Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Chiến dịch Linebacker II ném bom Hà Nội 12 ngày đêm – Christmas bombings 1972

0 817

Chiến dịch Linebacker II – chiến dịch ném bom Hà Nội – Hà Nội 12 ngày đêm hay còn gọi là chiến dịch ném bom lễ Giáng Sinh – Christmas bombings 1972 – Operation Linebacker II là chiến dịch oanh tạc bằng máy bay B-52 dữ dội nhất trong chiến tranh Việt Nam

Tài liệu này được lược dịch từ bản báo cáo chiến dịch ném bom Linebacker II được thiếu tướng Calvin R. Johnson thuộc ban dự án CHECO (  Contemporary Historical Examination of Current Operations ) của Bộ Chỉ Huy Không Quân Châu Á – Thái Bình Dương thực hiện .  Đây là bộ phận có trách nhiệm đánh giá kết quả những trận đánh để từ đó rút ra những bài học, thay đổi, cải cách, … dành cho Bộ Chỉ Huy .

Tài liệu này được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và được bảo mật theo điều khoản DOD 5200.lR và AFR 205-1 theo luật Tu Chính Hiến Pháp Mỹ. Theo bộ luật bảo mật, tài liệu này được xem xét và giải mật trước ngày 21 tháng 4 năm 1994. Xin lược dịch cùng bạn đọc 

Lời của Admin website : chientruongvietnam.com

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc chiến chống nổi dậy và cuộc chiến không quy ước ở khu vực Đông Nam Á đã dẫn đến sự tham chiến của Không Quân Mỹ. Trong cuộc chiến này, Không Quân Mỹ đã sử dụng gần như toàn bộ trang thiết bị, nguồn nhân lực, kỹ thuật, … Kết quả là đã có lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập, cần được phân tích , … để có thể áp dụng trong các kế hoạch, kinh nghiệm, học thuyết, … quân sự trong tương lai của Không Quân Mỹ

Nhận thức được điều đó, từ năm 1962, Không Quân Mỹ – US Air Force đã chỉ đạo cho Không Quân thuộc Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ – CINPACAF để thu thập các tài liệu, phân tích, … để phục vụ cho binh chủng Không Quân ở khu vực Đông Nam Á và dự án Project CHECO đã ra đời . CHECO (  Contemporary Historical Examination of Current Operations ) được đặt dưới quyền của Bộ Chỉ Huy Không Quân Thái Bình Dương và chịu trách nhiệm về phân tích dữ liệu của các phi đoàn không quân bao gồm – Không Lực số 7 – 7th AF , phi đoàn 7 thuộc Không Lực số 13 – 7/13AF và phi đội chỉ huy phối hợp tác chiến số 13 – 13 ADVON 

Bản báo cáo này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của chiến dịch không quân Mỹ ở chiến trường thuộc Thái Bình Dương. Tác giả cùng cơ quan thuộc Bộ Chỉ Huy đã có những nỗ lực lớn lao để thu thập tài liệu, thông tin để hoàn thiện nó

Thiếu tướng Charles C. Pattilo

Phó Chỉ Huy Không Quân Mỹ

LỜI GIỚI THIỆU

Bản báo cáo này nhằm cung cấp các dữ liệu của 11 ngày ném bom trong Chiến dịch Linebacker II hay chiến dịch ném bom Hà Nội 12 ngày đêm còn gọi là chiến dịch ném bom lễ Giáng SinhChristmas bombings 1972 với các thông tin về sự kiện ném bom, các hệ thống chỉ huy, mức hiệu quả của các đợt oanh tạc , sự bố trí và lựa chọn lực lượng, mức tác động của bom có điều khiển, yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến cuộc oanh tạc, …

Về mặt địa lý, bản báo cáo này tập trung ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, cần xem xét tầm ảnh hưởng ở khu vực rộng lớn hơn. Các lực lượng tiến hành chiến dịch trên lãnh thổ Bắc Việt Nam xuất phát từ các căn cứ ở đảo Guam, Thái Lan, Nam Việt Nam và các tàu sân bay trên biển Đông. Các hoạt động chống lại lực lượng bên ngoài khu vực Bắc Việt Nam trong chiến dịch Linebacker IIOperation Linebacker II sẽ không được đề cập đến trừ phi có ảnh hưởng đến chiến dịch này

Máy bay B-52 trong chiến dịch Linebacker II ném bom Hà Nội 12 ngày đêm trong chiến tranh Việt Nam - B-52 stratofortress bombers in Christmas bombings 1972 in Vietnam war
Máy bay B-52 trong chiến dịch Linebacker II ném bom Hà Nội 12 ngày đêm trong chiến tranh Việt Nam – B-52 stratofortress bombers in Christmas bombings 1972 in Vietnam war

Về mặt chính trị, lúc này tình hình đàm phán Hiệp Định Paris càng lúc càng bế tắc. Nguyên nhân xuất phát từ việc Bắc Việt mở cuộc tấn công với chiến dịch Xuân Hè sau đó có tên là Chiến Dịch Nguyễn Huệ mà chính sử gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Lực lượng tấn công vượt qua Khu Phi Quân Sự DMZ và tấn công vào 3 mặt trận Quảng Trị, Kon Tum và An Lộc ở miền Nam Việt Nam. Đến mùa thu năm 1972 tình hình càn trở nên lâm vào ngõ cụt mặc dù Không Quân Mỹ và đồng minh tiến hành chiến dịch Linebacker với các cuộc oanh kích nhằm ngăn chận đường tiếp liệu vào Nam nhưng mặt trận quân sự vẫn không có nhiều thay đổi. Quân Bắc Việt vẫn không ngừng tấn công. Bộ Chỉ Huy Mỹ biết rằng trừ phi một đòn tấn công quyết định thì Bắc Việt sẽ không buông xuôi. Điều này giống như 20 năm trước ở chiến trường Triều Tiên, thống tướng Douglas MacArthur mở cuộc tấn công lên cảng Inchon và gần như cắt đường tiếp viện của quân Bắc Triều Tiên làm đôi và kết quả là Bắc Triều Tiên đồng ý đình chiến. Lần này sẽ là cuộc oanh tạc dữ dội kéo dài 11 ngày vào trung tâm đầu não của Bắc Việt nằm ở Hà Nội và Hải Phòng. Cuộc tấn công này có tên gọi chiến dịch Linebacker II với hy vọng sẽ dẫn đến kết quả là cuộc ngừng bắn và lập lại hòa bình ở khu vực Đông Nam Á

THIẾT LẬP CHIẾN DỊCH LINEBACKER II

Trong chiến dịch Linebacker đầu tiên kéo dài 120 ngày, quân Bắc Việt đã phản ứng rất thận trọng bằng máy bay MIG và tên lửa SAM-2. Vào ngày 10 tháng 5 năm 1972 là ngày đầu tiên của chiến dịch Linebacker,  quân Bắc Việt đã cho cất cánh 41 phi xuất máy bay MIG để đánh chặn máy bay Mỹ . Không quân Mỹ bắn rơi 11 chiếc và mất 6 máy bay . Cuộc giao tranh giữa máy bay MIG và máy bay của Không Quân Mỹ trong thời gian dài đã đưa ra nhiều tỉ lệ tổn thất khác nhau. Không Quân Mỹ đã tiến hành áp dụng rất nhiều kỹ thuật về hệ thống vũ khí, thông tin liên lạc, đội hình tác chiến, chiến thuật giao chiến, … để cải thiện tỉ lệ này

Cải tiến về kế hoạch tác chiến

Ngày 9 tháng 5 năm 1972, Bộ Chỉ Huy Quân Đội Mỹ – US Joint Chiefs of Staff (JCS) chính thức ra lệnh bắt đầu chiến dịch Linebacker. Ngày hôm sau, không quân Mỹ thuộc Không Đoàn Thái Bình Dương – PACAF (Pacific Air Forces) bắt đầu oanh kích Hà Nội còn Hải Phòng bị các máy bay thuộc Hạm Đội Thái Bình Dương – PACFLT (Pacific Fleet) tấn công. Cả hai đơn vị này đều thuộc quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương –  CINCPAC (Commander in Chief, Pacific Command) 

Chiến dịch Linebacker là sự phối hợp giữa các đơn vị Không Quân với nhau. Mệnh lệnh của Bộ Chỉ Huy nhằm phối hợp các đơn vị với nhau nhằm tiến hành ngăn chận đường tiếp viện, đường vận tải của quân Bắc Việt từ khu vực vực Phi Quân Sự DMZ kéo dài lên phía Bắc giáp vùng đệm biên giới Trung Quốc. Không Quân Mỹ cũng bị nghiêm cấm tấn công các mục tiêu dọc biên giới Việt Trung, nghiêm cấm tấn công trong khu vực từ biên giới Lào kéo dài 54km đến kinh tuyến 106o

Chiến lịch Linbacker có nhiều điểm khác các chiến dịch trước như chiến dịch Sấm Rền và các chiến dịch ngăn chận quân Bắc Việt giai đoạn 1965-1968. Mục đích của các chiến dịch ném bom giai đoạn này là gây áp lực để buộc chính quyền Bắc Việt chấm dứt sự xâm lược và chấm dứt các sự hỗ trợ cho các hoạt động nổi dậy ở miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia. Chiến dịch Linebacker có nhiều thay đổi và được mở rộng thêm bao gồm :

  • Các mục tiêu trinh sát vũ trang
  • Các mục tiêu được phép tấn công
  • Phi trường quân sự
  • Các tàu quét mìn Bắc Việt
  • Các mục tiêu được tấn công mỗi ngày
  • Mức độ nỗ lực mà chính quyền Mỹ muốn tiến hành trong chiến dịch
  • Được phép tấn công các mục tiêu ở cảng Cẩm Phả và Hòn Gai

Vào ngày 6 tháng 4 năm 1972, Mỹ đã mở chiến dịch oanh kích yểm trợ có tên gọi “Chuyến Tàu Tự Do” – “Freedome Train” để yểm trợ miền Nam Việt Nam để chống lại quân Bắc Việt trong chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa. Các mục tiêu tấn công bị giới hạn từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20. Các mục tiêu bao gồm các cơ sở, nhà kho chứa xăng dầu, các trạm vận tải, hệ thống liên lạc . Các mục tiêu như cầu, đường, kho bãi, tuyến đường sắt, … là các mục tiêu dễ dàng cho bom thông thường lẫn bom dẫn đường. Sau đó, Bộ Chỉ Huy Quân Sự Mỹ mở rộng thêm danh sách các mục tiêu bao gồm các trận địa pháo phòng không, các trận địa tên lửa SAM, hệ thống chỉ huy, liên lạc.

Xem tiếp : Chiến dịch Linebacker IIchiến dịch ném bom Hà Nội  – Hà Nội 12 ngày đêmHa Noi Christmas bombings 1972 – P1

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex