Vì sao Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh – Why did Us Army abandon Khe Sanh base ?
Trận đánh Khe Sanh năm 1968 là một trong các trận đánh ác liệt và dữ dội nhất trong chiến tranh Việt Nam. Mỹ đã huy động mọi thứ để bảo vệ căn cứ Khe Sanh và sau trận đánh đã bỏ căn cứ này. Vì sao Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh – Why did Us Army abandon Khe Sanh base ?
Ngày 23 tháng 5 năm 1968, đại tá David E. Lownds – trung đoàn trưởng trung đoàn 26 Thủy Quân Lục Chiến được tổng thống Lyndon Johnson mời đến Nhà Trắng và tại đây, ông được trao tặng huy hiệu Presidential Unit Citation cho hành động dũng cảm của đơn vị tại chiến trường Khe Sanh. Đây là huy hiệu cao quý nhất của quốc gia dành để phong tặng cho đơn vị. Trong thư khen ngợi, tổng thống đã tuyên bộ, hành động dũng cảm của đơn vị đã ngăn chận chiến thắng quân sự và chiến thắng tâm lý mà kẻ địch đã tìm kiếm một cách tuyệt vọng
Quân Giải Phóng lại đánh giá theo cách khác . Họ cho rằng chẳng những quân Mỹ đã thất bại ở chiến trường Khe Sanh mà còn phải rút bỏ để tránh bị tiêu diệt. Quân Mỹ đã thất bại cay đắng cả ở quân sự lẫn chính trị . Nhiều người đã tự hỏi : Vì sao Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh – Why did Us Army abandon Khe Sanh base ?
Cuộc chiến ở Khe Sanh đã được truyền thông đưa tin rộng rãi trong thời gian đó và khi cuộc chiến đang diễn ra, các tướng lĩnh quân sự Mỹ luôn đưa ra lời giải thích vì sao quân Mỹ đã phải tìm một cuộc đối đầu trực diện với quân Giải Phóng
Quân Mỹ đã đồn trú ở Khe Sanh từ năm 1962. Tướng William Westmoreland – tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở Việt Nam đã đánh giá rằng việc chiếm giữ Khe Sanh mang ý nghĩa rất quan trọng. Căn cứ này nắm giữ vai trò như là căn cứ tiền tiêu để từ đây tung ra các cuộc tuần tra ngăn chận tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Đây cũng là căn cứ nằm trên tuyến phòng thủ trải dài dọc theo khu Phi Quân Sự – DMZ. Đây cũng là chốt chặn để quân Giải Phóng không thể thâm nhập từ phía Lào sang các vùng dân cư dọc bờ biển
Đầu năm 1968, căn cứ Khe Sanh với 6.000 lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bị 20.000 quân Giải Phóng bao vây. Vòng vây bắt đầu từ ngày 21 tháng 1 năm 1968. Lúc này, ở phía Tây Bắc của miền Nam Việt Nam, không có căn cứ nào chống lại sự xâm nhập từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam. Sau khi quân Giải Phóng bao vây căn cứ Khe Sanh, Thủy Quân Lục Chiến không thể tung ra các đợt tuần tra nhằm ngăn chận sự xâm nhập này. Sẽ quá nguy hiểm nếu cử các đơn vị tiến ra khỏi căn cứ để ngăn chận các sự xâm nhập. Các chỉ huy Mỹ cho rằng nước Mỹ sẽ phải chịu một tác động tâm lý nặng nề nếu phải rút bỏ khỏi căn cứ
Không như quân Mỹ, quân Bắc Việt cũng không thể bao vây các mục tiêu cố định do hỏa lực quân Mỹ quá mạnh. Kết quả là họ thường xuyên tung ra các cuộc quấy rối nhắm vào quân đồn trú. Các chỉ huy quân Mỹ kết luận rằng cách hiệu quả nhất để chống lại các cuộc quấy rối là tiêu diệt lượng lớn quân địch. Ở trận đánh Khe Sanh, tướng lĩnh Mỹ hy vọng có thể tiêu diệt quân Giải Phóng với tỉ lệ 20:1 hoặc thậm chí 30:1
Nguyên nhân thứ Nhất để giữ Khe Sanh là mặc dù căn cứ Khe Sanh bị bao vậy, nhưng thật sự là căn cứ Khe Sanh vẫn đã ngăn chận được sự thâm nhập từ miền Bắc vào miền Nam qua việc đã ngăn chận đường từ Lào qua đường 9 vào miền Nam Việt Nam. Nếu căn cứ Khe Sanh bị mất, quân Giải Phóng có thễ dễ dàng đưa người và vũ khí qua đường 9 để đi đến thị trấn ven biển và từ thung lũng Khe Sanh, quân Giải Phóng có thể dễ dàng theo các đường mòn và tràn ngập các căn cứ the Rockpile, Cồn Tiên, Đông Hà và Phú Bài. Điều đó có nghĩa là quân Giải Phóng có thể nhanh chóng dễ dàng đánh chiếm 4 tỉnh miền Bắc của Nam Việt Nam là Quảng Trị và Thừa Thiên và gây hậu quả nặng nề về chính trị và tâm lý
Nguyên nhân thứ hai để giữ Khe Sanh là chính quyền Washington không muốn để quân Giải Phóng có được chiến thắng về tâm lý nếu mất miền Nam Việt Nam bị mất đất đai. Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh – Us Army abandon Khe Sanh base ?. Báo chí sẽ viết về nước Mỹ như thế nào ?. Tâm lý dân chúng và binh sĩ Mỹ lần Việt Nam Cộng Hòa sẽ ra sao ?
Một lý do nữa để giữ căn cứ Khe Sanh đó là căn cứ này đóng vai trò mỏ neo trong tuyến hàng rào điện tử McNamara – McNamara Line. Đây là tuyến hàng rào điện tử nhằm ngăn chận việc quân Giải Phóng đưa người và vũ khí từ miền Bắc để chi viện cho miền Nam. Hàng rào này được xây dựng với kế hoạch sẽ trải dài từ bờ biển phía Đông đến biên giới Việt Lào. Bộ trưởng quốc Phòng McNamara hy vọng hàng rào này sẽ giúp cho việc giảm nhẹ các cuộc oanh tạc miền Bắc để từ đó có thể nhanh chóng và dễ dàng tìm kiếm các giải pháp đàm phán chính trị
Ngày 25 tháng 2, tướng Westmoreland đã bày tỏ nghi ngờ cho rằng Việt Cộng có thể chịu một cuộc chiến lâu dài. Trả lời một cuộc phỏng vấn ở Sài Gòn sau khi xảy ra cuộc Tổng Tiến Công và Nổi Dậy Tết Mậu Thâ, khi được hỏi liệu ông sẽ thay đổi chiến lược ở Việt Nam, tướng Westmoreland rằng chiến lược sẽ không có gì thay đổi
Yếu tố then chốt trong cuộc chiến Khe Sanh đó là sức mạnh khủng khiếp của không quân. Ngày 27 tháng 3, sĩ quan Không Quân của Thủy Quân Lục Chiến ở Đà Nẵng đã tuyên bố rằng, các cuộc không kích vô cùng hiệu quả và binh sĩ không cần rút khỏi căn cứ Khe Sanh dù quân Giải Phóng có pháo kích bao nhiêu quả trong ngày. Người phát ngôn của Không Quân cho biết, kể từ ngày 22 tháng 1, không quân đã ném xuống quanh căn cứ Khe Sanh lượng bom đạn vào khoảng 80.000 tấn và họ đang có kế hoạch để gia tăng con số này
Một bản báo cáo khác lại cho thấy sự kém hiệu quả của các cuộc không kích, mặc dù 80.000 tấn bom lớn hơn con số đã ném xuống Nhật Bản trong thế chiến thứ 2, nhưng đã không ngăn chận được quân Giải Phóng di chuyển chung quanh căn cứ Khe Sanh. Ngày 25 tháng 3, một cuộc tuần tra của Thủy Quân Lục Chiến đã bị chận lại khi chỉ mới ra khỏi hàng rào căn cứ khoảng 200m, các binh sĩ TQLC đã bị quân Giải Phóng tấn công bằng súng máy và súng cối. Chỉ trong 1 tuần trước đó, quân Giải Phóng đã bắn vào căn cứ Khe Sanh 1.500 quả đạn pháo, rocket và súng cối
Một ví dụ khác cho thấy quân Mỹ với mục tiêu tạo cây dù không lực bảo vệ căn cứ Khe Sanh đã không đạt hiệu quả 100%. Ngày 8 tháng 2, quân Giải Phóng đã pháo kích hàng trăm quả vào đồi 64, quân Bắc Việt đã mở một cuộc tấn công dữ dội sau đó và sau khi kết thúc trận đánh, 21 Thủy Quân Lục Chiến thiệt mạng, 26 bị thương, 4 mất tích và chỉ duy nhất 1 binh sĩ còn lành lặn
Ngày 25 tháng 2, một toán binh sĩ tuần tra với khoảng 2 tiểu đội bị tấn công cách căn cứ khoảng 1.000km, tổn thất rất nặng nề với 9 chết, 25 bị thương và 19 mất tích. Ngày 30 tháng 2, quân Mỹ tổ chức một đại đội đi lùng sục với mục tiêu tìm kiếm thi thể bị mất , đại đội này tiếp tục bị tấn công với 3 chết, 71 bị thương và 3 mất tích trong khi chỉ tìm được 2 thi thể đồng đội trước đó
Cuộc bao vây Khe Sanh được chấm dứt khi quân Mỹ mở cuộc hành quân Pegasus – Opeation Pegasus theo đường 9 và tiếp cận được căn cứ Khe Sanh vào ngày 5 tháng 4. Căn cứ Khe Sanh được giải vây sau khi bị bao vây 76 ngày. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng theo danh nghĩa hơn là thực tế khi vẫn còn hơn 7.000 quân Bắc Việt đang đóng chung quanh. Trong 76 ngày qua, quân Bắc Việt đã pháo kích hơn 40.000 quả đạn pháo các loại vào căn cứ Khe Sanh
Xem tiếp : Vì sao Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh – Why did Us Army abandon Khe Sanh base ? – P2