Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P17

0 477

Phần 17 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung

Lại một lần nữa viễn ảnh hòa bình ló rạng. Và cứ thế, Hiệp Định Paris được các cơ quan truyền thông của chính phủ mô tả như một thắng lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Khác với Hiệp Định Genève Pháp ký năm 1954 sau thất bại Điện Biên Phủ, đàng này Việt Nam Cộng Hòa đâu có thất bại? Ban Tâm Lý Chiến trận đài đồng ca: ‘’Cờ bay c bay trên thành phố thân yêu’’. Tại Mỹ, các báo chí đăng hàng tít lớn ‘’Hòa bình với danh dự’’ Đài VOA cứ vậy mà phát sóng. Biết đâu, biết đâu đấy một trang sử mới đã được mở ra rồi.

Thế là đã tới thời hậu chiến?

Bây giờ nhiệm vụ chính yếu là củng cố xã hội và tái thi ết kinh tế. Về xã hội, việc bức xúc là hiệu năng của nền hành chính. Để hỗ trợ công tác này chương trình ‘’Cải tổ hành chánh’’ được đề ra. Ông Quách Huỳnh Hà, người được giao trách nhiệm, đã cùng với sự tham gia tích cực của Học Viện Quốc Gia Hành Chánh đôn đốc việc cải tổ. Công chức mọi cấp mọi ngành thay nhau đi tham dự các lớp học tập được tổ chức tại Trung Tâm Huấn Luyện Vũng Tàu. Trung tâm nằm cạnh bờ biển Long Hải thơ mộng. Các vấn đề được đem ra thảo luận: Tản quyền về địa phương, phát triển nông thôn, tay súng tay cày, bài trừ tham nhũng. Toàn là những chủ đề thực tế, hết sức hấp dẫn.

Khối Kinh Tế-Tài Chính được đốc thúc để đẩy được nền kinh tế đi tới tự túc tự cường. Càng sớm càng tốt. Lúc này cần nhìn thẳng vào thực trạng, xem mặt tốt, mặt xấu, tranh thủ thời gian để uốn nắn lại những bất quân bình của kinh tế vĩ mô. Muốn vậy, cần phải duyệt xét toàn bộ quá trình nền kinh tế để chỉ ra cho đúng những nhu cầu và ưu tiên. Nhìn lại con đường mà nền kinh tế Việt Nam đã trải qua trong hai thập niên, tuy nó trắc trở, thăng trầm, nhưng cũng đã có thời điểm khá sáng sủa. Và bên cạnh những tàn phá lại có những xây dựng, phát triển đáng kể, cả về vật chất lẫn con người. Mục tiêu tiến đến tự túc, tự cường, chậm lắm là vào năm 1980 đã không phải là một ảo tưởng.

THĂNG TRẦM CỦA NỀN KINH TẾ THỜI CHIẾN

Thập niên 1960: Từ xuất sang nhập.

Thập niên này được Liên Hiệp Quốc tuyên dương là ‘’Thập Niên Của Phát Triển’’. Nắm lấy cơ hội, các nước Á Châu như Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Nam Dương, Mã Lai, Singapore và kể cả Nhật Bản, đã nhảy vọt một bước dài trên đường mở mang kinh tế, xã hội. Họ đã vận dụng nhân lực, lấy đất cảng làm động l ực thúc đẩy mở mang kinh tế, thu hút đầu tư và kỹ thuật tiên tiến để cải tiến công nghiệp. Việt Nam đã mất cơ hội quý báu đó. Tuy nhiên trong những năm đầu thập niên, tình hình kinh tế còn khá triển vọng. Miền Nam vẫn còn xuất cảng được gạo. Với tổng xuất là 340.000 tấn, năm 1960 đánh dấu mức cao nhất trong lịch sử kinh tế Việt Nam Cộng Hòa. Từ năm đó, nông thôn bắt đầu thiếu an ninh, xu ất cảng gạo xuố ng dần, và tới năm 1962, còn 85 ngàn tấn. Sau đó, không đáng kể, nhưng vẫn còn là xuất. Từ 1965 trở đi thì xuất đã biến sang nhập, có năm lên tới 760 ngàn tấn. Một trời một vực so với thời tiền chiến. Năm cao điểm là 1939: Xuất cảng gạo của riêng Nam Bộ lên tới gần hai triệu tấn. Tới năm 1954 cũng vẫn còn 520.000 tấn. 

1969-1971: Ba năm vàng son.

Khoảng thời gian 1969-1971, tình hình an ninh miền đồng bằng Cửu Long tương đối tốt, cho phép nhiều người nghĩ tới triển vọng kinh tế lâu dài. Đây là khoảng thời gian cao độ của nền Đệ Nhị Cộng Hòa: Chương trình ‘’Người Cày Có Ruộng’’ ra mắt ngày 26 tháng Ba, 1970 đã thành công với dự đoán: Gần một triệu mẫu ruộng được phân chia cho nông dân. Đúng là cho vì nông dân đâu có trả tiền.

Chính phủ bán công khố phiếu lấy tiền mua lại ruộng đất của điền chú rồi chia cho nông dân. Điền chủ nào có quá 15 mẫu phải bán đất còn lại. Bầu không khí nông thôn náo nhiệt. Mặc dù chiến tranh vẫn còn, nhưng quyền sở hữu ruộng đất có tác động hết sức mạnh mẽ. Đang từ tá điền, bốn triệu nông dân trở thành gia chủ. Nhưng làm tá điền là ăn chắc, còn địa chủ lại phái lo. Việc sở hữu nó có hai mặt: Được hưởng trọn vẹn kết quả mình làm ra. nhưng ngược lại, cũng phải gánh vác rủi ro của mùa màng, thời tiết. Người ‘’tân điền chủ’’ vất vả, lam lũ:

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm…

Người nông dân chăm chỉ làm ăn như vậy nên kết quả trông thấy. Khi chương trình Người cày có ruộng kết thúc vào tháng Ba.1973, bộ mặt nông thôn đã trở nên sinh động.

Có ông Giáo Sư Mỹ nói với chúng tôi: ‘’Người nông dân Việt Nam toàn là con cháu Adam Smith’’. Nhà kinh tế người Anh nổi tiếng Adam Smith (thế kỷ 18), được coi như cha đẻ của kinh tế thị trường. Ông đặt động lực cạnh tranh của nền Mậu dịch tự do dựa trên quyền tư hữu, là yếu tố căn bản nhất của phát triển kinh tế. [3]

Thêm vào đó là tiến bộ kỹ thuật: Loại lúa giống IR-3 phát xu ất ở Phillippines được đem vào đồng bằng Cửu Long. Ở một số nước hậu tiến khác mà chúng tôi có dịp quan sát tại chỗ khi còn làm việc cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, thật là rất khó nhọc cho nông dân chấp nhận những kỹ thuật mới. Họ không muốn thay đổi cung cách làm việc, bám chặt lấy những phương pháp sản xu ất mà họ quen thuộc. Đằng này, dù đã trồng lúa cổ truyền cả vài ba ngàn năm, đến lúc thấy có giống mới, nhân dân miền Nam v ội vàng hưởng ứ ng. Và hưởng ứng rất nhiệt liệt, đặt ngay tên lúa là ‘’thần công’’. Cứ cho đủ phân bón, lượng nước cho đúng chuyện là nó lên đầy đồng. Cây lúa không cao như lúa cổ truyền, nhưng bụ bẫm, dẻo dai. Khi có bão tố nó nằm rạp xuống, chờ khi bão qua, lại đứng thẳng lên. Tới mùa gặt mà người ta về Cần Thơ, An Giang xem thì thật là sướng mắt: ‘’Cánh đồng mênh mông, cánh đồng bát ngát, ôi cánh đồng dào dạt lúa thơm nồng’’.

Đến năm 1971 thì lúa thần nông đã phủ được trên 2,6 triệu mẫu ruộng, bằng 42% diện tích canh tác rồi. Hai động lực này đẩy mạnh sản xuất thóc lên trên bảy triệu tấn, cao hơn năm 1966 là 63%. Nhập cảng gạo lập lức xuống chỉ còn 160.000 tấn. Với đà này thì chẳng mấy lúc nữa là đã đủ gạo ăn và có khi còn dư để xuất cảng. 

Nhiều quan sát viên Quốc tế đã cho chương trình ‘’Người cày có ruộng’’ là một trong những chương trình cải cách điền địa thành công nhất ở các nước hậu tiến. Nó là điểm vàng son của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Bao nhiêu hy vọng! Biết đâu chẳng mấy lúc nữa, ánh bình minh lại chẳng chiếu rọi khắp thôn quê? Cuối năm đó, một Chương Trình Phát Triển Kinh Tế hậu chiến do nhóm nghiên cứu Lilienthal-Vũ Quốc Thúc được Cơ Quan Viện Trợ Hoa Kỳ USAID tài trợ đã ra mắt. Người ta bắt đầu nghĩ tới phát triển lâu dài.

Mùa hè đỏ lửa 1972

Dân chúng Việt Nam ăn cái Tết năm Nhâm Tý khá vui vẻ. Pháo nổ rộn rã. Bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ, không có gì là thiếu. Tháng Giêng là tháng ăn chơi, mãi tới tháng hai mới đi tr ồng đậu, trồng khoai, trồng cà. Đậu phộng mọc nhanh nên tháng ba là đậu đã già và ‘’ta đi ta hái về nhà phơi khô’’.

Nhưng rồi nào có đi hái đậu. Tháng ba năm đó đại bác lại nổ rền trời trên vùng vĩ tuyến. Chiến tranh bỗng leo thang, bắt đầu từ cuộc ‘’Tấn công mùa Xuân’’ của quân đội Bắc Việt tại Quảng Trị. Lúc này, thay vì thế công, Việt Nam Cộng Hòa lại chuyển sang thế thủ. Đà tiến triển kinh tế bỗng khựng lại giữa ‘’mùa hè đỏ lửa’’. Trên 200 cầu bị hư hại, bao nhiêu cây số đường xá bị phá hủy, 40% sản xuất cao su bị mất vì rừng cao su đã trở nên bãi chiến trường. Thêm mấy trăm ngàn người nữa từ miền vĩ tuyến chạy vào phía Nam, làm cho số người di cư tăng vọt lên 1,2 triệu. Áp lực nhu cầu tiếp tế càng thêm nặng nề: Lương thực, nước uống, thuốc men, vệ sinh, lều trại.

Năm ấy lại là năm mất mùa vì hạn hán ! Nhập cảng gạo nhảy lên 284.000 tấn.

Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm 1972, tình hình lại Trở nên tốt đẹp hơn, và nền kinh tế bắt đầu có nhiều dấu hiệu phục hồi. Thần khí của đất nước linh thiêng, sức mạnh của nhân dân dồi dào. Cứ mỗi lần ngã xuống lại tìm cách hồi sinh. Sức chịu đựng, ý chí kiên trì được quốc tế thán phục.

Hết Phần 17 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng“When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung

Xem thêm : 

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P16

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P18

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex