Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 – The fall of South Vietnam – P2
Năm 1974 trước ngày Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng 4 năm 1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975, Bộ Tổng Tham Mưu đã tiến hành kế hoạch tinh giảm quân số cùng với tiềm năng dầu mỏ vừa được phát hiện để thúc đẩy đất nước
Trong kế hoạch tuyển mộ quân sĩ, ngoài quân số tuyển mộ do quân dịch, lực lượng tình nguyện chiếm lượng người 100.000-150.000 người. Điều này khiến quân số luôn thiếu hụt 90.000-100.000 người
Có hai nguyên nhân khiến quân số được tuyển mộ không đủ để bổ sung và thay thế. Điều trước nhất và quan trọng nhất, đó là tỉ lệ đào ngũ cao, chiếm 1.5%-2% mỗi tháng. Điều này khiến các đơn vị mất đến 1/4 quân số mỗi năm. Điều thứ 2 khiến việc tuyển mộ theo quân dịch không đủ chỉ tiêu quân số được giao là do tình trạng trốn quân dịch. Nhưng mặc dù đất nước trong tình trạng chiến tranh đã 25 năm, chỉ có số ít những người đào ngũ hoặc trốn quân dịch tham gia chiến đấu ở phía bên kia dù cho quân Giải Phóng tuyên truyền rất nhiều. Phần lớn họ bỏ trốn lên các thành phố lớn để sống cuộc đời lẫn trốn hoặc họ trốn ở làng quê với sự thông đồng của bạn bè hoặc người thân. Nhiều người trở nên bệnh tâm thần do liên tục trốn tránh, nhiều người do quá chán nản cảnh trốn tránh nên đăng ký tòng quân lại với danh tính khác hoặc bổ sung lý lịch. Do các nguyên nhân trên, quân số các đơn vị thường thấp bất thường. Bộ Tổng Tham Mưu đặt yêu cầu quân số tối thiểu ở mỗi tiểu đoàn là 500 người mặc dù quân số của tiểu đoàn chính quy là 800 người
Việc cắt giảm 100.000 binh sĩ ít có tác động. Tuy nhiên, do các yếu tố khác lại ảnh hưởng nặng đến sức mạnh của các đơn vị. Về tổng quan, các binh sĩ ít lạc quan về viễn cảnh hòa bình. Kết quả là kế hoạch này bị hủy bỏ khi thực tế là hiệp định Paris không được tôn trọng và việc quân Giải Phóng sẽ mở cuộc tấn công mới là điều có thể thấy ngay trước mắt. Quân số lại được nâng lên lại 1.1 triệu người. Các đơn vị trước đây dự kiến không được thành lập thì nay được tái khởi động lại chẳng hạn 4 tiểu đoàn bảo vệ đường sắt và 4 tiểu đoàn quân cảnh. Bộ Tổng Tham Mưu nỗ lực để tăng cường lực lượng Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù và Biệt Động Quân và cố gắng nâng các tiểu đoàn địa phương thành các liên đoàn cơ động
Để chống lại sự vi phạm hiệp định Paris từ phía quân Giải Phóng, trước ngày của Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam, một kế hoạch dự phòng đã được Bộ Tổng Tham Mưu và cơ quan Hỗ Trợ Quân Sự Mỹ ( USDAO ) về việc Mỹ sẽ cung cấp viện trợ đầy đủ cho quân đội Sài Gòn và hỗ trợ khi cần thiết . Đường dây nóng đã được thiết lập giữa Bộ Chỉ Huy hỗ trợ Mỹ – U.S. Support Command ở Nakhon Phanom , Thái Lan và bộ Tổng Tham Mưu. Bộ chỉ huy Không Quân VNCH và tư lệnh 4 vùng Chiến Thuật cũng được kết nối với hệ thống đường dây nóng này. Các điều khoản của kế hoạch này được triển khai cho 4 vị tư lệnh quân đoàn để họ dự trù kế hoạch bao gồm : Cập nhật các mục tiêu cho máy bay B-52, triển khai việc các đội máy bay trinh sát và chỉ huy tiền phương sẽ được tăng cường các liên lạc viên có khả năng nói tiếng Anh vốn đã làm việc trước đây với Không Quân Mỹ. Trong trường hợp cuộc tấn công có quy mô lớn, quân đội VNCH sẽ cố gắng giữ phòng tuyến trong khoảng 7 ngày – 15 ngày để đủ thời gian Quốc Hội Mỹ chấp thuận triển khai không quân Mỹ đến miền Nam Việt Nam. Kế hoạch của Bộ Tổng Tham Mưu và cơ quan USDAO cũng soạn thảo sẵn các thủ tục để yêu cầu Mỹ hỗ trợ
Mặc dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng, kế hoạch phối hợp giữa Bộ Tổng Tham Mưu và cơ quan USDAO chưa từng được thực hiện do các việc vi phạm hiệp định Paris của quân Giải Phóng vào năm 1973-1974 vẫn chưa đảm bảo cho việc can thiệp của Không Quân Mỹ. Còn khi vào lúc việc can thiệp được đề nghị, không quân Mỹ lại không sẵn sàng
Viện trợ quân sự Mỹ suy giảm
Bị chiến tranh tàn phá suốt 1/4 thế kỷ. Miền Nam Việt Nam không có gì để đóng góp cho cuộc chiến ngoại trừ con người và máu. Tài chính và tư liệu chiến tranh, quân đội Sài Gòn phải hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ, đây là yếu tố quyết định kết quả của cuộc chiến.
Ngày 2 tháng 4 năm 1973, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được tổng thống Nixon đón tiếp tại San Clemente . Hai vị tổng thống thảo luận về kinh tế và viện trợ quân sự mà Mỹ sẽ dành cho miền Nam Việt Nam. Cả hai cũng đánh giá sự vi phạm nguyên tắc ngừng bắn của quân Giải Phóng và sự tăng cường của quân Bắc Việt vào miền Nam Việt Nam. Chuyến viếng thăm này củng cố niềm tin về việc Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Sài Gòn thời hậu chiến
Đánh giá được việc chính quyền Mỹ gặp nhiều khó khăn ngay tại nước Mỹ về vấn đề kinh tế lẫn chính trị. Chính quyền VNCH ra sức nỗ lực tuân thủ hiệp định và cố gắng duy trì, giữ gìn các trang thiết bị vũ khí ngay khi hiệp định Paris có hiệu lực . Việc cắt giảm viện trợ nếu xảy ra được hy vọng rằng sẽ theo thời gian và dần theo sự tiến triển về tình hình quân sự và sự phát triển của kinh tế chính quyền VNCH
Trong những tháng đầu của năm 1973, theo chính sách thắt chặt chi tiêu và giả định phía quân Giải Phóng sẽ tuân thủ hiệp định Paris, Bộ Tổng Tham Mưu và cơ quan USDAO đã dự trù năm tài chính cho năm 1975 và đề nghị mức viện trợ 1.6 tỉ Usd. Tổng thống Nixon đã sửa đổi và đệ trình lên quốc hội mức viện trợ 1.474 tỉ usd. Ngoài ra, ông còn yêu cầu thêm 474 triệu usd bổ sung cho ngân sách năm 1974 để thay thế các trang thiết bị bị tổn thất và chi tiêu cho các chiến dịch. Còn có thêm 266 triệu để bổ sung cho thâm hụt của năm trước đó
Trước ngày Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng 4 năm 1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975, năm 1974, tổng thống Thiệu đã cử tướng Cao Văn Viên – Tổng Tham Mưu Trưởng đến Mỹ để tìm nguồn viện trợ. Tại Lầu Năm Góc, tướng Viên đã trình bày tình hình quân sự ở miền Nam Việt Nam. Ông đưa ra các tài liệu, hình ảnh cho thấy quân Giải Phóng đã vi phạm nghiêm trọng lệnh ngừng bắn và nguồn chi viện về người và vũ khí từ miền Bắc đưa vào Nam ngày càng nhiều. Các viên chức Bộ Quốc Phòng Mỹ bày tỏ sự ủng hộ tướng Viên. Tuy nhiên, quốc hội Mỹ đã bác bỏ hoàn toàn các yêu cầu viện trợ và chỉ chấp thuận năm tài khóa của năm 1975 là 1 tỉ usd nhưng cuối cùng cũng chỉ có 700 triệu usd được chấp thuận. Trong số này, bao gồm ngân sách cho cơ quan USDAO là 46 triệu Usd (vốn yêu cầu 100 triệu usd ). Sự chấp thuận về ngân sách đó là cú shock với toàn bộ quân đội và người dân Việt Nam. Điều này tạo hố sâu khoảng cách cực lớn giữa sự cần thiết và nguồn đáp ứng và nó không bao giờ có thể khỏa lấp được cho dù thắt chặt chi tiêu đến mức nào và quản lý ngân sách tốt đến mức nào
Xem từ đầu : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam April 30th 1975 – P1
Xem tiếp : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P3