Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 – The fall of South Vietnam – P11
Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 – The fall of South Vietnam – P11
Trước quyết định rút quân của Tổng thống Thiệu, Tướng Phú đã lo lắng và hỏi lại :
” Thưa Tổng thống, nếu Chủ lực quân, Thiết giáp, Pháo binh rút đi, làm sao Địa phương quân chống đỡ nỗi khi Cộng quân đánh?. Hơn 100 ngàn dân hai tỉnh Pleiku, Kontum, và gia đình anh em binh sĩ ?”
Tổng thống Thiệu trả lời:
“Với tình hình nặng nề hiện tại, mình phải lo phòng thủ, giữ được những vùng dân cư đông đúc…mầu mỡ hơn là bị kẹt quá nhiều quân trên vùng Cao nguyên ! “
Nhận định về địa hình liên tỉnh lộ 7 B, Đại tướng Cao Văn Viên phân tích rằng ngoài trừ khúc từ Quốc lộ 14 đi Hậu Bổn còn dùngđược, đoạn còn lại không biết tình hình giao thông như thế nào.Tuy nhiên, có một điều mà Quân đoàn 2 biết trước là cầu bắc quasông Ba về phía nam Củng Sơn đã bị phá hủy hoàn toàn, không thể sửa chữa được, và đoạn đường chót đến phía tây Tuy Hòa thì nhữngvào năm trước 1973, lực lượng Đại Hàn hoạt động tại đây đã gài mìn dày dặc.
Trong khi Đại tướng Viên lo ngại về lộ trình rút quân, thì Thiếu tướng Phú lại tin tưởng về kế hoạch chuyển quân theo Liên tỉnh lộ 7B. Đây là con đường đá từ quốc lộ 14 đi Hậu Bổn (có đèo Cheo Reo) về Tuy Hòa sát biển. Đường này rất ghồ ghề, đá lởm chởm và bị bỏ lâu không dùng đến. Giải thích về sự chọn lựa này, Thiếu tướng Phú trình bày rằng yếu tố bất ngờ đã khiến ông có dự tính như thế.
Tướng Viên nói tiếp :
“Đưa một lực lượng cỡ quân đoàn với đầy đủ quân cụ, quân xa và nhiều thứ khác trên một đoạn đường dài hơn 250 cây số qua núi cao và rừng già trên vùng Cao nguyên mà không biết tình hình an ninh con đường đó ra sao quả là một việc quá sức liều lĩnh. Có tạo được yếu tố bất ngờ hay không là do khả năng di chuyển nhanh gọn. Nhưng là một người chỉ huy sáng suốt thì lúc nào cũng phải có sự cẩn trọng trước tình trạng là địch đang có mặt hầu như cùng khắp tại khu vực đó”.
Tướng Viên cũng đã đề cập đến sự thất bại của quân Pháp khi muốn rút quân từ Lạng Sơn về đồng bằng trong năm 1947. Ông cũng nhắc đến hai cuộc chuyển quân của hai binh đoàn Pháp trước năm 1954, theo đó một binh đoàn từ Thất Khê lên hướng Bắc và một binh đoàn từ Cao Bằng di chuyển về hướng Nam, tất cả đều bị đánh tan nát tại chân núi xung quanh Đông Khê, dọc theo Quốc lộ Thuộc Địa số 4. Về địa thế và con đường mà Thiếu tướng Phú chọn để di chuyển quân đoàn 2 thì vào tháng 6/ 1954, Lực lượng Cơ động 100 nổi tiếng của quân đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương đã bị thảm sát trên Quốc lộ 19 gần An Khê và số sống sót còn lại cũng bị tiêu diệt tại Đeo Chu-Drek trên Quốc lộ 14. Theo Đại tướng Viên, đó là “những bài học máu xương và thảm khốc nhất mà bất cứ vị chỉ huy nào cũng phải biết rõ vì địa thế hiểm trở của vùng Cao nguyên là vậy”.
Tướng Phú có xin thêm viện binh, tổng thống Thiệu quay sang hỏi Bộ Tổng Tham Mưu xem còn lực lượng nào có thể tập trung đưa lên giải vây cho Ban Mê Thuột không. Hỏi vậy nhưng chắc chắn ông biết rõ câu trả lời. Đại tướng Viên cho biết đã phải rút Liên đoàn 7 Biệt Động Quân từ vùng III để tăng viện cho vùng II. Lực lượng chủ chốt là Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy quân lục chiến thì đều ở Quân khu 1 từ năm 1972.
Theo lời Đại tướng Viên thì vào giờ phút nghiêm trọng như vậy mà Bộ Tổng Tham Mưu không thể nào tăng viện cho Quân khu 2 được. Tổng thống Thiệu hỏi như vậy là để cho mọi người cùng hiểu thực trạng của quân đội như thế nào, và biết được bước kế tiếp ông phải làm gì.
Theo lời ban tham mưu của Tướng Phú kể lại, vào lúc 5 giờ 10 chiều ngày 14 tháng 3/1975, khi vừa từ Cam Ranh trở về, Tướng Phú triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại chiếc bunker của ông, với thành phần tham dự gồm có: Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hành quân; Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 1(gồm 5 liên đoàn Biệt động quân), Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 & Quân khu 2. Mở đầu cuộc họp đặc biệt này,tướng Phú đã thừa lệnh Tổng thống VNCH gắn cấp Chuẩn tướng cho Đại tá Phạm Duy Tất. Ngay sau đó, ông trình bày tóm tắt nội dungcuộc họp tại Cam Ranh và chỉ định chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và tân Chuẩn tướng Phạm Duy Tất chỉ huy tổng quát cuộc rút quân khỏi Cao nguyên.
Kế hoạch cuộc chuyển quân được phổ biến vắn tắt: Tướng Phú và Bộ tư lệnh nhẹ sẽ đi Nha Trang trước bằng trực thăng. Chuẩn tướng Tất chỉ huy toàn bộ các đơn vị tham gia cuộc triệt thoái từ Kontum và Pleiku về Tuy Hòa theo tỉnh lộ 7 B. Đại tá Lê Khắc Lý được giao trách nhiệm điều động bộ tham mưu quân đoàn và các đơnvị yểm trợ. Toàn bộ cuộc hành quân đặt dưới sự giám sát của chuẩn tướng Trần Văn Cẩm.
Theo kế hoạch do Tướng Phú đề ra, Liên đoàn 20 Công binh chiến đấu sẽ cho một đơn vị đi đầu để làm thành phần tiên phong cónhiệm vụ sửa chữa cầu cống, đường sá khi cần thiết. Các đơn vị thiết giáp được giao nhiệm vụ yểm trợ đoàn xe vận tải. Các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân trong khu vực đoàn quân đi qua chịu trách nhiệm an ninh trục lộ. Đi cuối cùng là hai Liên đoàn Biệt động quân và 1 đơn vị thiết giáp. Các đơn vị cuối cùng này sẽ rời Pleiku vào ngày 19/3/1975.
Do cuộc chuyển quân rầm rộ với nhiều đơn vị và hàng trăm xe vận tải cùng nhiều quân cụ nặng nên thời gian chuẩn bị phải mất hết 4 ngày liên tiếp, bắt đầu từ ngày 16 tháng 3/1975. Đây được xem là sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của mặt trận Tây Nguyên và dẫn đến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam,
Sau khi họp với các đơn vị trưởng, sáng ngày 15 tháng 3, Thiếu tướng Phú cùng với một số sĩ quan được chọn lựa trong ban tham mưu bay về Nha Trang để tái tổ chức lại bộ tư lệnh Quân đoàn ở đây. Cũng trong ngày này, Chuẩn tướng Cẩm và vài sĩ quan thân cận bay đi Tuy Hòa để chuẩn bị đón đoàn quân di chuyển từ Pleiku về. Cũng trong ngày này, đã có một số quân xa bắt đầu rời Pleiku theo cáctoán nhỏ. Như đã trình bày ở trên, từ khi có cuộc tái phối tríđược nêu ra trong cuộc họp cho đến khi bắt đầu thực hiện, tất cảđều tiến hành một cách bí mật, không một lời nào được tiết lộ, kể cả không cho các tỉnh trưởng của hai tỉnh Kontum và Pleiku biết.
Tỉnh trưởng Pleiku nhờ ở gần bộ Tư lệnh nên được biết trước, còntỉnh trưởng Kontum thì đến phút chót mới biết được và ông đã tháp tùng theo đoàn quân, nhưng giữa đường thì bị quân Bắc Việt bắn chết.
Ngày 16 tháng 3, đoàn xe đầu tiên của Quân đoàn 2 khởi hành rakhỏi thị xã Pleiku như đã trù liệu. Nhưng khi chiếc xe cuối cùngvừa rời khỏi bến thì tin này được dân chúng biết. Vậy là mọi người vội vàng bỏ thành phố bằng bất cứ phương tiện nào sẵn có, ngay cả chạy bộ, và mang theo bất cứ thứ gì có thể mang theo được. Sau đó đoàn người từ Kontum cũng nhập vào thành một đoàn người cả quân lẫn dân kéo dài dọc theo liên tỉnh lộ 7B đầy nguy hiểm.
Vào thời gian này, tại vùng Kontum và Pleiku chỉ còn 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 44 thuộc Sư đoàn 23 BB, 5 Liên đoàn Biệt Động Quân QK 2, thiết đoàn 21 M 48, hai tiểu đoàn pháo binh 175 mm và các đơn vị yểm trợ như Liên đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu, Liên đoàn 231 Yểm trợ Tiếp Vận, kho đạn của Không quân và Lục quân với khoảng 20 ngàn tấn đạn, kho tồn trữ nhiên liệu với trữ lượng dùng trong 45 ngày và nhu yếu phẩm và thực phẩm đủ dùng trong hai tháng
Xem từ đầu : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam April 30th 1975 – P1
Xem lại : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P10
Xem tiếp : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P12
4bhcnc
bu7mxy
8vx8pc
hynmgi
2wqrp0
eqi1it
ntivtt