
Bài hát từ thơ tình “Gửi em ở cuối sông Hồng” bị cắt đoạn do chiến tranh biên giới Việt Trung 1979
Ít ai biết rằng bài hát “Gửi em ở cuối sông Hồng” được phổ nhạc từ bài thơ tình cùng tên bị cắt đoạn do kiểm duyệt vì liên quan chiến tranh biên giới Việt Nam – Trung Quốc 1979
Lâu nay ta nghe bài hát “Gởi em ở cuối sông Hồng” ở đoạn cuối thấy ngô nghê và lạc lõng bởi những hình ảnh trong đoạn trên và khúc dưới trong ca từ không ăn nhập với nhau. Đi tìm bài thơ ta lại gặp ba dấu chấm như bỏ mất một đoạn. Đọc tờ báo Thể thao văn hoá thuật vào ngày 17/08/2014 với tiêu đề “Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện ‘Gửi em ở cuối sông Hồng” , bài này phỏng vấn nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ nói về hoàn cảnh ra đời bài thơ trong chương trình Giai điệu tự hào, ta cũng bắt gặp ba dấu chấm lửng đó.
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
Lào Cai, 1979”.
Theo lời tác giả Dương Soái kể : Khi cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung phía Bắc nổ ra, nhà thơ Dương Soái đang là phóng viên của Đài Phát thanh Hoàng Liên Sơn. Ông được ban lãnh đạo đài cử lên mặt trận ngay trong tháng 2.1979. Tại nơi tạm nghỉ trong các trận đánh, ông đã được gặp các chiến sĩ và người dân vừa từ mặt trận trở về.
“Điều này làm cho tôi dấy lên suy nghĩ, cuộc chiến này tập hợp rất nhiều con em ở dọc sông Hồng lên bảo vệ biên giới. Cộng với nỗi niềm của bản thân, một người cũng sinh ra bên cạnh sông Hồng… đã làm tôi cảm tác để viết nên bài thơ”
Bài thơ sau đó được Hội Văn học nghệ thuật Hoàng Liên Sơn in, sau đó báo Văn nghệ in nhưng thiếu mất 3 đoạn về chiến tranh biên giới Việt Trung vốn được xem là linh hồn của bài thơ
Qua đó, ta thấy rằng người ta không những tránh né trong lịch sử, trong sách giáo khoa dạy học sinh mà cả những tác phẩm văn chương viết về cuộc chiến tranh chống xâm lược Trung quốc, người ta cũng cắt bỏ không thương tiếc. Lịch sử Việt Nam thời hiện đại đã bị cố ý bỏ sót chương chống quân xâm lược Bắc Kinh .
Đã đành vì muốn giữ hoà khí, vì hữu nghị để phát triển đất nước, tránh hoạ chiến tranh. Nhưng không vì thế mà phải đục bỏ lịch sử, quên đi xương máu của anh hùng liệt sĩ, của nhân dân đã đổ xuống để giữ yên bờ cõi. Bỏ quên hay xoá bỏ lịch sử là một tội lỗi khó tha thứ.
Bài viết copy từ Facebook của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và không là ý kiến của Admin Website
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.