Lực lượng đặc biệt – Biệt kích Mỹ trong chiến tranh Việt Nam – US Special Force in Viet Nam war – P7
Một trong các nhiệm vụ của Lực lượng đặc biệt – Biệt kích Mỹ trong chiến tranh Việt Nam – US Special Force in Viet Nam war là hình thành lực lượng CIDG – Dân Sự Chiến Đấu
Các binh sĩ CIDG Việt Nam có thể nói không hề nhút nhát trên chiến trường. Trái lại, nhiều chiến trận cho thấy họ chiến đấu rất ngoan cường. Chỉ có vấn đề là họ không hào hứng lắm với chương trình CIDG. Nhiều trại đã gặp trở ngại lớn trong việc thay thế các binh sĩ CIDG người Việt và thái độ không nhiệt tình của binh sĩ Việt. Do đó, rất nhiều trường hợp gánh nặng trong tác chiến lại đè nặng trên vai của những binh sĩ – cố vấn Mỹ
Thông thường, một hoạt động quân sự sẽ bao gồm khoảng 1 đại đội binh sĩ CIDG kèm 1-2 binh sĩ thuộc lực lượng Đặc Biệt. Nếu có binh sĩ thuộc lực lượng Đặc Biệt là người Việt đi kèm thì binh sĩ Đặc Biệt Mỹ sẽ đóng vai trò cố vấn. Thông thường các binh sĩ Đặc Biệt này đều chiến đấu cực tốt và kiêm luôn nhiệm vụ chỉ huy, đốc thúc tác chiến, … Do đó, các binh sĩ Đặc Biệt đều có nhiều hơn 1 huy chương về Cá Nhân Dũng Cảm
Phản ứng của Việt Cộng đối với việc mở rộng các trại CIDG phần lớn đều là hành động quấy rối và đôi khi là các tình huống tấn công thăm dò. Tuy nhiên, trong chiến dịch Switchback – operation Switchback , phía Việt Cộng đã gia tăng các hoạt động tấn công. Ngày 3 tháng 1 năm 1963, ít nhất 2 đại đội Việt Cộng với sự trợ giúp của hơn 33 đặc công đã thâm nhập, tấn công và tràn ngập trại Plei Mrong . Sau vụ đó, cơ quan MACV ở Việt Nam đã ra lệnh cho toàn bộ các toán A đóng ở các trại CIDG phải lập thêm hàng rào phòng thủ thứ 2 bên trong của tuyến phòng thủ bên ngoài
Trong suốt chiến dịch Switchback, các lực lượng đặc biệt đã được tăng cường rất nhiều. Hai tiểu đoàn công binh thuộc Hải Quân Mỹ (Seabee) đã đến Việt Nam vào tháng 1 năm 1963 trong kế hoạch 6 tháng. Họ sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ xây sân bay. Ngoài ra còn có một số nhóm với 5 người mỗi nhóm thuộc Công Binh của Lục Quân Mỹ cũng được đưa đến để xây dựng, sửa chữa, .. các công trình dân sự như trường học, bệnh viện, đường xá, … Bên cạnh đó, cũng có những hoạt động tăng cường về các hỗ trợ dân sinh, các hoạt động về tâm lý chiến, …
Từ tháng 6 năm 1963, các binh sĩ được đào tạo đặc biệt về chương trình dân sinh, dân sự, tâm lý chiến được đưa về lực lượng Đặc Biệt của Việt Nam . Một số nhóm với mỗi nhóm 2 người được đưa về lực lượng Đặc Biệt nhóm B tức là nhóm chỉ huy các nhóm A bên dưới
Chuyển đổi và nhân sự ở Buon Enao
Tình hình chuyển đổi và nhân sự ở Buon Enao cũng phản ánh tình trạng giống hệt ở các trại CIDG khác . Thực tế thì vấn đề nhân sự ở các trại CIDG là quá trình trao quyền chỉ huy và trách nhiệm về tổ chức các trại cho lực lượng Đặc Biệt hay biệt kích người Việt . Các binh sĩ CIDG khi ở các trại cũng sẽ là lính CIDG. Tuy nhiên, một số binh sĩ CIDG cũng sẽ được chuyển sang lính Địa Phương Quân hay lính Nghĩa Quân
Một nhiệm vụ của chương trình CIDG là khi khu vực đó đã ổn định và được đảm bảo an ninh, khu vực đó sẽ được về cho tổ chức hành chính của tỉnh đó tiếp quản . Cuối tháng 6 năm 1963, dù chương trình CIDG vẫn đang mở rộng, một báo cáo cho biết chỉ có khu vực Buon Enao là được đánh giá là ổn định và đảm bảo an ninh. Mặc dù vậy, việc chuyển giao khu vực Buon Enao vẫn không được tiến hành. Liên Đoàn 5 Đặc Biệt – 5th Special Forces Group đánh giá :
“Cuối năm 1963, khu vực Buon Enao vẫn mất tổ chức và không đạt được những hiệu quả”
Việc chuyển đổi của Buon Enao đã chỉ ra hai vấn đề cốt lõi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình chuyển giao các binh sĩ được đào tạo bởi lực lượng Đặc Biệt – Biệt kích cho chính quyền Việt Nam . Đầu tiên là việc chính quyền VNCH thiếu chuẩn bị và các thành phần lực lượng để có thể tiếp quản và duy trì phát triển các khu vực đó. Vấn đề thứ hai là việc khiên cưỡng trong việc tích hợp lực lượng CIDG vào lực lượng chính quy của quân đội VNCH
Tháng 9 năm 1962, chính quyền tỉnh Darlac đồng ý tiếp nhận 32 trong số 214 ngôi làng thuộc tổ hợp Buon Enao . Các ngôi làng này được đánh giá là an ninh. Kế hoạch cũng sẽ tiếp nhận thêm 107 ngôi làng vào cuối tháng 3 năm 1963 và tiếp nhận số làng còn lại vào cuối tháng 6 năm 1963
Chính quyền đã lập kế hoạch rất vững chắc cho việc chuyển đổi Buon Enao . Chính quyền cấp tỉnh và lực lượng Đặc Biệt – Biệt kích đã được giao nhiệm vụ rất cụ thể và chi tiết để tiến hành. Tuy nhiên lực lượng Đặc Biệt Mỹ trong khu vực lại đánh giá rằng vấn đề chuyển đổi này chưa thích hợp do còn nhiều vấn đề chưa giải quyết nhưng họ không thể làm thay đổi ý định của chính quyền Việt Nam. Kết quả là vào cuối năm 1962, chính quyền tỉnh Darlac đã tiếp quản 37 ngôi làng trong tổ hợp Buôn Enao. Tuy nhiên, do tỉnh Darlac không thể hỗ trợ tài chính, hậu cần, … cho các ngôi làng này nên viện chuyển giao gần như chỉ là thực hiện trên giấy tờ còn thực tế thì các ngôi làng này vẫn phải dựa vào sự hỗ trợ từ lực lượng Đặc Biệt Mỹ
Ngày 20 tháng 3 năm 1963, thêm 107 ngôi làng được chuyển giao mặc dù 32 ngôi làng được chuyển giao trước đó còn chưa có ngân sách hỗ trợ. 139 ngôi làng cuối cùng được chuyển đổi thành chương trình Ấp Chiến Lược do những ngôi làng này không được quỹ Việt Mỹ chấp thuận cấp ngân sách hỗ trợ. Tổng cộng 214 ngôi làng này vẫn được hỗ trợ từ quỹ Ủy Ban Mỹ
Tháng 4 năm 1963, 604 trong số 900 binh sĩ thuộc lực lượng Tấn Công của Buon Enao được bàn giao cho chính quyền tỉnh Darlac để biên chế vào chương trình CIDG và tuần tra biên giới. Một đại đội được cử đến tỉnh Quảng Đức để lập trại Bu Prang . Ngay sau khi được chuyển giao, chính quyền tỉnh Darlac đã ngay lập tức cử 604 binh sĩ này đến Buôn Ma Thuột và để toàn bộ khu Buon Enao không có lực lượng nào phòng thủ . Mặc dù tỉnh Darlac được giao nhiệm vụ trả lương cho nhóm binh sĩ này nhưng chính quyền Darlac đã không trả lương họ cho đến tháng 7 khiến nhóm này dọa sẽ đào ngũ nếu không nhận được lương. Mọi việc chỉ được dàn xếp ổn thỏa khi lực lượng Đặc Biệt Mỹ trả lương cho họ từ quỹ CIDG
Những sự kiện như vậy cũng khiến cộng đồng người Rhade e dè vì một số buôn làng khác cũng đến Buon Enao để thăm dò, tìm hiểu và Buon Enao như biểu tượng của toàn chương trình CIDG
tag : lực lượng đặc biệt Việt Nam – biệt kích Mỹ – biệt kích Việt Nam
Xem lại từ đầu : Lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – US Special Force Group in Viet Nam war – P1
Xem lại : Lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – US Special Force Group in Viet Nam war – P6
Xem tiếp : Lực lượng đặc biệt – biệt kích ở Việt Nam – US Special Force Group in Viet Nam war – P8
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.