹ thuật nhưng không đạt hiệu quả cao cho đến khi hệ thống radar Teaball trên mặt đất ra đời và có hệ thống giám sát mới. Chúng cho phép phát hiện và cảnh báo máy bay MIG từ sớm và giành thế chủ động khi tấn công. Đặc biệt hệ thống Teaball đã chứng tỏ sự hiệu quả hơn hẳn chương trình Top Gun và làm tăng mạnh hiệu quả của F-4 Phantom khi đối đầu máy bay MIG
Máy bay F-4 Phantom vẫn là một trong những máy bay phổ biến nhất và gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử các máy bay Mỹ và thực tế là như vậy. Thân hình cục mịch và thậm chí là xấu xí và là biểu tượng không quân trong cuộc chiến mà nó được giao vai trò trong cuộc chiến đó. Điều lạ lùng tuy vậy nhưng thực tế là khi thiết kế máy bay F-4 lại không phải nhằm vai trò đó. Dù vậy, sau những cải tiến về kỹ thuật, chiến thuật, các kỹ năng cho phi công, … dần dà máy bay F-4 đã khắc phục các nhược điểm và được các phi công đánh giá cao cũng như gieo rắc sự sợ hãi cho kẻ địch
CHƯƠNG II
THIẾT KẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY BAY F-4 PHANTOM
Máy bay không được thiết kế với mục đích ngẫu nhiên. Giống như các vũ khí khác, mục đích và vai trò của máy bay sẽ quyết định đến thiết kế. Máy bay chiến đấu được thiết kế hoàn toàn khác biệt so với máy bay ném bom. Các quốc gia phát triển lực lượng không quân nhằm phục vụ một kế hoạch chiến lược. Kế hoạch này củng cố một học thuyết quân sự của không quân quốc gia đó. Học thuyết này được xây dựng từ nhiều yếu tố bao gồm sự phân tích, rút kinh nghiệm … từ các cuộc chiến trước đó cho đến những sự đánh giá, chọn lọc, suy đoán, .. nhằm đối phó nguy cơ của cuộc chiến trong tương lai, … Vấn đề địa lý, kinh tế, chính trị, tiềm lực quốc gia, … cũng ảnh hưởng đến học thuyết quân sự. Do đó, quốc gia thường đặt ra những yêu cầu về việc thiết kế các vũ khí mà mà chúng có khả năng ứng phó cho cuộc chiến khi gặp phải
Các lập luận luận cho rằng quân đội cần chuẩn bị cho cuộc chiến tương tự với cuộc chiến đã diễn ra trước đó, điều này hoàn toàn sai lầm. Thay vào đó, quân đội cần chuẩn bị cho cuộc chiến mà có khả năng xảy ra trong tương lai. Điều này đã được chứng minh trong những năm trước khi diễn ra cuộc chiến ở Việt Nam
Xem lại : Máy bay chiến đấu F-4 Con Ma trong chiến tranh Việt Nam – F-4 Phantom fighter in Vietnam war – P1
Xem tiếp : Máy bay chiến đấu F-4 Con Ma trong chiến tranh Việt Nam – F-4 Phantom fighter in Vietnam war – P3