Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam – The Pentagon Papers – P5

1 274

Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers about Vietnam war – Phần 5

II. SỰ TRUNG LÂP CỦA HOA KỲ TRONG CHIẾN TRANH PHÁP-VIỆT MINH, 1946-1949

A. ĐÀM PHÁN THẤT BẠI

Việc Pháp quay trở lại miền bắc tháng 3/1946, đã tạo ra một tình huống bùng nổ. Miền Bắc Việt Nam, một khu vực có truyền thống không đủ gạo, đã trải qua một vụ mùa cực kỳ tồi tệ vào năm 1945. Các lực lượng quân đội không chính quy đang có mặt ở Đồng bằng sông Hồng hầu như không giúp đỡ gì được nhiều để chống đói khi nó trở nên nghiêm trọng. Trong số lực lượng này, đông nhất thuộc về Việt Minh; khoảng 150.000 người Trung Quốc; và sau đó là Quân đoàn viễn chinh Pháp. Người dân không chỉ đói, mà còn phản kháng về mặt chính trị. Dân chúng khao khát độc lập dân tộc qua việc hình thành nên Việt Minh và tạo ra tổ chức VNDCCH. Khi tinh thần chống ngoại xâm lên cao, người Pháp vẫn là mục tiêu thù địch chính. Nhưng Hiệp định ngày 6/3 đã hoãn bớt lại, xoa dịu những cái đầu nóng ở miền bắc, và làm giảm bớt các hoạt động du kích ở miền Nam Việt Nam. Các thoả thuận trong 8 tháng sau đó đều thể hiện sự hợp tác hoà bình giữa Pháp và VNDCCH ở miền bắc Việt Nam.

Tuy nhiên, Hiệp định ngày 6/3 là một sự thừa nhận thất bại đối với Hồ Chí Minh, bởi vì chính sách của ông ta hướng tới quốc tế hóa vấn đề Đông Dương. Hồ đã nhiều lần công khai với Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, với Trung Quốc, Liên Xô và Vương quốc Anh. Những lá thư của Hồ là những lời kêu gọi hùng hồn để Mỹ hay Liên Hiệp Quốc can thiệp vào Việt Nam dựa vào các nguyên tắc được nêu trong Hiến chương Đại Tây Dương, Hiến Chương Liên Hợp Quốc và trên tinh thần nhân đạo. Những lời cuối cùng mà Hồ chuyển đến Hoa Kỳ trước Hiệp định ngày 6/3/1946, được tóm tắt trong bức điện sau đây từ một nhân viên ngoại giao Mỹ ở Hà Nội, nhận được tại Washington ngày 27/2/1946:

Hồ Chí Minh đã trao cho tôi 2 bức thư gửi cho Tổng thống Mỹ, và các bản sao đến các chính quyền Trung Quốc, Nga và Anh. Hồ đề nghị Mỹ ủng hộ ý tưởng về nền độc lập của người An Nam như trường hợp độc lập của Philippines, xem xét trường hợp của người An Nam và thực hiện các bước cần thiết để duy trì hòa bình thế giới đang bị đe dọa bởi những nỗ lực của Pháp nhằm tái chiếm Đông Dương. Ông khẳng định rằng người An Nam sẽ cố gắng đấu tranh cho đến khi Liên Hiệp Quốc can thiệp và ủng hộ nền độc lập của người An Nam. Bản kiến nghị gửi tới các tổ chức Liên Hiệp Quốc bao gồm:

A. Xem xét các mối quan hệ của Pháp với Nhật Bản nơi Đông Dương thuộc Pháp bị cáo buộc là đã hỗ trợ Nhật Bản:

B. Tuyên bố thành lập ngày 2/9/1945 của Việt Minh Dân chủ Cộng hòa:

C. Tóm lược quá trình chiếm lại Nam Kỳ của Pháp bắt đầu từ ngày 23/9/1945 và vẫn chưa hoàn thành:

D. Sơ lược những thành tựu của Chính phủ An Nam ở miền bắc bao gồm bầu cử phổ thông, bãi bỏ các loại thuế vô lý, mở rộng giáo dục và tiếp tục hoạt động kinh tế bình thường ở mức có thể:

E. Yêu cầu 4 cường quốc: (1) Can thiệp và ngừng chiến ở Đông Dương để làm trung gian công tâm dàn xếp (2) đưa vấn đề Đông Dương ra trước tổ chức Liên Hiệp Quốc. Bản kiến nghị kết thúc với tuyên bố rằng người An Nam trên thực tế yêu cầu độc lập hoàn toàn; và trong khi chờ Liên Hiệp Quốc quyết định, người An Nam sẽ tiếp tục chống lại sự tái chiếm của đế quốc Pháp. Thư từ và kiến nghị sẽ được chuyển đến trong thời gian sớm nhất.

Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers, không có tài liệu nào cho thấy Mỹ khích lệ Hồ Chí Minh trình bày yêu cầu của Hồ với Mỹ, ngoài sự hỗ trợ của OSS (Mỹ) mà Hồ nhận được trong và ngay sau Thế chiến thứ hai; và cũng không chắc là Mỹ đã đáp lại các kiến nghị của Hồ. Thay vào đó, Chính phủ Hoa Kỳ dường như đã tuân thủ một cách nhất quán chính sách nhìn về phía người Pháp hơn là người Việt theo chủ nghĩa quốc gia để có những bước đi mang tính xây dựng đối với nền độc lập của Việt Nam. Ngày 5/12/1946, sau biến cố tháng 11, trước khi giao tranh nổ ra, Chính phủ Mỹ đã chỉ thị cho đại diện ngoại giao tại Hà Nội như sau:

Chúng tôi cung cấp cho ông những thông tin hướng dẫn tổng hợp này trong trường hợp ông gặp Hồ ở Hà Nội:

“Hãy nhớ rõ Hồ là đặc vụ của quốc tế cộng sản, không có bằng chứng ông ta đã cắt quan hệ với Moscow, tình hình chính trị rối ren ở Pháp và sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp dành cho Hồ. Theo quan điểm của Bộ Ngoại giao thì mong muốn của Hồ là thành lập nhà nước Đông Dương theo định hướng Cộng sản dưới sự thống trị của Liên Xô. Cần hết mực quan tâm đến các phe phái phi cộng sản ở Việt Nam, báo lại đầy đủ cho Bộ Ngoại giao.”

Những vụ việc xảy ra gần đây ở miền bắc làm dấy lên nỗi lo lớn. Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 và thoả thuận đình chiến đã tạo ra nền tảng giải quyết các vấn đề còn tồn tại giữa Pháp – Việt Nam, và đặt ra trách nhiệm cho cả hai bên không được làm phương hại đến tương lai, đặc biệt là Hội nghị Fontainebleau sắp tới, bằng vũ lực. Để tránh bất ổn, hai bên cần hết sức nhẫn nhịn, tránh khiêu khích nhau. Hai bên đều đồng ý là nếu tiếp tục tranh chấp, kéo dài chiến sự chỉ làm chậm đà phục hồi kinh tế của Đông Dương và đẩy mối quan hệ Pháp – Việt vào ngõ cụt.

Nếu Hồ không làm theo cam kết với Pháp cho trưng cầu dân ý ở miền nam, có thể cân nhắc nên đặt câu hỏi liệu ông ta có tin rằng cuộc trưng cầu dân ý sau một thời gian dài rối loạn như vậy có tạo ra kết quả đáng giá hay không, và liệu ông ta có cân nhắc việc đàm phán về tình trạng của miền nam để đi đến thoả hiệp hay không.

Có thể nói rằng người Mỹ đã hoan nghênh những thành tựu của Đông Dương qua nỗ lực hiện thực hóa nguyện vọng đáng ca ngợi để đạt quyền tự chủ lớn hơn trong khuôn khổ, và sẽ rất tiếc nếu sự quan tâm và đồng cảm này không còn nữa bởi bất kỳ ý định bạo lực nào từ lực lượng nắm quyền ở Việt Nam.

Có thể thảo luận thẳng thắn với Hồ như thảo luận của Đại sứ Mỹ với Pháp ở Paris. Văn phòng ngoại giao cung cấp thông tin về cuộc thảo luận ngày 3/12 như sau:

(1) Pháp không có yêu cầu tái chiếm Đông Dương (theo hình thức thực dân) vì dư luận ở Pháp phản đối việc tái chiếm, và có thể vượt quá các nguồn lực quân sự của Pháp,

(2) Pháp sẽ tiếp tục chính sách dựa theo hiệp định Sơ bộ 6/3, đình chiến và nỗ lực hết sức để đi theo chính sách thông qua đàm phán với Việt Nam,

(3) Pháp sẽ chỉ sử dụng các biện pháp vũ lực ở quy mô hạn chế trong trường hợp phía Việt Nam vi phạm thoả thuận,

(4) Phát ngôn thằng thừng không thích công chức người Việt Nam của Cao Uỷ d’Argenlieu đã làm khó tình hình, và có lẽ cần thay thế người khác vào vị trí Cao Uỷ,

(5) Phe Cộng sản ở Pháp cảm thấy lúng túng trong vị thế là người bảo vệ các lợi ích quốc tế của Pháp bởi hàng loạt điện tín từ Việt Nam.

(Bản dịch của Nam Đào do Admin chientranhvietnam chỉnh sửa và bổ sung)

Xem từ đầu : Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – P1

Xem lại : Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – P4

Xem tiếp : Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – P6

1 Comment
  1. You got a transaction from our company. GET => https://telegra.ph/Go-to-your-personal-cabinet-08-25?hs=d790e956b4b6a0cfff8aa29dff87209c& says

    8rsjqp

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex