Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy – When the Allies ran away : Nguyễn Tiến Hưng – P22

0 293

Phần 22 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung

Còn Miền Nam thì ngược lại, chịu cú ‘’sốc’’ nặng nề, tương đối là nặng nhất thế giới. Không có nước nào bị thiệt thòi như Miền Nam. Thật khó hiểu. Tại sao lại như vậy?

Tại Bộ Kế Hoạch năm đó, chúng tôi đã phân tích tình huống này hết sức rõ ràng. Có ba lý do chính được tóm tắt vắn gọn như sau:

Thứ nhất: Nền kinh tế Miền Nam lệ thuộc quá nhiều vào việc nhập cảng một số sản phẩm thuộc vào loại bị ảnh hưởng tăng giá nhiều nhất như xăng, nhớt, dầu khí, dầu diesel, gạo, phân bón, đường, xi măng, sắt thép, máy móc, thiết bị. Mấy mặt hàng này trung bình tăng giá 80%. Chúng lại là những hàng chiếm tới gần 40% tổng số nhập cảng của Việt Nam.

Thứ hai: Các nước khác tuy phải mua xăng nhớt đắt trên thị trường quốc tế, nhưng còn có thể gỡ được phần nào khi chính họ xuất cảng vì giá hàng của họ cũng tăng lên theo. Còn ta thì lại khác. Đặc thù của mậu dịch Miền Nam lúc đó là nhập cảng gấp hơn nhiều lần xuất cảng. Trong suốt thời chi ến chỉ có nhập là chính. Năm 1963 là năm cuối cùng xuất cảng được ít gạo (63.000 tấn), từ đó chỉ còn xuất lai rai chút ít như cao xu, trà, tôm cá, lông vịt, gỗ quý (xem Chương 3).

Thứ ba: Nhập cảng chiếm tới một phần ba tổng sản phẩm quốc gia. Có nghĩa là khi có cú ‘’sốc’’ làm tăng giá nguyên liệu nhập cảng vào thì ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn ra mọi lãnh vự c sản xuấ t. Khi giá phân bón, thuốc tr ừ sâu nhập vào tăng lên, giá gạo phải lên theo, giá bông gòn nhập vào tăng lên, sẽ kéo theo giá vải vóc, rồi giá quần áo. Và cứ như thế mà theo nhau. Cuối năm 1973, trung bình, giá nhập cảng đã tăng lên gần 50%.

Ảnh hưởng sơ khởi của cú ‘’sốc’’ là giảm ngay khối lượng nhập cảng còn 67% năm 1973 rồi 54% năm 1974. Mọi hàng từ xăng nhớt, phân bón, sắt thép, xi măng, vải vóc trở nên khan hiếm. Tình trạng này còn bị nặng nề thêm vì thị trường trong nước đã mất đi một số hàng hóa tiêu dùng quan trọng phát xuất từ hệ thống hợp tác xã PX Mỹ. Trong thời chiến, lượng hàng chui ra thị tr ường từ hệ thống PX không phải là nhỏ: Từ thuốc lá, bia rượu, tới radiô, quạt máy, quần áo, vải vóc, thuốc men. Từ giữa năm 1973 khi Quân Đội Mỹ đã rút đi hệ thống PX ngưng hoạt động.

Thế là giá tiêu thụ tăng vọt lên 66%, phản ảnh mức lạm phát chưa từng có bao giờ. Hiện tượng này ảnh hưởng tới tinh thần nhân dân, đặc biệt là Quân Đội, một cách sâu đậm. Một người lính trung bình được lính 20.000 đồng Việt Nam một tháng, sau khi mua gạo cho gia đình năm người ăn thì chẳng còn bao nhiêu để mua thức ăn, thuốc men, chi tiêu, chưa nói tới nhà cửa, giáo dục, giải trí.

Chạy gạo sống qua ngày

Từ cuối 1973, về mặt kinh tế, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chỉ lo giải quyết các vấn đề bức xúc hằng ngày là cũng mất hết thời giờ. Lấy một thí dụ: Thóc gạo. Thóc gạo là rường cột của kinh tế Miền Nam. Sơ sơ mà nói thì có ba vấn đề sản xuất, phân phối, và giá cả.

Sản xuất: Ngoài sự bấtổn là thời tiết như lũ lụt, hạn hán là yếu tố chung cho nông nghiệp, còn vấn đề giá phân bón, thuốc sát trùng, xăng nhớt để bơm, rút nước. Giá mấy thứ này cứ vùn vụt mà tăng, gây khó khăn lớn cho nông dân, ảnh hưởng đến sản xuất. Ấy là chưa nói đến tình hình thiếu an ninh. Ở Miền Nam (và nhiều nước nhận viện trợ thực phẩm khác) lại còn vấn đề nhức đầu khác nữa về sản xuất: Gạo Mỹ.

Mỹ viện trợ hàng năm một lượng gạo trong chương trình ‘’Thực phẩm phụng sự hòa bình’’ (Food for Peace) tới mấy trăm ngàn t ấn, trị giá cả trăm triệu đô la. Có gạo ăn là tốt chứ tại sao lại là vấn đề? Ấy thế mà có vấn đề lớn đối với sản xuất. Gạo Mỹ chất lượng tốt vì kỹ thuật chế biến cao so với gạo nội địa. Chính phủ muốn đặc biệt nâng đỡ quân, công, cán, chính, nên khi bán gạo ra, giá gạo Mỹ có lúc lại rẻ hơn giá gạo nội địa. Như vậy thì làm sao nông dân cạnh tranh được với gạo Mỹ? Ảnh hưởng này tác động ngay vào sản xuất. Mà chính sách nhà nước lại đang khuyến khích tăng gia sản xuất, tự túc tự cường.

Điều hòa giá cả: Thị trường ở các nước hậu tiến đâu có ‘’thông th ương tự do’’ như các nước tiền tiến, nhất là ở trong hoàn cảnh chiến tranh. Khi giá dầu lử a lên vùn vụt thì lạm phát theo sát. Muốn yểm trợ người có đồng lương cố định như công chức, quân nhân thì chính phủ phải kềm giá, tức là phải ‘’kiểm soát giá cả’’. Kiểm soát tức là định ra giá. Mà làm sao định được giá! Nếu giá chính thức thấp hơn giá thị trường (giá thực) là nguồn chợ đen hoành hành bốn bề. Vậy phải mò theo thị trường mà định giá. Nhưng thị trường thay đổi hằng ngày.

Giá chính phủ ngày hôm nay có thể là đúng nhưng mai là trật rồi. Ngoài ra, giá trên thị trường rối ren, có nhiều giá gạo chênh lệch cùng một lúc. Thí dụ như cuối

1973 đầu 1974, gạo Mỹ là 14.000 đồng một tạ, gạo nội địa Đồng Bằng Cửu Long: 18.000 các địa phương khác: 25.000 đồng. Khấu trừ đi phí vận chuyển cũng vẫn chưa hợp lý, là vì thị trường có nhiều tắc nghẽn, đầu cơ, tích trữ, làm giả.

Tình trạng này đòi phải điều chỉnh để cân bằng cung cầu. Nhưng mỗi lần điều chỉnh là có vấn đề khác: Nâng lên thì gây bấtổn cho đời sống quân công, hạ xuống thì thiệt cho nông dân. Chưa xong, nếu điều chỉnh giá gạo thì phải điều chỉnh cả giá phân bón. Nguyên vấn đề ‘’phân’’ cũng đã được báo chí bình luận không ít: Nhập phân, chia phân, thiếu phân, giá phân, đầu cơ phân, và ăn phân của dân (tham nhũng).

Phân phối: Có những lúc gạo bị cấm ‘’xuất tỉnh’’ vì lý do an ninh. Nhưng như vậy là lưu thông bị tắ c nghẽn, gây ra khan hiếm giả tạo, tăng thêm cơ hội cho đầu cơ, buôn chui. Ngoài tắc nghẽn lại còn có khó khăn do sự khác biệt giữa hai hệ thông thu mua. Một hệ thống của chính ph ủ và một hệ thống của thương gia ngũ cốc. Tổng Cuộc Thực Phẩm là một cơ quan chính phủ đảm nhận thu mua thóc gạo. Mục đích là tiếp tế cho quân đội và phần nào giúp điều hòa cung cầu ở thành thị. Đối với quân đội, phải bảo đảm cho mỗi người 21 ký gạo một tháng. Riêng Đô Thành Sài Gòn-Chợ Lớn, nhu cầu là 25.000 tấn một tháng.

Một khi hệ thống Tổng Cuộc Thực Phẩm và thương gia ngũ cốc hoạt động cùng nhau nhưng với hai mục đích khác, Tổng Cuộc Thực Phẩm với mục đích xã hội còn hệ thống thu mua của thương gia với mục đích sinh lời, cho nên mỗi lần tăng giá gạo là có xáo trộn. Một số thương gia ngũ cốc làm ăn không lương thiện, mỗi lần nghe rục rịch tăng giá xăng nhớt là nâng giá gạo lên ngay cho chắc ăn vì chi phí vận tải sẽ tăng. Thêm vào đấy, mỗi l ần được tin Tổng Cuộc Thực Phẩm sẽ thu mua gạo là họ tung tiền ra thu mua trước, tích trữ vào kho, tạo ra tình trạng khan hiếm giả tạo.

Khủng hoảng dầu lửa năm 1973 và tiếp theo vào năm 1974 đã làm yếu hẳn những tiềm năng còn lại của kinh tế Miền Nam sau một cuộc chiến khốc liệt kéo dài. Ngay tức khắc, nó làm mất 35% mãi lực thực sự của đồng tiền viện trợ. Những con số Tổng Thống Thiệu nêu ra khi yêu cầu Tổng Thống Nixon lúc ở San Clemente là tính theo mãi lực đồng đô la vào đầu năm 1972. Cuối năm 1973 thì nó mất nhiều ý nghĩa rồi.

Phải có 1,2 tỷ đô la mới mua được một lượng hàng hóa bằng 783 triệu như con số dự tính tại San Clemente. Mà rồi đâu có được viện trợ như hứa hẹn.

Thế là hầu hết các tính toán cho kinh tế hậu chiến đã thành nước lã ra sông.

Chỉ còn lo cho cuộc sống hằng ngày.

Hết Phần 22 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng“When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung

Xem thêm : 

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P21

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P23

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex