Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trung Quốc lập hệ thống vệ tinh, máy bay giám sát biển Đông

0 227

Trung Quốc đang lập hệ thống vệ tinh, máy bay không người lái và cả khinh khí cầu để giám sát tàu thuyền trên toàn Biển Đông giữa lúc tình hình tranh chấp các đảo trên biển Đông đang diễn ra căng thẳng kéo theo cả Mỹ và các nước ngoài khu vực.

Theo SCMP, Trung Quốc cũng đang triển khai kế hoạch phóng hệ thống vệ tinh để thiết lập chòm sao vệ tinh Hải Nam nhằm giám sát hoạt động tàu thuyền diễn ra hàng ngày trên Biển Đông. Dự án này dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2021, bao gồm 6 vệ tinh quang học, 2 vệ tinh siêu phổ và 2 vệ tinh radar.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng hàng hải quy mô lớn, thiết lập các hệ thống radar thời tiết, theo dõi hàng hải, các trạm giám sát môi trường, cung cấp thông tin cho các lực lượng hoạt động trên biển.

Kỹ sư trưởng Dương Thiên Lương của Hệ thống Mạng vệ tinh Quan sát Trái Đất Hải Nam, cho biết hệ thống sẽ bao gồm ít nhất 4 vệ tinh giám sát Hainan 1 có góc quan sát rộng, hai vệ tinh viễn thám đa quang phổ Sanya 1 và hai vệ tinh radar khẩu độ tổng hợp Sansha 1. Hiện tại, các vệ tinh giám sát Hainan 1 đã hoàn thành và lên kế hoạch đưa vào quỹ đạo trong chuyến bay thứ hai của tên lửa đẩy Trường Chinh 8, phóng từ Trung tâm Vũ trụ Văn Xương nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc

Tên lửa Trường Chinh 8 hiện là tên lửa mới nhất dùng để phóng vệ tinh. Chuyến phóng thành công đầu tiên là vào cuối năm 2020 và kỹ sư Dương Thiên Lương là trưởng nhóm thiết kế và kỹ sư trong việc phát triển hệ thống vệ tinh Hải Nam

Yang cho biết thêm rằng mỗi vệ tinh Hainan 1 nặng 50 kg, sẽ hoạt động ở độ cao 500 km trong quỹ đạo thấp của Trái Đất, với vận tốc 28.440 km/h. Mỗi vệ tinh Hainan 1 mang một camera góc rộng, có khả năng nhận dạng tự động, có thể thu nhận những tín hiệu về vị trí, lộ trình và tốc độ từ các con tàu đang di chuyển trên biển đông. Trong khi đó, vệ tinh Hainan 1-02 được trang bị một camera độ nét cao, nhằm quan sát các cảng, đảo và tàu. Hainan 1-03 và Hainan 1-04 đều sử dụng camera góc rộng để liên tục quét những khu vực được chỉ định để từ đó thu thập các dữ liệu để mô phỏng và thiết lập các bản đồ chi tiết của khu vực đó.

Theo kế hoạch trong 2-3 năm tới, thêm hai vệ tinh Hainan 1, hai vệ tinh viễn thám đa quang phổ Sanya 1 và hai vệ tinh radar khẩu độ tổng hợp Sansha 1 dự kiến được phóng vào không gian. Các vệ tinh Sanya 1 và vệ tinh Sansha 1 để hoàn thiện Hệ thống Mạng vệ tinh Quan sát Trái Đất Hải Nam.

Việc Trung Quốc lập hệ thống vệ tinh giám sát biển Đông được công bố giữa lúc tình hình Biển Đông đang căng thẳng đã khiến nhiều người e ngại

Kiến trúc sư trưởng Dương Thiên Lương cũng cho biết “Ngoài các vệ tinh đã được hoàn thành,  chúng tôi dự kiến sẽ lắp ráp và phóng thêm 1 số vệ tinh khác đặc biệt là các vệ tinh mang radat. Một mạng lưới 10 vệ tinh như vậy có khả năng giám sát toàn bộ Biển Đông theo thời gian thực”, nói rằng nó sẽ giúp Trung Quốc “bảo vệ chủ quyền, phát triển khu vực và ứng phó với các tình huống khẩn cấp”. 

Trước đó, trang SCMP cũng đã đưa tin về mạng lưới máy bay không người lái do Bộ Tài nguyên Trung Quốc vận hành. Tin tức đăng tải cho biết, các máy bay không người lái này được trang bị camera có độ phân giải cao, chụp từ nhiều góc độ và theo thời gian thực, có khả năng kết nối và truyền tải dữ liệu từ vệ tinh đến các trạm chuyển tiếp và xử lý tín hiệu trên mặt đất. Các máy bay không người lái hạng nhẹ này sẽ hỗ trợ cho hệ thống cảm biến từ xa của vệ tinh Trung Quốc, vốn hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết nhiều mây trong khu vực.hệ thống các máy bay không người lái sẽ giúp “nâng cao đáng kể khả năng giám sát tích cực” của nước này trên Biển Đông, đồng thời “mở rộng tầm giám sát” của Trung Quốc tới những vùng biển đông đúc.

Ngoài việc sử dụng hệ thống vệ tinh, máy bay không người lái, từ cuối năm 2019, Trung Quốc đã triển khai khinh khí cầu giám sát tại rặng san hô ở Đá Vành Khăn, hiện là tiền đồn lớn nhất của Trung Quốc trên vùng Biển Đông đang tranh chấp.

Những quả khinh khí cầu khổng lồ được gắn các radar để giúp phát hiện các máy bay bay thấp khi các máy bay trinh sát hoặc vệ tinh không thể theo dõi hay phát hiện được các máy bay bay thấp trong thời tiết xấu hoặc nhiều mây mù. Khinh khí cầu này có ưu điểm là chi phí rẻ hơn nhiều so với việc sử dụng các máy bay trinh sát, có thể duy trì trên không trong một thời gian dài và có khả năng hoạt động trong mọi hoàn cảnh thời tiết. Khi được kết hợp với radar mặt đất, vệ tinh và máy bay trinh sát cảnh báo sớm, chúng có thể tạo thành một mạng lưới giám sát toàn diện. Trung Quốc được cho là đã sử dụng khinh khí cầu tại 1 số hòn đảo từ năm 2017

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex