Trận đồi Xuân Sơn – Căn cứ hoả lực Bird – Battle of LZ Bird – Firebase Bird 1966
Trận đồi Xuân Sơn hay căn cứ hoả lực Bird diễn ra ở đồi Xuân Sơn, thung lũng Kim Sơn, tỉnh Bình Định vào rạng sáng ngày 27 tháng 12 năm 1966 trong chiến tranh Việt Nam – Battle of LZ Bird – Firebase Bird in Vietnam war
Căn cứ Hoả Lực Bird – LZ Bird – Firebase Bird được thiết lập trên đồi Xuân Sơn ở thung lũng Kim Sơn , tỉnh Bình Định để hỗ trợ hoả lực cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ – 1st Cavalry Division tiến hành các cuộc hành quân trong khu vực nhằm tìm diệt sư đoàn 3 Sao Vàng. Đây là sư đoàn chủ lực Bắc Việt hoạt động mạnh ở vùng thung lũng Kim Sơn .
Đồi Xuân Sơn dài khoảng 280m, rộng 85m . Ở phía Tây và Nam được bao bọc bởi con sông Kim Sơn. Ngay từ khi được thiết lập căn cứ hoả lực, nhiều người đã e ngại khi ngọn đồi này quá trơ trội và vị trí lộ hẳn ra đối với chung quanh, quân Bắc Việt dễ dàng chiếm các điểm cao chung quanh để dội hoả lực xuống
Lực lượng pháo binh đóng quân ở căn cứ Hoả Lực Bird – LZ Bird – Firebase Bird bao gồm : Pháo đội C 155mm thuộc tiểu đoàn 6, trung đoàn 16 pháo binh đóng ở phía Bắc của căn cứ . Tại phía Nam của căn cứ là pháo đội B 105mm thuộc tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 19 pháo binh. Theo biên chế của quân đội Mỹ, mỗi pháo đội sẽ có 4 khẩu pháo. Như vậy căn cứ LZ Bird sẽ có 8 khẩu pháo 105mm và 155mm
Chịu trách nhiệm phòng thủ căn cứ này là 2 trung đội thuộc đại đội C thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn 12, sư đoàn 1 Không Kỵ . Ngoài ra còn có 3 đội trinh sát – dò đường thuộc Đại Đội Dò Đường số 11 – 11th Pathfinder company . Tổng quân số của toàn bộ căn cứ khoảng 170 người
Trong những ngày trước, cả phía Mỹ và Bắc Việt trong khu vực đều tuyên bố ngừng bắn để đón lễ Giáng Sinh 1966. Lợi dụng điều này, sư đoàn 3 Sao Vàng đã điều trung đoàn 22 đến áp sát căn cứ Bird.
Trận đồi Xuân Sơn – Battle of LZ Bird – Battle of Firebase Bird bắt đầu lúc 01h sáng ngày 27, quân Bắc Việt sử dụng súng cối và pháo không giật bắn liên tục vào căn cứ hoả lực Bird. Sau khoảng 30 phút pháo kích, 2 tiểu đoàn Bắc Việt được sự tăng cường của các du kích địa phương đã tấn công căn cứ hoả lực Bird từ phía Đông Bắc và phía Đông Nam. Binh nhì John McGinn, Jr. nhớ lại :
“Mặt trăng đã soi sáng hàng trăm lính Bắc Việt đang ào lên tấn công”
Phòn tuyến thứ 1 của đại đội C / sư đoàn 1 Không Kỵ nhanh chóng bị tràn ngập, binh sĩ 2 bên vật lộn và đánh nhau bằng lưỡi lê. Lính Mỹ rút dần lên trên về phía các khẩu đội pháo . Gần một nửa số lượng các khẩu pháo dần bị phá huỷ. Binh sĩ kỹ thuật Clint Houston kể lại :
“Chiến hào phòng thủ chỉ sâu khoảng 1m. Trung uý Reike bị trúng đạn vào bụng. Chúng tôi cố gắng cầm máu cho anh ấy . Y sĩ Charles Tournage cố gắng giúp đỡ mọi người băng bó vết thương. Anh ấy gần như trần truồng vì khi trận chiến nổ ra, anh ấy đã lao ra ngoài khi còn chưa kịp mặc quần áo. “
Sĩ quan thông tin Clint Houston cố gắng thiết lập đường liên lạc. Căn cứ hoả lực Pony – LZ Pony trong khu vực liên tục bắn pháo sáng yểm trợ. Lính Mỹ lập phòng tuyến mới quanh một ụ pháo 105mm còn sót lại. Binh sĩ Piper và Robert Underwood ở pháo đội 105mm nạp đạn Beehive , hạ nòng và bắn trực xạ về phía quân Bắc Việt đang tràn lên .
Mỗi quả đạn pháo Beehive dài khoảng 0.6m, bên trong chứa 8.000 mũi tên nhỏ. Đạn pháo Beehive nổ cách mặt đất khoảng 20m và phóng các mũi tên nhỏ bên trong ra để diệt bộ binh. Clint Houston kể :
“Thật là cảnh tượng ám ảnh. Âm thanh giống như hàng triệu con ong đang bay ra khỏi tổ. Các binh sĩ Bắc Việt bị xé toạc ra từng mảnh. Cuộc tấn công dần bị chặn đứng”
Các quả đạn Beehive đã chặn đứng cuộc tấn công của quân Bắc Việt. Quân Mỹ dần tái chiếm các vị trí phòng thủ. Các trực thăng UH-1 vũ trang và Chinnok vũ trang bay đến yểm trợ và bắn liên tục vào các vị trí quân Bắc Việt bên ngoài căn cứ
Khi trời gần sáng, các binh sĩ thuộc đại đội B / tiểu đoàn 1 Không Kỵ được đưa đến tăng cường. Khi mặt trời lên cao, cảnh giết chóc lộ rõ khắp nơi. Theo lời Houston :
“Chúng tôi cho di tản các binh sĩ tử trận và bị thương lên các trực thăng, xác quân Bắc Việt rất nhiều và rải rác khắp nơi. Máu chảy theo các dòng khe nhỏ và đọng lại thành những vũng lớn”
Công bố về tổn thất của hai phía trong Trận đồi Xuân Sơn – Battle of LZ Bird – Battle of Firebase Bird rất khác nhau. Theo phía Mỹ công bố, trận đánh chỉ kéo dài khoảng 1 giờ nhưng tổn thất rất nặng nề. Trong số khoảng 170 binh sĩ Mỹ có mặt trong trận chiến, 28 người tử trận, 67 bị thương, tỉ lệ thương vong đến 48% . Trong số 28 người tử trận có 14 người Sư Đoàn Không Kỵ, 11 người là pháo binh, 3 người còn lại thuộc Liên Đoàn 11 Không Vận – 11th Aviation Group
Theo tài liệu của phía Mỹ công bố, quân Bắc Việt thiệt hại khoảng 300 người, xác các binh sĩ Bắc Việt được chôn trong hố chôn tập thể gần chân đồi Xuân Sơn
Theo báo Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa tin :
” Trận tập kích Xuân Sơn đã kết thúc giòn giã. Kết quả, ta đã diệt, làm bị thương khoảng trên 600 tên lính Mỹ, phá hủy 11 khẩu pháo 105mm và 155mm, bắn rơi 5 máy bay trực thăng, thu 34 súng các loại. Trên đường lui quân ta diệt thêm 120 tên Mỹ, bắn rơi 1 trực thăng.
Với chiến thắng Xuân Sơn, Trung đoàn 22 Sư Đoàn 3 Sao Vàng được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì”
Theo cựu quân nhân Mỹ Spencer Matteson – người trực tiếp tham chiếm ở Trận đồi Xuân Sơn – Battle of LZ Bird – Battle of Firebase Bird đăng tải cho biết : vào tháng 1 năm 2022, cựu thiếu tá QĐVN Đặng Hà Thuỳ đã liên hệ với một cựu chiến binh Mỹ thuộc Sư Đoàn 1 Không Vận là Bob March để tìm thông tin về các mộ liệt sĩ trong trận Đồi Xuân Sơn.
Vào tháng 7 năm 2022, nhóm Cựu Binh Sĩ Mỹ đã tham chiến ở trận đồi Xuân Sơn gồm Stephen Holmes Hassett (76 tuổi), Kinbourne Lo (79 tuổi), Ivory Whitaker Jr (74 tuổi) và Spencer John Matteson (75 tuổi) đã đến trận chiến năm xưa và đã tìm được hài cốt của ít nhất 60 liệt sĩ quân đội Việt Nam
Cũng theo cựu quân nhân Mỹ Spencer Matteson đăng tải hình ông chụp cùng bia Tưởng Niệm trận đồi Xuân Sơn, ông cho biết bia Tưởng Niệm ghi đã tiêu diệt hơn 600 lính Mỹ và ông cũng cho biết trên đồi Xuân Sơn khi đó chỉ có khoảng 170 lính Mỹ