Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Máy bay chiến đấu MIG-17 trong chiến tranh Việt Nam – MIG-17 fighter jet in Vietnam war

32

Máy bay chiến đấu MIG-17 trong chiến tranh Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc là máy bay tiêm kích đánh chặn trong giai đoạn đầu của cuộc chiến – MIG-17 fighter jet in Vietnam war

Máy bay chiến đấu MIG-17MIG-17 fighter jet là phiên bản nâng cấp từ máy bay chiến đấu MIG-15 vốn rất nổi tiếng từ thời chiến tranh Triều Tiên. Liên Xô đã cung cấp cho Bắc Việt một số máy bay phiên bản đầu vốn chỉ có tính năng đánh chặn vào ban ngày. Tuy nhiên, sau đó, phía Không Quân Bắc Việt –  Vietnamese People’s Air Force (VPAF) đã tiếp nhận các máy bay MIG-17 được nâng cấp có khả năng tác chiến cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết

Không Quân Bắc Việt – VPAF cũng nhận được nhiều máy bay chiến đấu khác hiện đại hơn như MIG-19 và MIG-21. Tuy nhiên, phía Hà Nội đã giữ gìn rất kỹ số máy bay chiến đấu này nhất là MIG-21 nhằm mục đích bảo vệ không phận thủ đô Hà Nội. Do đó, các máy bay MIG-17 gần như gánh vác phần lớn nhiệm vụ đánh chặn cũng như chống các máy bay ném bom của Không Quân Mỹ

Những chiếc máy bay MIG-17 là dạng máy bay chiến đấu 1 chổ ngồi, trang bị vũ khí chính là 1 khẩu 37mm N-37 và 2 khẩu pháo 23mm Nudelman-Rikhter . Ở ngoài cánh còn có các ngàm cứng để có thể lắp thêm 8 rocket 55mm hoặc các quả bom 525Kg. Về sau, phía Liên Xô phát triển thêm chiếc máy bay chiến đấu MiG-17PFU, những chiếc này được trang bị 4 tên lửa không đối không tầm ngắn 

Từ năm 1960, đã có ít nhất 42 phi công Bắc Việt được gửi đến Liên Xô và Trung Quốc để đào tạo phi công. Đến năm 1962, một số đã hoàn tất huấn luyện và trở về nước. Dựa vào viện trợ từ phía Liên Xô và Trung Quốc, đến giữa năm 1964, Liên Xô đã viện trợ ít nhất 36 máy bay chiến đấu MIG-17 và một số MIG-15. Số lượng máy bay do Trung Quốc viện trợ không được tiết lộ. Dựa trên số lượng máy bay này, Không Quân Bắc Việt đã có ít nhất 1 trung đoàn máy bay chiến đấu MIG-17 và trung đoàn đầu tiên là Trung Đoàn Không Quân Chiến Đấu 921 Sao Đỏ – 921st Sao Do Fighter Regiment. Đến năm 1965, Bắc Việt đã thành lập trung đoàn thứ 2 là trung đoàn Không Quân 923 – 923rd Fighter Regiment

Với ưu thế về số lượng và kỹ thuật, Không Quân Mỹ đã gần như khống chế bầu trời miền Bắc Việt Nam, các cuộc oanh kích ngày càng gia tăng. Hà Nội tuyệt vọng cầu cứu Liên Xô và Trung Quốc về các dàn radar dò tìm mục tiêu. Liên Xô và Trung Quốc đã gửi các dàn radar cho Bắc Việt. Tuy nhiên do địa hình phía Bắc phần lớn là đồi núi nên cũng đã chắn sóng radar rất nhiều. Do đó, Hà Nội đã phát triển thêm lực lượng quan sát bằng nhân sự để có thể sớm phát hiện các máy bay Mỹ đang bay đến

Ưu điểm lớn nhất của các máy bay chiến đấu MIG-17 là sự cơ động, nhanh nhẹn ở độ cao thấp. Các phi công Bắc Việt trên các chiếc MIG-17 đã ghi chiến công đầu tiên vào ngày 16/2/1964 khi chiếc MIG-17 đã bắn hạ 1 máy bay vận tải C-123 gần biên giới Việt Lào. Ngày trước đó, radar Bắc Việt đã phát hiện các máy bay vận tải Mỹ đã bay vào không phận thị trấn Con Cuông tỉnh Nghệ An và bay dọc theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh nên họ đã cho MIG-17 chuẩn bị sẵn ở khu vực này

Ngày 2 tháng 8 năm 1965 đã xảy ra Sự Kiện vịnh Bắc Bộ – Gulf of Tonkin Incident khi các tàu tuần tra Bắc Việt đã tấn công tàu khu trục Mỹ USS Maddox . Phía Hà Nội đã gọi các phi công đang huấn luyện ở Liên Xô và Trung Quốc về nước để tập trung đối phó.

Ngay sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã mở chiến dịch ném bom trả đũa có tên Chiến Dịch Mũi Tên Xuyên – Operation Pierce Arrow. Đợt oanh kích đầu tiên diễn ra vào trưa ngày 5/8/1965 khi các máy bay ném bom cất cánh từ tàu sân bay USS Constellation và USS Ticonderoga đã cất cánh và tiến hành 67 phi xuất, tấn công vào các căn cứ Hải Quân Bắc Việt, đánh chìm 8 tàu tuần tra và làm hư hại 25 tàu khác

Các chỉ huy của Không Quân Bắc Việt luôn biết rõ rằng các phi công của họ ít kinh nghiệm hơn và các máy bay họ lạc hậu hơn và chênh lệch lớn về số lượng so với Không Quân Mỹ . Do đó, phía Hà Nội luôn chọn lựa phương thức để đảm bảo khả năng chiến thắng tối đa nhưng với rủi ro tổn thất thấp nhất. Ở phía Bắc có 4 sân bay chính là sân bay Nội Bài, sân bay Kép, sân bay Kiến An và sân bay Hòa Lạc. Ở phía Nam của Hà Nội kéo dài đến Quảng Bình là 1 loạt các sân bay được gấp rút xây dựng bao gồm : sân bay Thọ Xuân, Vinh, Cẩm Thủy, Đồng Hới , sân bay Anh Sơn (sân bay Dừa)ở Nghệ An, sân bay Khe Gát ở Quảng Bình 

Tiếp theo chiến dịch Mũi Tên Xuyên là chiến dịch Mũi Tên Lửa – Operation Flaming Dart và chiến dịch Sấm Rền – Operation Rolling Thunder. Không Quân Bắc Việt đã chính thức cho máy bay MIG-17 sẵn sàng tác chiến từ ngày 2/4/1965. Ngày hôm sau tức ngày 3/4 lúc 9h40, các radar Bắc Việt đã phát hiện một tốp máy bay Mỹ tiến vào oanh kích cầu Đô Lương và cầu Hàm Rồng ở khu vực Nghệ An – Thanh Hóa . Các máy bay MIG-17 đã bay lên đón đánh và họ công bố đã bắn rơi 2 máy bay F-8. Tuy nhiên, phía Mỹ thông báo các máy bay F-8 đều quay về an toàn mặc dù 1 chiếc F-8 của trung tá Spence Thomas bị hư hỏng nặng và phải đáp xuống căn cứ Đà Nẵng. Mặc dù những phi công MIG-17 đã không bắn rơi trực tiếp máy bay Mỹ nhưng họ đã chứng tỏ rằng trong điều kiện thuận lợi, các phi công Bắc Việt vẫn có thể đối đầu phi công Mỹ

Ngày 4/4, các máy bay MIG-17 đã ghi chiến công khi các máy bay MIG-17 bay thấp, lợi dụng các đám mây mù để tiến hành tập kích bất ngờ vào các máy bay F-105 Thunderbold vốn đang mang bom để tấn công cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa. Bị tấn công bất ngờ, hai chiếc F-105 đã bị bắn rơi

Lực lượng Không Quân thuộc Hải Quân Mỹ – USN đã bắn rơi máy bay MIG-17 lần đầu tiên vào tháng 6 năm 1965 bằng máy bay F-4B. Lực lượng Không Quân Mỹ – USAF đã bắn rơi máy bay MIG-17 vào ngày 10 tháng 6 năm 1965 khi các máy bay F-4C cất cánh từ sân bay Ubon – Ubon Air Base ở Thái Lan đã bắn rơi 2 máy bay MIG-17

Các cuộc chạm trán giữa Không Quân Mỹ và Bắc Việt diễn ra trong 2 giai đoạn tách biệt : 1965-1968 và 1972-1973 do giữa năm 1968-1972 là giai đoạn Mỹ tạm dừng oanh tạc để tiến hành đàm phán với Bắc Việt để chấm dứt chiến tranh 

Các phi công Mỹ đã chiếm ưu thế hoàn toàn so với phi công Bắc Việt do được đào tạo tốt hơn, kinh nghiệm hơn, kỹ thuật tác chiến và các máy bay hiện đại hơn. Họ còn áp đảo về số lượng. Tuy nhiên, các phi công Bắc Việt với các máy bay MIG nhanh nhẹn dù số lượng ít vẫn tỏ ra là đối thủ lợi hại. Vì sao MIG-17 lạc hậu vẫn có thể bắn hạ máy bay Mỹ ?. Đó là vì thời gian đầu, các chỉ huy Không Quân Mỹ bắt buộc các phi công Mỹ phải nhận diện mục tiêu bằng mắt thường – Visual identification trước khi phóng tên lửa. Điều này nhằm tránh bắn nhầm đồng đội và quan trọng hơn là tránh bắn nhầm các máy bay Trung Quốc và Liên Xô sẽ lôi kéo 2 quốc gia này chính thức tham chiến ở Việt Nam. Việc nhận diện này sẽ khiến các máy bay Mỹ mất lợi thế về radar có thể phát hiện MIG-17 từ xa, mất lợi thế về tên lửa vốn có khả năng tấn công tầm xa. Bên cạnh đó, việc bay gần sẽ khiến mất lợi thế về tốc độ của các máy bay F-4, F-105, … vốn nhanh gần gấp đôi so với MIG-17

Theo thống kê, Không Quân Mỹ đã bắn rơi 196 máy bay MIG các loại. Trong đó, Không Quân Mỹ – USAF có 137 chiến công, Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ có 59 chiến công. Tổn thất của Mỹ trong các cuộc giao chiến là 83 chiếc  . Tỉ lệ là 2:1

Điều này khác hẳn so với Thế Chiến 2 khi Mỹ đã bắn rơi hơn 15.000 máy bay Đức, Ý và Nhật. Hoặc trong cuộc chiến Triều Tiên, các máy bay chủ lực Mỹ là những chiếc F-86 đã bắn hạ 792 chiếc máy bay MIG-15 với tỉ lệ 10:1 

http s://www.airandspaceforces.com/article/against-the-migs-in-vietnam/

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex