Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Vương quyền Lào và cuộc chiến ở Việt Nam

0 1,294

Đến thăm cố đô Luang Prabang của Lào, khách du lịch thường được hướng dẫn thăm quan những gì còn lại của nền quân chủ có lịch sử dài hơn sáu thế kỷ.

Đó là ngai vàng, thư viện, phòng ngủ của vị vua cuối cùng ‘King’ Sisavang Vatthana, hay vẫn được gọi theo tiếng Pháp, ngôn ngữ thường sử dụng trong Hoàng Gia Savang Vatthana. Cô hướng dẫn viên du lịch xinh đẹp nói bằng một giọng đều đều:

”Sau cách mạng, Ngài đã về Vientiane để hợp tác với chính phủ mới. Ngài mất vì già yếu lúc năm 1981.”

Tuy nhiên, khi có ai đó muốn tìm hiểu thêm về giai đoạn cuối của vị vua này thì cô hướng dẫn viên sẽ lộ vẻ lúng túng : ”Thật sự chúng tôi không rõ lắm, nhất là khi Ngài không còn quyền lực.”

Thảm kịch xảy đến với Hoàng gia Vương quốc Lào là chuyện còn ít ai được biết. Và hàng chục năm trôi qua, chính quyền Lào không đưa ra được một câu trả lời thỏa đáng về sự biến mất của vua Savang Vatthana.

Lãnh tụ cộng sản Lào, Kaysone Phomvihane, trong lần đến thăm Pháp năm 1989 vẫn khẳng định:

“Tôi muốn nói với các ông rằng, Savang Vatthana chết tự nhiên. Ông ta rất già. Điều đó xảy đến với tất cả mọi người.”

Trong câu nói, lãnh tụ Cộng Hoà Dân chủ Nhân dân Lào Kaysone Phomvihane gọi vua Savang Vatthana trống không, lạnh nhạt, khác tình cảm của người Lào dành cho Hoàng gia.

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Savang Vatthana lúc đó mới chỉ là Thái tử sang Paris học luật sống chung với hai Hoàng thân Souvanna Phouma, Souphanouvong, cũng học ở Pháp. Họ cùng trọ trong căn hộ trên đại lộ Raspail của tướng Pháp Coquelet. Savan đi chợ, Souvanna Phouma (1901-1984) nấu cơm, còn Souphanouvong (1909-1995) rửa bát.

‘Hoàng thân đỏ’ Souphanouvong sau đó cưới một cô gái Việt Nam, trở thành Chủ tích nước đầu tiên của CHDCND Lào (1976-1985), và ‘người rửa bát’ không nhớ thủa hàn vi, chẳng dành cho King Savang cả một cái chân lau bàn khốn khổ trong bữa tiệc chiến thắng của họ năm 1975.

Trung lập hay thân Việt Nam?

Vua Savang Vatthana được đánh giá nhân hậu, đạo đức, thường có mặt trong những cuộc tranh luận Thần học. Ông là người luôn mong mỏi giữ nước mình trong tư thế một nước trung lập, dù giai đoạn trị vì chịu sức ép, chèo kéo và áp lực của cả hai khối cộng sản và tư bản.

Thay mặt vua, Hoàng thân Souvanna Phouma lần đến thăm Nga, gặp Khrushchev tại Sochi, đã được lãnh tụ Xô Viết dành cho sự tiếp đãi trọng thể. Hoàng thân được sử dụng toàn bộ lâu đài của Hoàng tử Yussupov lộng lẫy bên bờ Biển Đen, mới được sửa chữa và phục chế hoàn toàn, salon lát đá cẩm thạch, phòng chơi billard, bể bơi trong nhà với nước biển được sưởi nóng, sauna, phòng ăn khổng lồ luôn luôn đầy ắp hoa quả, trứng cá cavia, rượu vodka… Nikita Khrushchev đến tận nơi ở với vòng tay dang rộng, hỏi như muốn tự mình xách valy “Vương Thân, đồ đạc của Ngài ở đâu?“.

Sau buổi tiếp kiến, Khrushchev thân mật vỗ vai, gọi Hoàng thân bằng tên riêng:

“Ông bạn Souvanna yêu quý của tôi, tôi biết chắc rằng Ngài chưa đủ chín đối với chủ nghĩa cộng sản.”

Sự tiếp đón của JF Kennedy vào tháng 9/1962 dành cho phái đoàn Vương quốc Lào ngược lại rất thiếu trọng thị, lạnh nhạt. Các bữa tiệc được mô tả như các suất ăn sáng.

Ngoại trưởng Mỹ lúc đó Foster Dulles ham dọa: “Trung lập không thể tồn tại. Nếu có điều đó thì là một sự vô đạo đức. Người ta chỉ có thể thân Mỹ hay thân cộng sản.”

Averell Harriman thu xếp cho Hoàng gia Lào tiếp kiến Kennedy tại Toà Bạch ốc. Tại đó, tổng thống Mỹ ăn mặc như vừa về sau một trận chơi golf, ngồi trên chiếc ghế xoay nửa nằm, nửa ngồi, chuyện đang nửa chừng đã ngắt lời, hỏi:

“Ngài đánh giá mong đợi ngài muốn ở phía chúng tôi như thế nào?”

“Thưa Tổng thống, chúng tôi không cần tiền. Điều chúng tôi mong mỏi là hậu thuẫn chính trị, những chuyên viên kỹ thuật, thuốc men, máy kéo.”

Ngạc nhiên, Kennedy chồm dậy sửng sốt:

“Thế là thế nào, lần đầu tiên tôi nghe…”

Lào – nạn nhân thua thiệt trong Cuộc chiến Đông Dương

Trong Chiến tranh Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập tổ chức kháng chiến Pathet Lào. Pathet Lào bắt đầu chiến tranh chống lực lượng thực dân Pháp với viện trợ của Việt Minh

Trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ – Việt Nam, đúng nghĩa hơn là chiến tranh Đông Dương, Lào đã cho Hà Nội xây dựng tuyến đường huyết mạch chi viện cho chiến trường miền Nam trên lãnh thổ Lào, vẫn được gọi là ‘Đường mòn Hồ Chí Minh’.

Lào giữ vai trò quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam do binh sĩ miền Bắc Việt Nam tiến vào và nắm giữ nhiều lãnh thổ của Lào để mở đường tiếp tế cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Đáp lại, Hoa Kỳ oanh tạc các vị trí của quân miền Bắc Việt Nam, ủng hộ các lực lượng chống cộng chính quy và không chính quy tại Lào và hỗ trợ quân Việt Nam Cộng hoà xâm nhập Lào. Năm 1968, quân miền Bắc Việt Nam phát động tấn công giúp Pathet Lào chống lại lực lượng Hoàng gia Lào. Cuộc tấn công này khiến lực lượng Hoàng gia Lào giải ngũ ở mức độ lớn, thế lực chống cộng chính tại Lào chuyển sang lực lượng H’Mông dưới quyền Vàng Pao do Hoa Kỳ và Thái Lan ủng hộ.

Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã trực tiếp mở chiến dịch ‘Lam Sơn 719’ đánh thẳng sang Lào từ Quảng Trị. Mỹ cũng đã tiến hành 550.000 phi vụ tấn công trên lãnh thổ Lào, trung bình cứ 8 phút có một phi vụ rải boom, nã tên lửa trong suốt 9 năm.

Chừng 260 triệu trái boom đã dội xuống đất Lào, nhiều hơn dân số của nước này (6,4 triệu/2015). Lào là đất nước hứng chịu boom đạn nặng nề nhất thế giới so với số dân.

Bắc Việt Nam đã thành công trong việc sử dụng Lào như một chiếc khiên chắn đạn cho VNDCCH, để hậu phương miền Bắc không bị hứng chịu toàn bộ gánh nặng của cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.

Nội chiến ở Lào giữa quân đội Hoàng gia được người Hmong ủng hộ chống lại Pathet Lào và quân đội Bắc Việt kéo dài từ tháng 11/1953 tới năm 1973, dài hơn chiến tranh Việt Nam. Một triệu người Lào đã bị giết, tương tự cứ 6 người thì có một bị thiệt mạng.

Sau chiến tranh 69.000 người Hmong phải chạy từ Lào sang Thái Lan tỵ nạn rồi một số họ được Hoa Kỳ nhận.

Đóng góp của Lào về sức người, sức của cho Bắc Việt Nam chiến thắng không thể phủ nhận.

Nền quân chủ 622 năm bị truy trốc tận gốc

Nằm cạnh những đế chế hùng mạnh trên bán đảo Đông Dương, Lào luôn giữ một thái độ khiêm nhường.

Đất nước là ngã tư hợp lưu giữa các sắc tộc. Những người bản địa được gọi là người ‘Kha’ bị những kẻ thắng trận, đầu tiên là Khmer, sau là người Thái, đẩy dần lên vùng núi, bị chiếm mất những mảnh đất tốt.

Fa Ngum, một Hoàng tử trong bộ tộc đã liên kết với Vương triều ‘Roi d’Angkor’ thành công trong việc thống nhất các tộc trưởng địa phương và đất nước ” Lan Xang- Triệu voi” đã ra đời. Vương Quốc tả ngạn sông Mekong có thủ đô là Xieng-Thong, sau được gọi là Luang Prabang. Đó là năm 1353.

Hiệp định Paris và việc triệt thoái quân đội Mỹ khỏi Việt Nam đồng thời mở ra cho Lào một viễn cảnh tìm lại tiếng nói ở Đông Dương.

Ngày 5/4/1974, Vua Savang Vatthana tại vị trên ngai vàng mời hai anh em cùng cha khác mẹ Souvanna Phouma, một người đi với vua và Souphanouvong, một người theo Bắc Việt Nam, ngồi lại với nhau thành lập ‘Chính phủ Lâm thời đoàn kết dân tộc’.

Vương quốc Lào tuyên bố đi theo đường lối quân chủ trung lập, không liên kết.

Song, cân bằng lực lượng trong vùng thay đổi sau ngày 30/4/1975, khi Sài Gòn sụp đổ.

Pathet Lào hiểu, cơ hội chiếm đoạt quyền lực đang nghiêng về phía họ với sự suy yếu của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa biến mất.

Những người thuộc Đảng Nhân dân Cách mạng Lào giật dây cho các tầng lớp sinh viên, học sinh thành lập các tiểu tổ cách mạng tại Vientiene và nhiều thành phố khác tại Lào.

Kết thúc năm 1975 cùng Sài Gòn sụp đổ

Tháng 5, một cuộc biểu tình của sinh viên nổ ra, bao vây Hoàng cung Louang-Prabang, ngăn cản Đức vua tham dự ngày Hội Hiến pháp. Ngày 29/9/1975, hai Hoàng thân Souvanna Phouma và Souphanouvong từ chức trước rừng người tụ tập trước Hoàng Cung. Thoạt đầu cuộc biểu tình không có dấu hiệu nào chứng tỏ đám đông phản đối chế độ quân chủ, ngược lại họ tỏ lòng kính trọng với vị vua Savang Vatthana, tin tưởng vào ngai vàng có quá khứ hơn sáu thế kỷ.

Trong lúc đó, những cán bộ tuyên truyền Pathet Lào hô khẩu hiệu”phản đế, phản phong”.

Savang Vatthana hiểu rất nhanh những người Pathet Lào muốn gì. Vua tuyên bố thoái vị. Mười ngày sau, “Hội nghị đại biểu nhân dân” nhóm họp tại Vientiane, tuyên bố thành lập nước CHDCND Lào và Chủ tịch không phải ai khác là…Hoàng thân Souphanouvong.

Vua Savang Vatthana được choàng một chút hư vinh, hữu thực “Cố vấn tối cao chính phủ”. Ngôn ngữ gọt tròn cho khỏi chấn động những ai còn quyến luyến chế độ cũ.

 

Xem tiếp : Những ngày cuối của Vương Quyền Lào và cuộc chiến Việt Nam – P2

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex