Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa trong chiến tranh Việt Nam – Dragon’s Jaw bridge in Vietnam war

39

Không quân Mỹ đã tốn nhiều công sức và tổn thất rất nặng để phá cầu Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa trong chiến tranh Việt Nam – US Air Force destroyed Dragon’s Jaw bridge in Vietnam war

Trong lịch sử chiến tranh thế giới, có nhiều mục tiêu đã đứng vững đáng ngạc nhiên trước sự tấn công và phá hủy của đối phương và cầu Thanh Hóa hay còn gọi là cầu Hàm RồngDragon’s Jaw bridge là một trong số đó. Sở dĩ nó được gọi là Hàm Rồng có lẽ vì địa hình ở khu vực gần đó bằng phẳng, ngoại trừ một sườn núi lởm chởm ở phía tây gọi là núi Rồng và một ngọn đồi nhỏ ở phía đông gọi là đồi Ngọc – không quân và hải quân Hoa Kỳ gọi là Jade Hill. Cùng với nhau, hai mũi đất tạo thành xương hàm của miệng rồng ở hai bên bờ sông

Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã và nằm cách thành phố Thanh Hóa – tỉnh Thanh Hóa 4.8km về phía Đông Bắc. Cây cầu này được Pháp xây vào thời kỳ thuộc địa Pháp. Trước đó, vào năm 1945 nó đã bị Việt Minh phá hủy một lần bằng cách cho hai đầu máy xe lửa chạy từ hai phía, cả hai đầu máy chứa đầy thuốc nổ và khi nó đâm vào nhau ở giữa, cây cầu bị đánh sập. Mục đích của cuộc tấn công là nhằm làm cho việc di chuyển của quân đội Pháp qua lại giữa miền bắc và bắc trung bộ rất khó khăn

Năm 1962, cây cầu được phục hồi, cầu gồm 1 nhịp dầm thép dài 165m, cao 15m, chiều rộng 17m, ở giữa là đường sắt, 2 bên là đường xe chạy và cũng dành cho người đi bộ. Cầu được thiết kế theo kiểu cầu giàn với 2 vòng nhịp sắt chụm lại ở giữa nơi có trụ bê tông đường kính 5m chịu lực ở giữa cầu. 2 đầu cầu là bắc lên 2 quả đồi 2 bên để cùng chịu lực cho cây cầu

Giữa cầu là đường rày xe lửa với chiều ngang 3.7m. Hai bên là 2 làn xe chạy với chiều rộng mỗi làn là 6.7m. Từ năm 1965 đến năm 1972, Cầu Hàm Rồng trong chiến tranh Việt NamDragon’s Jaw bridge in Vietnam war là mục tiêu của nhiều cuộc tấn công không thành công của máy bay Hải quân và cả Không lực Hoa Kỳ. Trong giai đoạn này, Bắc Việt đã xây thêm ở 2 đầu cầu với mỗi đầu là thêm 8 trụ bê tông để gia tăng tính chịu lực để chống bom. Cầu Hàm Rồng đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với Không Quân Mỹ

Đối mặt Không Quân Mỹ

Khi Không Quân Mỹ mở chiến dịch Sầm Rền – Operation Rolling Thunder với mục đích là phá hủy những mục tiêu chiến lược ở miền Bắc Việt Nam, cầu Hàm Rồng là một trong những mục tiêu chính do nằm trên Quốc Lộ 1 và là trục đường chi viện từ Bắc xuống Nam. Nhận biết tầm quan trọng của cây cầu này, Bắc Việt đã triển khai ít nhất là 5 trung đoàn phòng không các loại trong đó có nhiều dàn tên lửa phòng không SAM-2 

Cuộc tấn công đầu tiên và lớn nhất là vào ngày 3 tháng 4 năm 1965 do trung tá James Robinson “Robbie” Risner dẫn đầu với phiên hiệu Mission 9-Alpha. Đợt tấn công này với 76 máy bay trong đó có 46 máy bay F-105 Thunderchief được trang bị các tên lửa Không đối Đất AGM-12 Bullpup là lực lượng tấn công chính. Nhóm này có 21 máy bay chiến đấu F-100 Super Sabre hộ tống, 2 máy bay trinh sát RF-101 Voodoo và 10 máy bay tiếp dầu KC-130. Các tên lửa AGM-12 Bullpup ban đầu là tên lửa nhiên liệu rắn, có đầu đạn nặng 113 ki-lô-gram (250 pound). Đằng sau của nó có gắn 1 pháo sáng để sĩ quan vũ khí có thể quan sát được và dẫn đường cho nó bằng cách sử dùng cần điều khiển thông qua sóng vô tuyến

Trưa hôm đó, nhóm Mission 9-Alpha bắt đầu tiến vào khu vực mục tiêu, trung tá Risner phóng tên lửa đánh trúng cây cầu khi anh và các phi công khác quay vòng lại để chuẩn bị tấn công đợt 2 thì máy bay anh trúng đạn , anh đã lái máy bay quay về và hạ cánh ở sân bay Đà Nẵng

Đại úy Bill Meyerholt dẫn đầu nhóm tấn công thứ 3. Anh chúi chiếc F-105 xuống và phóng tên lửa đánh trúng vào cây cầu. Khi khói tan, anh bị shock khi chứng kiến cây cầu không hề bị hư hỏng gì. Các quả tên lửa Bullpup chỉ có thể phát nổ và gây nám đen trên những thanh sắt cực lớn của cây cầu. Các quả tên lửa Bullpup khác liên tiếp đánh trúng cây cầu và kết quả chỉ khẳng định rằng dùng tên lửa Bullpup tấn công cầu Hàm Rồng cũng giống như dùng đạn nhựa để bắn vào thiết giáp hạm

Các máy bay ném bom bắt đầu áp sát mục tiêu, gió mạnh khiến nhiều trái bom phát nổ xa cây cầu. Hỏa lực phòng không của Bắc Việt quá dữ dội và mạnh hơn nhiều so với dự tính. Thiếu tá George C. Smith lái chiến F-100 và ném bom để áp chế hỏa lực phòng không. Máy bay anh bị trúng đạn và lao xuống đất. Không ai liên lạc được với anh và anh được đưa vào danh sách “Mất Tích Trong Chiến Tranh” – “MIA” cho đến ngày nay

Nhóm tấn công cuối của đại úy Carlyle S. “Smitty” Harris đã suy tính sức gió và ném trúng một loạt trái bom vào cây cầu. Tuy nhiên, khói bốc cao khiến anh không thể ước lượng mức thiệt hại do bom gây ra 

Trung tá Raymond A. Vohden lái chiếc Douglas A-4C Skyhawk lúc vượt lên phía Bắc của cây cầu thì máy bay anh bị bắn rơi. Các thông tin sau đó xác nhận anh bị bắt làm tù binh và chỉ được thả ra vào tháng 2 năm 1973

Đại úy Herschel S. Morgan lái chiếc máy bay trinh sát RF-101C bị bắn trúng và máy bay rơi cách cây cầu 110km về phía Tây Nam . Anh bị thương nặng và cũng bị bắt giam và cũng được thả vào tháng 2 năm 1973

Khi khói tan, các phi công đều sửng sốt khi cây cầu vẫn đứng vững. Thống kê cho biết các phi công đã sử dụng 32 quả tên lửa Bullpop và 120 trái bom 750 cân Anh ~340Kg . Rất nhiều tên lửa và bom đánh trúng cây cầu và gây nhiều vệt cháy đen. Tuy nhiên cây cầu không có dấu hiệu gì sẽ bị sập xuống. Không Quân Mỹ đã lên kế hoạch cho đợt tấn công mới vào ngày hôm sau

Đối đầu máy bay MIG

Ngày hôm sau, đại úy Harris lái chiếc F-105 với mã hiệu “Steel 3” cùng với các phi công khác. Anh thông báo là anh đã thả trái bom đánh trúng sườn trái của cây cầu. Ngay khi máy bay của anh rời khỏi mục tiêu thì đã trúng đạn và bốc cháy . Các âm thanh liên lạc yếu và lẫn lộn . Các phi công khác báo cáo cho biết là thấy máy bay của Harris bốc cháy thành vệt lửa dài và máy bay hướng về phía Tây và sau đó mất dạng . Không ai thấy máy bay lao xuống đất hay Harris nhảy dù.

Ngày hôm sau 15-4-1965, báo chí Bắc Việt đưa tin cho biết máy bay MIG đã bắn hạ máy bay của Harris và sau đó cho biết anh đã bị bắt làm tù binh. Anh được thả vào năm 1973. Các tù binh được thả sau đó đã vinh danh Harris do anh đã sáng chế ra một kiểu giao tiếp theo kiểu ráp ký tự “tap code” để các tù binh ở các phòng giam khác nhau có thể liên lạc với nhau 

Máy bay MIG đã được phát hiện trong các nhiệm vụ trước đây. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên máy bay MIG đã tấn công máy bay của Không Quân Mỹ. Đại úy James A. Magnusson lái chiến F-105D với mật hiệu “Zinc 2”  bị máy bay MIG bắn trúng vào đuôi . Anh thông báo sẽ lái máy bay hướng ra vịnh Bắc Bộ tuy nhiên sau đó mất liên lạc. Máy bay anh đã rơi xuống biển gần đảo Hòn Mê và anh được đưa vào danh sách Mất Tích

Đại úy Walter F. Draeger lái chiếc Douglas A-1H Skyraider làm nhiệm vụ trấn áp hỏa lực để giải cứu các phi công bị bắn rơi . Máy bay của anh bị trúng đạn và đâm sầm xuống đất. Không thấy dù phi công bật ra trước đó. Anh được đưa vào danh sách Mất Tích và được thưởng Huy Chương Chữ Thập Không Quân

Các máy bay lần lượt quay về căn cứ. Ai cũng thấy hổ thẹn . Nhiều quả bom đã đánh trúng mục tiêu nhưng cây cầu vẫn đứng vững một cách kỳ lạ 

Xem lại từ đầu : Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa trong chiến tranh Việt Nam – Dragon’s Jaw bridge in Vietnam war – P1

Xem lại : Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa trong chiến tranh Việt Nam – Dragon’s Jaw bridge in Vietnam war – P1

Xem tiếp : Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa trong chiến tranh Việt Nam – Dragon’s Jaw bridge in Vietnam war – P2

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.