Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War
Đã rất nhiều năm sau cuộc chiến tranh Đông Dương lần 1 chống Pháp và lần 2 chống Mỹ, nhưng đến hiện tại vẫn có rất ít tư liệu về sự can thiệp của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War
Cuộc chiến Đông Dương lần 1 từ năm 1945 đến năm 1954 và cuộc chiến Đông Dương lần 2 từ năm 1954 đến năm 1975, Trung Quốc đã hỗ trợ rất nhiều cho phía Bắc Việt. Tuy nhiên, cho đến nay, có rất ít thông tin được đưa ra từ phía Trung Quốc lẫn Việt Nam. Các tài liệu phương Tây cũng rất ít do không thể tiết cận thông tin chính xác.
Website Cục Kinh Tế của Quân Đội Việt Nam có địa chỉ https://ckt.gov.vn/ ngày 23/3/2022 đã đăng tải bài viết “Trung Quốc giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Trong đó có đoạn như sau :
“Ngày 24/1/1965, hai nước ký Hiệp định bổ sung về việc Trung Quốc giúp Việt Nam các trang bị quân sự vật tư hậu cần chủ yếu. Ngày 30/5/1965, hai nước ký Hiệp định về việc Trung Quốc giúp Việt Nam nâng cấp, mở rộng, làm mới 12 tuyến đường ô tô dài 1.782 km (trong đó làm mới 772 km, cải tạo 1.010 km) nhằm tăng khả năng vận chuyển phục vụ kinh tế – xã hội và tác chiến. Theo đó, Trung Quốc đưa sang Việt Nam 4 sư đoàn, tổ chức thành 22 trung đoàn (công binh, đường sắt, tên lửa, cao xạ, hậu cần…) với danh nghĩa Đội công trình làm đường của Bộ Giao thông Trung Quốc để tổ chức thi công. Chi phí làm đường, ngoài các khoản chi mua vật liệu tại chỗ, thuê nhân công phụ và giải phóng mặt bằng do Việt Nam chịu, số còn lại Trung Quốc viện trợ không hoàn lại. Bộ đội Trung Quốc còn giúp ta xây dựng 15 tuyến cáp dưới biển vùng Đông Bắc (ngày 30/8/1966 bàn giao). Ngày 20/7/1965, hai sư đoàn pháo phòng không Trung Quốc sang giúp Việt Nam bảo vệ 2 trục đường sắt từ Đáp Cầu lên Hữu Nghị Quan và từ Tiên Kiên lên Lào Cai. Bộ đội Trung Quốc tham gia chiến đấu 1.659 trận, bắn rơi 126 máy bay Mỹ. Từ năm 1965 – 1968, có 346 chuyên gia và 310.011 bộ đội Trung Quốc sang giúp Việt Nam. Trên tinh thần tự lực chiến đấu, ngày 4/12/1968, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chủ trương đưa bộ đội và chuyên gia nước ngoài đang công tác tại Việt Nam về nước; theo đó, tháng 1/1969 số chuyên gia và bộ đội Trung Quốc rút về nước. “
Năm 1989, hãng tin Reuter lần đầu tiên đăng tải tin tức cho biết “Trung Quốc thừa nhận từng có hơn 320.000 quân chiến đấu ở Việt Nam” – “China admited 320.000 troops fought in Vietnam”. Hãng tin này cũng trích dẫn nguồn bán chính thức từ cơ quan thông tấn Trung Quốc cho biết trong những năm 1960s, Trung Quốc đã đưa hơn 320.000 binh sĩ đến Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã viện trợ hơn 20 tỉ Usd cho Hà Nội và đã có hơn 4.000 binh sĩ tử trận trong cuộc chiến Việt Nam
Một trong những tài liệu hiếm hoi đó là “Rồng trong rừng – Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam” – “The dragon in jungle – the Chinese Army in the Vietnam War” của tác giả người Trung Quốc Lê Tiểu Bình – Li XiaoPing do Đại Học Oxford xuất bản. Đây có thể nói là tài liệu rất quý giá nói về Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War. Xin lược dịch cùng bạn đọc để khảo cứu
CUỘC CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA TRUNG QUỐC
Đó là cuộc đoàn tụ khi 11 cựu binh Trung Quốc gặp nhau ở nhà của đại úy Zhao Shunfen ở Harbin – tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Zhao cũng muốn tôi gặp các đồng chí của anh ấy . Họ đều là những người còn sống từ chiến tranh Việt Nam . Sau khi ăn bữa tối với nhau, họ cùng uống rượu, hát những bài hát nhạc lính từ những năm 1960s và ôn lại những kỷ niệm xưa
Từ năm 1965-1970, Trung Quốc đã gửi 320.000 lính đến Bắc Việt để hỗ trợ Bắc Việt chống Mỹ. Đầu những năm 1968, Trung Quốc cũng đã gửi 110.000 lính đến tham chiến ở Lào. Đại úy Zhao đã đến Việt Nam trong giai đoạn 1966-1967. Chức vụ của ông hạ sĩ của đơn vị pháo phòng không 37mm . Đơn vị ông thuộc Đại Đội 4, sư đoàn 31 pháo phòng không của Không Quân Trung Quốc – PLA Air Force (PLAAF)
Zhao và các đồng chí của ông đều không vui khi rời nhiệm vụ và về nhà trong những năm cuối 1960. Không có tiệc đón mừng, không có phần thưởng, tiền lương hưu, … Họ thậm chí không được phép nói đến những việc trải qua trong cuộc chiến vì đó đều là những nhiệm vụ bí mật. Chính phủ Trung Quốc lẫn Việt Nam đều phủ nhận mọi can thiệp của nước ngoài đối với phía Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam. Các quốc gia khác như Liên Xô cũng có thái độ tương tự khi luôn che đậy mọi sự tham chiến của binh sĩ Soviet trong cuộc chiến Việt Nam. Rất nhiều nhà sử học phương Tây đã tốn nhiều công sức để khảo cứu về sự can thiệt của các quốc gia Chủ Nghĩa Cộng Sản trong cuộc chiến Việt Nam nhưng đều không có bất cứ tư liệu nào hoặc có thể tiếp cận các nhân chứng để có thể lấy tư liệu
Trong quá khứ, các quốc gia thuộc Chủ Nghĩa Cộng Sản quốc tế đã hỗ trợ quân đội Bắc Việt ( NVA – PAVN – People’s Army of Vietnam ) cả về vũ khí, kỹ thuật, hậu cần, con người, … để giúp Hà Nội chống trả lại chiến dịch ném bom Sấm Rền – Rolling Thunder operation . Khối quốc gia này cũng giúp Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam – National Liberation Front (NLF, Những người theo Chủ Nghĩa Cộng Sản ở miền Nam, Viet Cong) . Các giúp đỡ này đã giúp cả miền Bắc và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam theo đuổi cuộc chiến tiêu hao và cuối cùng đánh bại chính quyền miền Nam Việt Nam
Trung Quốc và Liên Xô đã giúp Hà Nội trong một cuộc chiến kéo dài khiến Mỹ đã không thể đánh bại Hà Nội. Nhà sử học Jung Chang và Jon Halliday đã chỉ ra rằng : “Trung Quốc là hậu phương vững chắc đã giúp Hà Nội trong cuộc chiến kéo dài 25 năm để đánh bại Pháp và Mỹ “
Một lối tiếp cận trên phương diện quốc tế sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về một cuộc chiến dài nhất mà Mỹ từng tham gia
Các tài liệu gần đây đã cho thấy các mức độ mà phía Trung Quốc đã can thiệp trong cuộc chiến Việt Nam . Lần đầu tiên, một tài liệu bằng tiếng Anh đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về sự tham chiến của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1965-1973 . Tài liệu đã cung cấp về tầm nhìn và lối suy nghĩ của Bắc Kinh về việc ra quyết định, tổng động viên, chỉ huy, hợp tác tác chiến với Việt Nam và Liên Xô, xoay vòng lực lượng, phản ứng tác chiến, đánh giá hậu chiến, …
Tài liệu này cũng giải đáp những câu hỏi then chốt : Mục tiêu của Trung Quốc trong giai đoạn 1960s là gì ?. Trung Quốc đã lập kế hoạch tác chiến, thích nghi với cuộc chiến, tận dụng các ưu thế như thế nào ?. Tại sao Trung Quốc rút quân ra khỏi Việt Nam trước khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc ?. Việc tham chiến ở Việt Nam đã tác động thế nào lên quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc ?
Là quốc gia có đường biên giới giáp với Bắc Việt, Trung Quốc không muốn Mỹ có sự ảnh hưởng ở chính quyền miền Nam Việt Nam ( chính phủ Việt Nam Cộng Hòa – Republic of Vietnam – RVN ). Họ cũng không muốn thấy sự sụp đổ của chính phủ Bắc Việt (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – Democratic Republic of Vietnam, DRV ). Từ năm 1965-1970, Trung Quốc đã gửi quân đến Bắc Việt để can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến Việt Nam. Ngày 9/6/1965, đơn vị Trung Quốc đầu tiên đến Việt Nam . Đến tháng 3 năm 1966, Trung Quốc đã gửi 180.000 quân đến Việt Nam . Theo lời của Mao Trạch Đông – Mao Zedong – chủ tịch Trung Quốc , nhiệm vụ của Trung Quốc là “giúp Việt Nam và chống Mỹ”
Xem tiếp : Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War – P2