Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh – Siege of Khe Sanh 1968 – P18
Trong trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh – Siege of Khe Sanh 1968 , Cùng với các đợt oanh kích được hướng dẫn bằng radar, các phi vụ hỗ trợ tầm gần – Close air support là sự yểm trợ cần thiết nhất và chính xác nhất theo yêu cầu của chỉ huy chiến trường
Các phi vụ yểm trợ tầm gần phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết để có thể đánh trúng mục tiêu . Thường thì hàng giờ đều có các phi xuất máy bay chiến đấu, máy bay ném bom đến yểm trợ cho Khe Sanh. Nếu bất thình lình thì sẽ có những chuyến bay khẩn cấp hoặc các máy bay khác được chuyển hướng từ nơi khác đến yểm trợ. Sau khi đến nơi, các máy bay này sẽ liên lạc với nhóm trung tâm chỉ huy Không Yểm Khe Sanh – Khe Sanh Direct Air Support Center (DASC) và tiếp tục được chuyển đến bộ phận chỉ huy của Thủy Quân Lục Chiến hoặc Bộ phận Chỉ Huy Không Quân Chiến Thuật – Air Force Tactical Air Controller để nhận mệnh lệnh oanh kích
Trong trận đánh Khe Sanh, Thủy Quân Lục Chiến sẽ chỉ huy toàn bộ các cuộc không yểm trên chiến trường Khe Sanh. Đó là kết quả của cuộc thảo luận giữa Bộ Chỉ Huy Khe Sanh, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Dã Chiến số 3 và Không Lực 7. Tướng Cushman – tư lệnh lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Dã Chiến số 3 đã được đề nghị trao quyền chỉ huy oanh kích cho đại tá Lownds – chỉ huy trưởng căn cứ Khe Sanh. Thông qua Trung Tâm Phối Hợp Hỏa Lực của trung đoàn 26 TQLC – 26th Marines Fire Support Coordinating Center (FSCC), căn cứ Khe Sanh sẽ chỉ huy mọi cuộc yểm trợ hỏa lực kể cả từ không quân trong vòng tròn có bán kính nằm trong tầm bắn của pháo 155mm đặt tại căn cứ Khe Sanh
Có 7 nhóm điều khiển chiến thuật TAC – Tactical Air Controller được giao cho trung đoàn 26 TQLC, các phi công Không Quân thuộc Phi Đoàn Hỗ trợ Chiến Thuật số 20, các phi công TQLC thuộc Phi đoàn Chỉ Huy và Bảo Trì số 26 và Phi Đoàn 6 Quan Sát Thủy Quân Lục Chiến .Ít nhất 5 trong số các phi công nói trên sử dụng các máy bay O1-E Birddog hoặc UH-1E gunship thường xuyên túc trực trên bầu trời Khe Sanh để phối hợp giữa các máy bay oanh kích và lực lượng chiến đấu trên mặt đất. Bằng cách này, các máy bay chỉ huy chiến thuật có thể nhanh chóng điều máy bay để oanh kích yểm trợ khu vực đang cần thiết nhất và việc quan sát ở tầm gần có thể tránh được các vụ oanh kích nhầm vào đơn vị bạn
Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh – Siege of Khe Sanh , suốt cả ngày, trên bầu trời Khe Sanh thường xuyên có các máy bay F-4 Phantom của Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến, máy bay A-6 Intruder , A-4 Skyhawk, F-8 Crusader của Hải Quân, máy bay F-105 Thunderchief, F-100 Super Saber của Không Quân, máy bay A-1 Skyraider của Không quân VNCH. Khi các máy bay đến nơi, cơ quan trung tâm chỉ huy Không Yểm Khe Sanh – Khe Sanh Direct Air Support Center (DASC) sẽ yêu cầu các máy bay chờ đợi cho đến khi có máy bay chỉ huy chiến thuật TAC hoặc chỉ huy không quân tiền tiêu – Forward Air Controller ( FAC ) có thời gian để chỉ huy oanh kích . Trong thời gian chờ đợi, các máy bay sẽ bay ở tầm cao 11.000-12.000m và khi đến lượt sẽ lao xuống để oanh kích và nhanh chóng rút lui để đến lượt máy bay khác
Khi một máy bay chỉ huy chiến thuật TAC phát hiện mục tiêu cần oanh kích hoặc nhận lệnh chỉ huy oanh kích một mục tiêu nào đó, phi công của máy bay TAC sẽ yêu cầu máy bay oanh kích vào khu vực. Bản thân máy bay TAC cũng được ưu tiên di chuyển vào khu vực . Dưới các áng mây, máy bay TAC và máy bay lãnh nhiệm vụ oanh kích khó phát hiện ra nhau do đó máy bay tấn công sẽ sử dụng thiết bị Automatic Direction Finders để liên lạc với máy bay TAC trên một tầng số cố định . Khi đó, bộ chỉ huy Không Quân – Airborne Command and Control Center (ABCCC) sẽ cung cấp các thông tin như mô tả mục tiêu, đánh giá, đường tiến vào, đường rút lui, bao nhiêu lượt oanh kích, phương hướng và vị trí quân bạn , …
Khi máy bay TAC và máy bay oanh kích đã nhận ra nhau bằng mắt thường, máy bay TAC sẽ đánh dấu mục tiêu bằng quả rocket khói hoặc thả lựu đạn khói ở vị trí mục tiêu. Sau khi máy bay oanh kích nhận được tín hiệu khói, máy bay sẽ bay đến gần và thực hiện cuộc oanh kích giả , khi máy bay TAC nhận ra máy bay oanh kích thực hiện oanh kích giả đúng mục tiêu sẽ ra lệnh cho máy bay oanh kích chuẩn bị và dùng tần số VHF để liên lạc với đơn vị mặt đất và dùng tầng số UHF để chỉ thị cho máy bay oanh kích chẳng hạn :
– TAC : Số 1, từ vị trí khói cách 100m theo hướng 6 giờ
– Máy bay chiến đấu : Xác nhận, Sô 1 đang vào vị trí
– TAC : Tôi đã thấy anh, được quyền oanh kích
– Máy bay chiến đấu : Đã oanh kích, đang quay ra
– TAC : Số 2, từ vị trí số 1 oanh kích, cách 50m theo hướng 3 giờ
– Máy bay chiến đấu : Xác nhận, Số 2 đang vào vị trí
Các máy bay liên tục lặp lại quá trình trên cho đến khi toàn bộ số bom đạn trên máy bay đều đã được thả xuống mục tiêu. Sau đó, các máy bay chỉ huy chiến thuật TAC sẽ sà xuống gần mục tiêu để đánh giá hiệu quả của cuộc oanh kích. Bản Đánh Giá Thiệt Hại trên Chiến Trường – Battle Damage Assessment (BDA) sẽ được chuyển đến bộ phận tình báo . Ví dụ một bản đánh giá thiệt hại như sau :
Bản đánh giá thiệt hại của anh như sau : 5 KBA (Killed by air) – 5 tử trận do oanh kích , 2 công sự, 1 vũ khí tự động, 50m chiến hào . Đã đánh rất tốt, chào buổi trưa !
Khi phi công phụ trách oanh kích báo cáo với Khe Sanh DASC và quay về căn cứ, máy bay chỉ huy chiến thuật TAC tìm kiếm mục tiêu khác và chờ máy bay oanh kích khác đến lượt
Một trong những sự kiện đáng ghi nhớ chính là ở đồi 881 Nam của binh nhì Molimao Niuatoa từ vùng Samoa Lance phụ trách nhiệm vụ tiền sát viên pháo binh. Một hôm, anh dùng ống nhòm quan sát và phát hiện ánh sáng lóe lên từ pháo binh Bắc Việt. Anh đánh dấu tọa độ rồi báo cho chỉ huy đồi 881 Nam và đại úy Dabney. Khi tra bản đồ, Dabney chỉ có thể biết vị trí cách đồi 881 Nam vào khoảng 12.000-13.000m. Khu vực chung quanh đều là các rặng núi nên rất khó định vị chính xác đường biên tọa độ. Binh nhì Molimao Niuatoa thì đã nhìn rõ vị trí pháo của Bắc Việt nhưng không thể điều chỉnh pháo bắn do quá tầm của pháo nên anh liên lạc với máy bay O1-E Birddog đang trong khu vực và báo vị trí. Các máy bay A-4 Skyhawk bay đến với bom 225Kg. Mỗi lần bom được thả là binh nhì Molimao Niuatoa lại quan sát bằng ống nhòm và điều chỉnh vị trí : “sang trái 2.000m, thêm 1.000m”. Đến lần ném thứ 4 thì đã trúng mục tiêu, vị trí pháo của quân Bắc Việt bị phá hủy và gây ra nhiều vụ nổ liên tiếp
Xem lại từ đầu : Trận đánh Khe Sanh 1968 – Battle of Khe Sanh 1968 – Siege of Khe Sanh 1968 – P1
Xem lại : Trận đánh Khe Sanh 1968 – Battle of Khe Sanh 1968 – Siege of Khe Sanh 1968 – P17
Xem tiếp : Trận đánh Khe Sanh 1968 – Battle of Khe Sanh 1968 – Siege of Khe Sanh 1968 – P19