Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 – The fall of South Vietnam – P4
Trước thời điểm Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng 4 năm 1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975, quân đội VNCH đã lâm vào tình trạng thiếu hụt vũ khí, đạn dược, trang thiết bị quân sự nghiêm trọng
Chỉ có khoảng 33% các thiết bị cần tu bổ, thay thế là có sẵn phụ tùng. Tình trạng này dẫn đến thời gian các thiết bị không sử dụng được trong quân đội đã tăng từ 15 ngày lên đến 30 ngày. Tỉ lệ các thiết bị quân sự có thể sử dụng được đã suy giảm mạnh như bảng sau
Hạng mục | Tỉ lệ | |
Xe bọc thép M-113 | 80-85% | |
Xe tăng M-48 | 75-80% | |
Pháo 105mm, pháo 155mm | 90-95% | |
Pháo 175mm | 60-75% | |
Súng phóng lựu M-79 | 80% | |
Xe tải 2.5 tấn | 80-85% | |
Xe tải 5 tấn có móc hậu | 70-75% | |
Thiết bị liên lạc | 90% |
Trước thời điểm Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam, trên 4.000 chiếc xe mà quân Mỹ và đồng minh chuyển giao cho quân đội VNCH vẫn trong tình trạng không sử dụng được do thiếu phụ tùng thay thế. Các dự trữ chiến tranh đã dần cạn kiệt và hết sạch khi được sử dụng để tái trang bị cho các đơn vị bị thiệt hại ở Vùng I và Vùng II Chiến Thuật vào tháng 3 năm 1975
Nhiên liệu và đạn dược
Sau khi các biện pháp thắt lưng buộc bụng được áp dụng từ năm 1974, mức tiêu thụ nhiên liệu đã giảm 30% so với năm 1973. Dù đã cắt giảm, thế nhưng quân đội vẫn cần 60 triệu usd hay 13% mức ngân sách để mua nhiên liệu. Mức dự trữ vẫn có vẻ khả quan, trong thời gian 45-60 ngày. Thế nhưng, nếu không được bổ sung, quân đội sẽ hết nhiêu liệu vào giữa tháng 5 năm 1975
Trong toàn bộ ngân sách cho năm tài chính 1975 là 458 triệu Usd thì đã có đến 239 triệu usd, chiếm 52% là được dùng để mua đạn dược. Tuy nhiên, mức này chỉ là khoảng 56% so với nhu cầu đòi hỏi. Với mức này nghĩa là mỗi tháng quân đội có 19.9 triệu Usd chi phí cho đạn dược trong khi vào tháng 6 năm 1973, mỗi tháng quân đội sử dụng đến 37.3 triệu Usd cho đạn dược. Vào năm 1974, giá của đạn dược đã tăng 27.7% dẫn đến lượng đạn mua được ngày càng ít đi
Giá đạn dược cho nằm tài khóa 1975
Hạng mục | Giá dự kiến | Giá thực mua | Mức tăng | |
Đạn súng trường | 0.07 usd | 0.08Usd | 14% | |
Đạn cối 60mm | 12.8Usd | 13.58Usd | 6% | |
Đạn cối 81 mm | 25.67 Usd | 27.8Usd | 8% | |
Đạn pháo 105mm | 29.21 usd | 35.7Usd | 22% | |
Đạn pháo 155mm | 40.95 usd | 60.31Usd | 47% | |
Lựu đạn phân mảnh | 1.95 usd | 2.85Usd | 46% | |
Đạn tên lửa chống tăng LAWN | 41.32Usd | 72.35Usd | 85% |
Tháng 2 năm 1974, quân đội VNCH đánh giá, dù với yêu cầu tiết kiệm tối đa về đạn dược thì đến tháng 6 năm 1975, lượng đạn dự trự sẽ chỉ còn 57.000 tấn tương đương 24 ngày sử dụng với tốc độ tiêu thụ đạn dược giống như trước ngày đình chiến
Trước thời điểm Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam, quân đội VNCH buộc phải chuyển sang biện pháp thắt lưng buộc bụng. Phương thức bắn pháo quấy rối, chăn chận bị nghiêm cấm và chỉ được phép bắn khi mục tiêu rõ ràng. Kết quả là từ tháng 7 năm 1974 cho đến tháng 2 năm 1975, lượng đạn tiêu thụ chỉ là 19.808 tấn / tháng, tương đương 27% so với mức tiêu thụ trung bình hàng tháng trước khi đình chiến là 73.356 tấn / tháng
Trong thời gian này, các hoạt động quân sự của Quân Giải Phóng tăng lên thành hơn 2.980 vụ / tháng so với 2.072 vụ / tháng trước đây. Nguồn tiếp tế đạn cho mỗi loại vũ khí trong mỗi ngày được quyết định theo hàng tháng cho từng Quân Khu dựa theo ngân sách được cấp và theo thông số sử dụng trước đây. Mức cung cấp này thấp hơn rất nhiêu so với mức tiêu thụ lúc chưa ký hiệp định. Tổng yêu cầu về đạn dược từ tháng 7 năm 1974 cho đến tháng 2 năm 1975 là 164.981.000 usd. Tuy nhiên, Bộ Tổng Tham Mưu chỉ có thể đáp ứng 40% lượng yêu cầu
Lượng đạn dược có sẵn trong giai đoạn tháng 7 năm 1974 – tháng 2 năm 1975
(số viên / vũ khí / ngày )
Hạng mục | Có sẵn | Mức tiêu thụ năm 1972 | |
Đạn súng trường | 1.56 | 3.6 | |
Đạn súng phòng lựu 40mm | 0.2 | 0.8 | |
Đạn cối 60mm | 0.4 | 2 | |
Đạn cối 81 mm | 1.1 | 2.8 | |
Đạn pháo 105mm | 6.2 | 25 | |
Đạn pháo 155mm | 4.9 | 16.2 | |
Lựu đạn phân mảnh (mỗi lữ đoàn / ngày) | 50.6 | 180 | |
Đạn tên lửa chống tăng LAWN | 4.5 | 84.4 |
Mặc dù một phần đạn dược dự trữ của quân đội Hoàng Gia Lào được chuyển sang miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, lượng đạn dự trữ chỉ có thể đáp ứng 30-40 ngày thay vì 60 ngày như trước đây. Đến tháng 2 năm 1975, lượng đạn dữ trữ đã hụt đến mức báo động
Hạng mục | Mức dự trữ theo ngày | |
1 | Đạn súng trường | 31 |
2 | Đạn súng phòng lựu 40mm | 29 |
3 | Đạn cối 60mm | 27 |
4 | Đạn cối 81 mm | 30 |
5 | Đạn pháo 105mm | 34 |
6 | Đạn pháo 155mm | 31 |
7 | Lựu đạn phân mảnh (mỗi lữ đoàn / ngày) | 25 |
Từ lúc đặt hàng đến lúc giao hàng thường mất 45 ngày. Quân đội VNCH buộc phải điều chỉnh mức dự trữ đạn dược ở 14 kho đạn trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, việc này cũng rất tốn kém do vấn đề vận tải bằng đường hàng không. Nếu nguồn bổ sung không được thực hiện và nếu mức độ chiến trường giống như cuối năm 1974 thì đến tháng 6 năm 1975, quân đội SG sẽ hết đạn. Cuối tháng 3 năm 1975, tình hình đã mất kiểm soát khi quân đội rút khỏi Vùng I và Vùng II Chiến Thuật, phân nửa kho đạn dữ trữ nằm ở hai vùng trên. Đến tháng 4 năm 1975, 4 kho đạn còn lại ở Vùng III và vùng IV chỉ có thể đáp ứng 15-20 ngày chiến đấu
Vấn đề tranh cãi và ủng hộ hay không ở Quốc Hội Mỹ đều là công khai và cả chính quyền Sài Gòn lẫn quân Giải Phóng đều biết rất rõ và có thể đánh giá tình hình điểm mạnh lẫn điểm yếu của đối phương. Đối với chính quyền Sài Gòn, đó là vấn đề gây tâm lý bất an nhưng đối với quân Giải Phóng đó lại là cơ hội tuyệt vời. Họ gia tăng các đợt tấn công vào các tiền đồn, làng xã, … nhằm để cho quân VNCH và dân chúng thấy rằng, quân đội chính phủ Sài Gòn không còn đủ sức ngăn chận các đợt tấn công, không còn đủ đạn dược cho binh sĩ lẫn đạn pháo yểm trợ, … Sau đó, Quân Giải Phóng sẽ thuyết phục binh sĩ VNCH rời bỏ và giao nộp các tiền đồn
Để chống lại phương thức trên, một nỗ lực nhằm giải thích cho binh sĩ nắm rõ vấn đề đã được triển khai rộng khắp cả miền Nam. Binh sĩ được thông báo và giải thích rằng vấn đề chỉ là tiết kiệm và được đảm bảo đủ đạn để sử dụng. Họ được khuyến khích kềm chế và chỉ nổ súng khi thấy rõ mục tiêu và kiểm soát lượng đạn bắn ra. Tuy nhiên, rất nhiêu đơn vị và đặc biệt là các binh sĩ trẻ cảm thấy mất lòng tin . Vũ khí được ưa chuộng nhất chính là các khẩu súng phóng lựu vốn đã chứng tỏ sự hiệu quả thì nay trở thành vũ khí được săn tìm nhiều nhất
Các binh sĩ VNCH bước vào chiến trường trong giai đoạn 1974-1975 với nỗi bất an rằng đạn dược có thể sẽ hết bất chợt. Nếu bị thương, anh ta sẽ phải chờ rất lâu mới có thể được tải thương đến bệnh viện. Khoảng thời gian mà đạn dược dồi dào, có thể cơ động bằng trực thăng đã không còn nữa. Gia đình của các binh sĩ lo lắng cho sự an toàn của binh sĩ ngày càng tăng khi biết rằng sự thiếu thốn về phương tiện vũ khí ngày càng nhiều. Kết quả của sự thiếu thốn là tỉ lệ tử trận và thương vong tăng nhanh chóng. Cái giá của những viên đạn mà người lính không nhận được ở thời gian sau cuộc đình chiến đã phải trả bằng máu của binh sĩ
Xem từ đầu : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam April 30th 1975 – P1
Xem lại : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P3
Xem tiếp : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P5