Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 – The fall of South Vietnam – P6
Trận đánh Phước Long – Battle of Phuoc Long diễn ra trước khi diễn ra Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng 4 năm 1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975
CHƯƠNG V
BẮT ĐẦU CỦA SỰ KẾT THÚC
Trong năm 1973-1974, quân Giải Phóng đã không thành công trong việc chiếm được tỉnh thành nào của miền Nam Việt Nam. Đã có lần, họ thử tấn công Kontum và Tây Ninh, tuy nhiên 2 khu vực này nằm quá tầm vủa họ. Do đó, lần này họ thử tấn công tỉnh Phước Long, đây là tỉnh nằm ở vị trí cực bắc của vùng III Chiến Thuật. Quân Giải Phóng sử dụng 2 sư đoàn bộ binh, tăng cường thêm 1 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn phòng không và nhiều đơn vị đặc công, công binh, …
Trước khi diễn ra Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam, vào đầu tháng 10 năm 1974, Bộ Tổng Tham Mưu đã thu thập được nhiều tin tức tình báo , biện pháp kỹ thuật, tù binh, … về việc quân Giải Phóng đã tổ chức kế hoạch tấn công Phước Long. Các tin tức này luôn được cập nhật về cho Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Tư Lệnh Vùng III Chiến Thuật, tiểu khu Phước Long về các diễn biến của quân Giải Phóng. Do đó không có sự ngạc nhiên khi trận đánh nổ ra vào tháng 12 năm 1974
Thị xã Phước Long cách Sài Gòn khoảng 145km về phía Bắc theo đường chim bay. Thị xã này phía Bắc là đường biên giới Campuchia và chung quanh được bao bọc bởi 4 quận Đức Phong, Phước Bình, Bố Đức và Đôn Luân. Dân số xấp xỉ 30.000 người và phần lớn là người Thượng với dân tộc người Stieng và người Mnong . Những người này sống chủ yếu bằng nghề rừng và thu hoạch cao su. Số ít dân số còn lại là người Việt sống bằng nghề mua bán, làm công nhân đồn điền cao su và làm các nghề dân sự. Địa hình nhiều đồi núi và cây rừng dày đặc khiến các máy bay trinh sát khó phát hiện điều gì bên dưới
Thị trấn Phước Long kết nối với Sài Gòn bằng đường liên tỉnh 1A và đường Quốc Lộ 14. Đường 14 cũng giúp Phước Long kết nối với Quảng Đức và Buôn Ma Thuột ở hướng Đông Bắc. Sân bay của Phước Long có tên sân bay Sông Bé có đường bay được lát asphalt giúp các máy bay các loại có thể hạ cánh kể cả máy bay C-130
Khu vực này được quân Giải Phóng sử dụng làm căn cứ. Sương mù thường kéo dài đến 8h-9h sáng mới tan dần, còn vào mùa mưa thì đến hơn 10h mới tan. Đường giao thông bao gồm đường Liên Tỉnh Lộ 1A và Quốc Lộ 14, các sản phẩm địa phương cũng theo 2 đường này để đi đến các vùng khác. Một tuần sau khi lệnh ngừng bắn diễn ra, quân Giải Phóng đã cắt đứt 2 tuyến đường này theo nhiều khúc và thị trấn Phước Long chỉ có thể được tiếp tế bằng máy bay trực thăng và máy bay vận tải cánh quạt. Nhu cầu tiếp tế của thị trấn khoảng 500 tấn / tháng bao gồm gạo, muối, đường, vật dụng y tế, đạn dược, …
Vào tháng 8 năm 1974, quân đoàn III đã cùng quân Đoàn II mở cuộc hành quân giải tỏa đường 14. Thành công của chiến dịch này đã làm giảm áp lực tiếp tế bằng đường hàng không và chỉ cần dùng máy bay khi trường hợp khẩn cấp tiếp tế vũ khí, nhiên liệu và thuốc men.
Vào ngày 14 tháng 12 năm 1974, quận Đức Phong nằm cạnh đường 14 bị quân Giải Phóng tấn công và tràn ngập, thị trấn Phước Long một lần nữa phụ thuộc vào đường tiếp tế bằng đường hàng không. Các chuyến tiếp tế ngày càng nguy hiểm do quân Giải Phóng đã giăng lưới phòng không đủ loại ở đây
Lực lượng phòng thủ Phước Long bao gồm 5 tiểu đoàn địa phương quân với quân số dao động 750-900 người, 48 trung đội Dân Sự chủ yếu là người Thượng với tổng quân số khoảng 1.000 người , 4 pháo đội địa phương các loại . Lực lượng này được tăng cường bởi tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 7 bộ binh, 2 pháo đội thuộc sư đoàn 7 Bộ Binh bao gồm 6 khẩu 105mm và 4 khẩu 155mm, 3 đại đội trinh sát của sư đoàn 5, sư đoàn 18 và sư đoàn 25 Bộ Binh
Trận đánh Phước Long – Battle of Phuoc Long bắt đầu vào cuối tháng 12 năm 1974 và kết thúc ngày 6 tháng 1 năm 1975 đã báo hiệu Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam. Ngày 13 tháng 12, quân Giải Phóng mở cuộc tấn công thăm dò vào vào thị trấn Đôn Luân nhưng bị tiểu đoàn Địa Phương Quân đẩy lùi . Đêm ngày 14 tháng 12, quân Giải Phóng mở cuộc tấn công đồng thời và chớp nhoáng vào thị trấn Đức Phong và Bố Đức, cả hai khu vực này nhanh chóng bị tràn ngập mà không gặp sự chống cự nào đáng kể. Các cuộc điều tra sau đó cho thấy các vị chỉ huy quân sự của cả hai khu vực này đều mất tích. Đêm ngày 15 tháng 12, quân Giải Phóng mở cuộc tấn công vào khu vực bố trí pháo 105mm phòng thủ và khu vực này cũng nhanh chóng bị đánh chiếm
Ngay sau các cuộc tấn công này, Quân Đoàn III đã cho trực thăng vận chuyển tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 7, sư đoàn 5 từ Lai Khê đến Phước Long. Với sự tăng cường này, chi khu trưởng chi khu Phước Long đã mở cuộc phản công và tái chiếm lại thị trấn Bố Đức vào ngày 16. Lúc này, tại Phước Long , lực lượng tác chiến chỉ có tiểu đoàn 2 / sư đoàn 5 vừa đến và 2 tiểu đoàn Địa Phương Quân. Hơn 3.000 binh sĩ khác thuộc các đơn vị Dân Sự, Tự Vệ, Nghĩa Quân, … từ các khu vực chung quanh cũng đổ về đây nhưng các binh sĩ này không được tổ chức và huấn luyện kỹ lưỡng và trang bị kém.
Quân Đoàn III lúc này tổ chức các cuộc không vận bằng máy bay C-130 và C-47 để mang vũ khí đến tái trang bị cho các đơn vị bán quân sự nơi đây. Các chuyến bay đến mang theo vũ khí, lương thực, … và khi quay về chở theo các nhân viên công vụ, dân thường, … để giảm gánh nặng cho thị trấn Phước Long. Áp lực quân Giải Phóng quanh Phước Long càng lúc càng lớn, sân bay Sông Bé thường xuyên bị pháo kích và mỗi chuyến bay là cuộc đối mặt với lực lượng phòng không bố trí ở phía Bắc và Tây Nam của sân bay. Một máy bay C-130 bị bắn hỏng khi đang đáp xuống và phải nằm lại sân bay. Ngày hôm sau, thêm 1 máy bay C-130 bị bắn hỏng khi đang cất cánh. Quân Giải Phóng cố sức làm tê liệt sân bay bằng cách liên tục pháo kích và giăng lưới phòng không đón các máy bay trực thăng tiếp tế. Sư đoàn 5 Bộ Binh đã phải ngừng các chuyến vận chuyển bằng trực thăng do lưới phòng không quá dày đặc
Cùng lúc gia tăng hỏa lực lên sân bay Sông Bé, quân Giải Phóng mở cuộc tấn công lần thứ 2 vào thị trấn Bố Đức và chiếm được thị trấn này vào ngày đêm 22 tháng 12. Bốn ngày sau, sư đoàn 7 Quân Giải Phóng lại mở cuộc tấn công khác và chiếm thị trấn Đôn Luân. Đến lúc này, quân Giải Phóng gần như đã chiếm trọn thị trấn Phước Long ngoại trừ khu trung tâm và thị trấn Phước Bình
Đêm 30 tháng 12 năm 1974, sư đoàn 7 và sư đoàn 3 đã mở cuộc tấn công dữ dội vào thị trấn Phước Bình nằm bên trong khu trung tâm của Phước Long. Cuộc tấn công được sự yểm trợ của 1 trung đoàn xe tăng. Trận chiến diễn ra ác liệt, Bộ Tổng Hành Dinh của Phước Bình bị pháo kích nặng nề và Trung Tâm Hành Quân bị phá hủy. Lực lượng của Phước Long cùng tiểu đoàn 2 / sư đoàn 5 phải dời phòng tuyến về phía sân bay Sông Bé. Tại đây, các đơn vị này đã chiến đấu dũng cảm và phá hủy 4 xe tăng quân Giải Phóng.
Xem từ đầu : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P1
Xem lại : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P5
Xem tiếp : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P7
Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The collapse of South Vietnam