Chiến dịch Campuchia – Cambodian Incursion Campaign 1970 – P10
Trước chiến dịch Campuchia hay cuộc đột kích Campuchia – Cambodian Incursion – Cambodian Campaign, quân đội Sài Gòn đã mở chiến dịch Toàn Thắng 42 để tấn công và phá hủy các kho tàng của quân Giải Phóng nằm ở khu vực tỉnh Svay Rieng của Campuchia
Chương V
Cuộc đột kích hỗn hợp
Cho đến trước khi chiến dịch Campuchia – cuộc đột kích Campuchia – Cambodian Incursion – Cambodian Campaign diễn ra, trong thời gian từ tháng 4 năm 1970 đến tháng 6 năm 1970, lực lượng Sài Gòn phối hợp cùng quân đội Mỹ đã mở 3 cuộc hành quân tại khu vực biên giới Campuchia.
- Cuộc hành quân Toàn Thắng do lực lượng Quân Đoàn 3 cùng lực lượng Dã Chiến số 2 – U.S. Field Force II của Mỹ tiến hành
- Chiến dịch Cửu Long do quân đoàn IV phối hợp với phái bộ hỗ trợ quân sự Mỹ vùng đồng bằng tiến hành – Delta Military Assistance Command (DMAC)
- Chiến dịch Bình Tây do quân Đoàn II cùng lực lượng Dã Chiến số 1 – U.S. Field Force I của Mỹ tiến hành
Chiến dịch Toàn Thắng 42
Chiến dịch Toàn Thắng 42 bao gồm 6 giai đoạn, 5 giai đoạn đầu có sự phối hợp với cố vấn Mỹ và giai đoạn cuối chỉ toàn lực lượng Sài Gòn. Trong đó, 4 giai đoạn đầu là ác liệt nhất. Giai đoạn 1 và 2 tập trung ở khu vực Mỏ Vẹt – Parrot’s Beak area và Cánh Thiên Thần – Angel Wing area. Giai đoạn 3 ở khu vực Tây Nam tỉnh Kompong Trach, giai đoạn 4 dọc đường số 1
Giai đoạn 1 của Chiến dịch Toàn Thắng 42
Sau cuộc tấn công ngắn kéo dài 3 ngày của chiến dịch Toàn Thắng 41, bộ Tổng Tham Mưu Sài Gòn và cơ quan MACV cảm thấy cần tiếp tục vài chiến dịch hành quân nhằm phá hủy các căn cứ của quân Giải Phóng nằm trên lãnh thổ Campuchia.
Ngày 14 tháng 4, bộ Tổng Tham Mưu Sài Gòn và cơ quan MACV quyết định mở chiến dịch nhằm truy quét khu vực Svay Rieng trên lãnh thổ Campuchia, bảo vệ tuyến đường QL 1 nối Campuchia và miền Nam Việt Nam. Một bộ phận của Bộ Tổng Tham Mưu được giao nhiệm vụ phối hợp cùng thiếu tướng McAuliffe là cố vấn Mỹ để soạn thảo kế hoạch cho chiến dịch này. Ngày 27 tháng 4, kế hoạch cho chiến dịch này được hoàn thành
Lực lượng miền Nam Việt Nam tham chiến bao gồm 2 thiết đoàn thuộc Quân Đoàn 3 cùng lực lượng thiết giáp trực thuộc sư đoàn 5 và sư đoàn 25 bộ binh . Lực lượng bộ binh bao gồm 1 trung đoàn thuộc sư đoàn 25 bộ binh và 4 tiểu đoàn Biệt Động Quân thuộc Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân trực thuộc quân đoàn 3
Các lực lượng này được tổ chức thành lực lượng đặc nhiệm bộ binh kết hợp thiết giáp với các nhóm : 318, 225 và 333 và đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn 3 . Vấn đề hậu cần cũng được chú ý. Bộ chỉ huy tiếp liệu khu vực 3 đã có kinh nghiệm trong chiến dịch Toàn Thắng 41 nên các thiếu sót trong chiến dịch đó đã được vạch ra và khắc phục
Ngày 28 tháng 4 năm 1970, 3 lực lượng đặc nhiệm đều đã di chuyển đến khu vực xuất phát. Lực lượng Đặc Nhiệm 318 – TF 318 được bố trí dọc QL 1 ở phía Đông của Gò Dầu Hạ . Lực lượng TF 225 và TF 333 tập trung ở phía Đông Bắc của thị trấn . Bộ Chỉ Huy tiền phương của Quân Đoàn 3 được thiết lập bên trong thị trấn Gò Dầu Hạ . Các lực lượng tiếp liệu thuộc đơn vị tiếp liệu khu vực 3 đã bố trí các đơn vị dọc QL 1 cách thị trấn 4km về phía Đông
Sáng ngày 29 tháng 4, sau các cuộc pháo kích và ném bom mở đường, các đơn vị băng biên giới và tiến vào lãnh thổ Campuchia. Đơn vị TF 318 tiến ở phía Tây dọc QL 1, đơn vị 225 tiến ở phía Tây còn đơn vị 338 tiến ở phía Nam. Trong 2 ngày đầu tiên, các đơn vị đều đụng trận nặng với Quân Giải Phóng. Các đơn vị pháo binh liên tục bắn yểm trợ, các máy bay yểm trợ chiến thuật ném bom dữ dội vào các mục tiêu . Các đơn vị quân Giải Phóng kháng cự ác liệt. Trong 2 ngày đầu tiên, Quân Giải Phóng thiệt hại 84 tử trận, phía VNCH có 16 chết và 157 người bị thương. Các kho tàng, vũ khí, … được phát hiện sẽ được chuyển về miền Nam Việt Nam bằng trực thăng, nếu số lượng quá lớn sẽ được chuyển về 1 phần, phần còn lại sẽ bị phá hủy
Thời gian đầu, lực lượng thiết giáp tỏ ra khá nhút nhát, các đơn vị thường lùi lại và chỉ bắn yểm trợ cho đơn vị Biệt Động Quân tỏ ra dũng cảm hơn hẳn. Điều này dần dần được Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn 3 khắc phục
Ngày 1 tháng 5, lực lượng TF 225 và 333 được tái tiếp tế để chuẩn bị cho giai đoạn 2 còn lực lượng TF 318 được lệnh tiến về tỉnh Svay Rieng với nhiệm vụ giải tỏa áp lực ở thị trấn này, bảo vệ tuyến đường QL 1 từ đây đi Chipu và bảo vệ kiều bào người Việt di tản về Việt Nam
Đường số 1 là con đường huyết mạch không chỉ đối với chiến dịch này mà còn đối với các cuộc tấn công vào Campuchia. Trong giai đoạn 2, tiểu đoàn 51 Biệt Động Quân và tiểu đoàn 3 bộ binh được thay thế bằng tiểu đoàn 4/48 và tiểu đoàn 3/52. Cả hai đơn vị này đã chịu nhiều thiệt hại trong 2 ngày đầu của chiến dịch
Giai đoạn 2 của Chiến dịch Toàn Thắng 42
Đây là chiến dịch phối hợp giữa lực lượng quân đoàn III và lực lượng quân đoàn IV để lùng sục khu vực 365 – Base 367. Ngày 2 tháng 5, chiến đoàn 333 – TF 333 và chiến đoàn 225 – TF 225 đang ở vị trí phía Nam đường số 1 đã tấn công về phía Nam hướng về khu Mỏ Vẹt – Parrot Beak trong khi chiến đoàn 318 dưới sự chỉ huy của trung tá Trần Quang Khôi tấn công về phía Tây của đường số 1 để lùng sục phía Nam của vùng Svay Rieng
Từ tỉnh Kiến Tường ở phía Nam, lực lượng VNCH của quân đoàn 4 bao gồm sư đoàn 9 bộ binh, 5 thiết đoàn thiết giáp và 1 liên đoàn Biệt Động Quân tấn công lên phía Bắc theo 3 hướng khác nhau để bắt tay với lực lượng quân đoàn 3 ở phía Nam khu Mỏ Vẹt
Trong ngày đầu tiên, chiến đoàn 225 đụng trận nặng với Quân Giải Phóng ở địa điểm cách Chipu 12km về phía Nam. Từ ngày 30 tháng 4, lực lượng Mỹ đã được phép hoạt động ở lãnh thổ Campuchia nên chiến đoàn 225 được sự yểm trợ của Không Quân và pháo binh Mỹ đã buộc Quân Giải Phóng chịu tổn thất nặng với 54 chết và 19 bị bắt và phải rút lui. Phía VNCH có 10 chết và 51 bị thương . Lực lượng chiến đoàn 333 cũng đụng trận nặng và phía Quân Giải Phóng chịu tổn thất 79 chết và 15 bị bắt, thu giữ 31 vũ khí các loại. Chiến đoàn 333 tổn thất 6 chết và 21 bị thương
Ngày 3 tháng 5, lực lượng Quân Đoàn III và Quân Đoàn IV bắt tay nhau và cùng lùng sục khu vực chung quanh
Trong khi lực lượng VNCH lùng sục khu vực 706 và 367 ở khu vực Svay Rieng thì ngày 1 tháng 5, lực lượng Mỹ với sư đoàn 1 Khinh Kỵ và trung đoàn 11 thiết kỵ phối hợp với sư đoàn Nhảy Dù VNCH mở cuộc tấn công vào khu vực Móc Câu – Fishing Hook ở phía Bắc tỉnh Bình Long
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Campuchia 1970 – Cambodian Incursion 1970 – Cambodian Campaign 1970 – P1
Xem lại : Chiến dịch Campuchia 1970 – Cambodian Incursion 1970 – Cambodian Campaign 1970 – P9
Xem tiếp : Chiến dịch Campuchia 1970 – Cambodian Incursion 1970 – Cambodian Campaign 1970 – P11