Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Lính Nam Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war – P5

0 43

Trong các chiến dịch quân sự hoặc trong các hoạt động bình định, lính Nam Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war đã gây ra rất nhiều các vụ thảm sát. Điển hình là thảm sát Hà My, thảm sát Phong Nhất, thảm sát Phong Nhị – Phong Nhi massacre,..

Trong các chiến dịch hành quân ở làng mạc, dân chúng được tập trung về 1 nơi và thẩm vấn. Người dân được chia ra theo giới tính và độ tuổi. Phụ nữ và trẻ em sẽ được thẩm vấn chung còn nam giới được thẩm vấn theo từng người. Lính Nam Triều Tiên trong quá trình thẩm vấn sẽ mua chuộc bằng cách cung cấp thực phẩm, thuốc men, tiền, … để nhằm mua chuộc và lấy thông tin có ích

Các vụ thảm sát

Trong các chiến dịch quân sự hoặc trong các hoạt động bình định, lính Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt NamSouth Korean soldiers in Vietnam war đã gây ra rất nhiều các vụ thảm sát. Điển hình là thảm sát Hà My, thảm sát Phong Nhất, thảm sát Phong Nhị – Phong Nhi massacre, … Các thống kê cho thấy lính Nam Triều Tiên đã gây ra gần 80 vụ thảm sát và đã có khoảng 8.000-9.000 người dân miền Nam bị lính Triều Tiên sát hại. Nếu như vụ thảm sát Mỹ Lai của lính Mỹ bị phơi bày rõ ràng thì các vụ thảm sát của lính Nam Triều Tiên đều gần như bị lãng quên

Hàn Quốc và Việt Nam đã hàn gắn mối quan hệ ngoại giao Việt Nam từ năm 1992 và Hàn Quốc đang làm quốc gia có vốn đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam . Việt Nam cũng là địa điểm du lịch mà khách du lịch từ Hàn Quốc rất ưa thích

Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị – Phong Nhat Phong Nhi masscre không được biết đến cho đến khi một số tài liệu của quân đội Mỹ được giải mật, trong đó có các hình ảnh của binh nhì J. Vaughn chụp về các nạn nhân trong vụ thảm sát này

Tạp chí The Dipolmat nêu lên những trở ngại trong việc phơi bày những vụ thảm sát của lính Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam :

Đầu tiên : chính phủ Nam Triều Tiên đã phủ nhận mọi vụ thảm sát từ năm 1969. Họ cho rằng các vụ thảm sát đều là âm mưu nhầm bôi nhọ quân đội Nam Triều Tiên. Các tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun đều đã nói lời xin lỗi về những tội ác lính Nam Triều Tiên gây ra nhưng đều không đề cập trực tiếp đến các vụ thảm sát. Tuy nhiên, một số tổng thống khác lại đánh giá rằng hành động lính Nam Triều Tiên tham chiến ở Việt Nam là hành động anh hùng và đáng ca ngợi

Thứ hai : Từ những năm 1960s, tổng thống Nam Triều Tiên Park Chung Hee đã ban hành các khuôn khổ về tự do ngôn luận, điều này giúp quân đội Nam Triều Tiên có thể che dấu các vấn đề liên quan đến quân đội. Trong hiện tại, đa số quan điểm về hành động lính Nam Triều Tiên tham chiến ở Việt Nam là hành động anh hùng và đã hạn chế những luồng ý kiến trái chiều rằng lính Nam Triều Tiên đã phạm tội ác ở Việt Nam

Hội Đồng Tìm Sự Thật ở Việt Nam – The Committee for Finding the Truth about Vietnam, Quỹ Hòa Bình Đại Hàn – Việt Nam – Korea-Vietnam Peace Foundation đã cố gắng dựng phiên tòa xét xử vào năm 2017-2018 và phiên tòa xét xử 103 nạn nhân vào năm 2019 . Tuy nhiên, đa số quốc gia trong đó có Nam Triều Tiên đều tuân theo luật hồi tố hành vi phạm tội đã diễn ra không quá 5 năm. Bên cạnh đó số nhân chứng đều đã già hoặc không đủ nhân chứng, lời khai không khớp nhau, ..

Thứ ba : Bối cảnh các vụ thảm sát đều đã quá lâu. Rất khó xác định con số nạn nhân cụ thể . Khác với vụ thảm sát Mỹ Lai khi đó có phóng viên quốc tế đi kèm, họ đã chụp ảnh, viết bài khá chi tiết thì các vụ thảm sát của lính Nam Triều Tiên đều có rấ ít hình ảnh và không có phóng viên quốc tế đi theo để viết vài làm chứng cứ. Ngoài ra, cơ chế chỉ huy của Nam Triều Tiên cũng khác quân đội Mỹ nên bối cảnh của các vụ thảm sát nằm trong cuộc hành quân nào, mệnh lệnh từ đâu đưa xuống, ai trực tiếp chỉ huy chiến dịch, .. đều rất khó bắt đầu điều tra từ đâu và từ ai

Bên cạnh đó, trong tòa án giả định xét xử thảm sát của lính Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam diễn ra vào năm 2017-2018, cuộc tranh cãi đã diễn ra liên quan “chiến tranh du kích”. Bên phản biện cho rằng không thể xác định đâu là mục tiêu quân sự và đâu là dân thường

Thứ tư : Cả Việt Nam và Nam Triều Tiên đều muốn đặt quá khứ vào phía sau . Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nam Triều Tiên, chính phủ Việt Nam chưa từng gây sức ép về điều tra các vụ thảm sát hay lời xin lỗi từ phía chính phủ Nam Triều Tiên. Điều này cũng tương tự với mối quan hệ Việt Nam và Mỹ. Đó là do các quan hệ về kinh tế. Nam Triều Tiên hiện là quốc gia có vốn đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam và là quốc gia cung cấp vốn viện trợ ODA lớn thứ 2 cho Việt Nam

Văn hóa Hàn Quốc hiện cũng đã tràn ngập Việt Nam, các chương âm nhạc, thời trang, phim ảnh, … đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống người dân Việt Nam. Ngay cả đội tuyển bóng đá Việt Nam cũng do HLV Hàn Quốc lãnh đạo

Các hoạt động viện trợ của Hàn Quốc đều do Cục Hợp Tác Quốc Tế Hàn Quốc – Korea International Cooperation Agency (KOICA) phụ trách. Cục này đã nhiều lần hỗ trợ các trường học, bệnh viện, … tại các tỉnh mà lính Hàn Quốc đóng quân trước đây. Mức hỗ trợ cũng lớn hơn hẳn các khu vực mà không phải lính Đại Hàn đóng quân . Chẳng hạn mức hỗ trợ cho trường học là 50.000 Usd nhưng nếu thuộc khu vực lính Đại Hàn trước đây thì mức hỗ trợ là 2 triệu Usd

Cuối cùng : Đó là từ xã hội. Các nạn nhân là người miền Nam Việt Nam và hình tượng của họ không được chú ý và đánh giá là “anh hùng thời chiến” . Một số ngôi làng có dựng các bia tưởng niệm các nạn nhân nhưng cũng không được chú ý mạnh mẽ

Những nạn nhân trẻ tuổi vào thời đó đều ít lên tiếng . Một số là nạn nhân có người thân bị thảm sát nhưng khi đó còn nhỏ nên hồi ức không nhiều và cũng chỉ số ít người. Một số trẻ em khác là từ các vụ cưỡng hiếp của lính Đại Hàn, hoặc là từ mối tình của các cô gái Việt Nam và lính Đại Hàn mà sau chiến tranh, do là con lai nên họ bị khinh bỉ là ” Lai Đại Hàn” . Chính những đứa trẻ “Lai Đại Hàn” này từng bị xã hội khinh bỉ cũng không muốn nhắc đến quá khứ đau thương mà họ đã trải qua thuở nhỏ

Nền giáo dục và văn hóa Việt Nam cũng góp phần khiến các vụ thảm sát của lính Đại Hàn rơi vào quên lãng khi gần như mọi sách vở, báo chí, … đều chỉ nhắc đến rằng Mỹ là đế quốc xâm lược và Việt Nam là người chiến thắng

Chiến Trường Việt Nam dịch

Tài liệu :

-Allied Participation in Vietnam war by Lieutenant General Stanley Robert Larsen and Brigadier General James Lawton Collins, Jr.

Evaluation of South Korea’s Dealing with Its Alleged War Crimes During the Vietnam War by Hyo Jin Kim
-https://thediplomat.com/2020/05/the-forgotten-history-of-south-korean-massacres-in-vietnam/

Xem lại từ đầu : Lính Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt NamSouth Korean soldiers in Vietnam war 

Xem lại : Lính Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt NamSouth Korean soldiers in Vietnam war – P4

Xem tiếp : Lính Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war – P6

 

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex