Chiến thuận trực thăng vận trong chiến tranh Việt Nam – Us helicopter in Vietnam war
Trong chiến tranh Việt Nam, chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận là 2 chiến thuật xương sống trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Việt Nam – Us helicopter in Vietnam war
Mỹ bắt đầu đưa trực thăng vào phục vụ cuộc chiến ở Việt Nam vào năm 1961 với số lượng chỉ khoảng 50 chiếc, tuy nhiên đến giai đoạn 1964 thì đã lên đến 300 chiếc. Lúc này, loại trực thăng phổ biến nhất là trực thăng UH-1 với 2 phiên bản là UH-1A và UH-1B, đây là loại trực thăng đa dụng có thể vận tải, chở quân, chở hàng, tiếp tế, tải thương đến hỗ trợ hỏa lực.
Trực thăng UH-1 Iroquois do hãng chế tạo trực thăng Bell sản xuất còn gọi là trực thăng UH-1 Huey. Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng rất nhiều trực thăng UH-1 với tên gọi Huey vào nhiệm vụ vận chuyển binh lính đặc biệt là trong các đơn vị khinh kỵ, nhảy dù như sư đoàn 101 nhảy dù, sư đoàn 82 nhảy dù, …
Sự ra đời của chiến thuật
Trong chiến tranh Việt Nam, do quân giải phóng thường áp dụng chiến thuật du kích nên yêu cầu của chiến trường cần nhanh chóng chuyển quân để tấn công, tiếp viện, hỗ trợ, chặn đường rút lui, … Nếu dùng đường bộ sẽ rất mất thời gian và có thể trúng kế “công đồn đả viện” nên vận chuyển binh lính bằng trực thăng trở nên là một yêu cầu cấp thiết và vô cùng hữu hiệu từ đó đó sản sinh là chiến thuật “trực thăng vận” hay còn gọi là “phượng hoàng vận“.
Tháng 5 năm 1961, xảy ra trận đụng độ giữa quân VNCH và lực lượng du kích ở Hậu Nghĩa, quân VNCH đã sử dụng trực thăng tấn công bất ngờ và gây nhiều thiệt hại cho phía quân du kích Giải Phóng. Tháng 6 năm 1961, trong cuộc họp giữa tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa và các cố vấn Mỹ, Đại tướng Paul D. Harkins, Chỉ huy trưởng Phái bộ cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam (MACV) đã nói: “Chiến thắng ở tỉnh Hậu Nghĩa (nay là hai huyện Đức Hòa, Đức Huệ, tỉnh Long An) là một điển hình cho sự thành công của việc vận chuyển binh lính bằng máy bay trực thăng. Việt Cộng chỉ có hai bàn chân, họ không thể chạy nhanh nên cần thiết phải mau chóng phát triển hình thái tác chiến ấy”.
Thiếu tướng Clifton F. Von Kann, Tư lệnh Sư đoàn Kị binh bay số 1 của Mỹ, ở miền Nam Việt Nam từ tháng 10-1962 đến tháng 6-1963 đã khẳng định: “Đề cập đến tính cơ động thì không thể không nói đến máy bay trực thăng”.
So với cơ giới thì khả năng cơ động của máy bay lên thẳng nhanh hơn rõ rệt, lại có thể tránh được các chướng ngại về địa hình, do đó đảm bảo sử dụng được kịp thời các kết quả tình báo, dễ đạt được yếu tố bất ngờ về chiến thuật.
Thời gian đầu của trực thăng vận, quân đội Mỹ đã gây ra rất nhiều tổn thất cho quân Giải Phóng, đặc biệt là ở vùng miền Tây và miền Đông Nam Bộ khi chiến thuật “trực thăng vận” kết hợp với “thiết xa vận” đã tỏ ra là chiến thuật lợi hại. Quân đội Mỹ thường cho thiết xa M113 chở quân đổ bộ để lùa quân du kích, quân Giải Phóng ra đồng trống, đồng thời cho trực thăng đổ bộ chặn quân Giải Phóng ở phía sau lưng, kết quả là quân Giải Phóng bị kẹp ở giữa nơi đồng trống và dễ dàng bị hỏa lực Mỹ tiêu diệt. Lúc này, quân giải phóng cũng chưa có vũ khí chống tăng hay vũ khí hạng nặng để chống lại thiết xa và cũng chưa có kinh nghiệm để đối phó với trực thăng
Ngoài ra, chiến thuật trực thăng vận cũng đặc biệt tỏ ra hữu dụng khi chống lại quân Giải Phóng Việt Nam ở khu vực đồi núi vùng cao nguyên khi địa hình phức tạp, rừng rậm, … rất khó để quân đội Mỹ di chuyển bằng đường bộ, lính Mỹ đã lập nhiều căn cứ hỏa lực trên vùng đồi, núi cao, điểm cao để trinh sát, điều chỉnh hỏa lực, khống chế các tuyến đường di chuyển đặc biệt là tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Khi đó, trực thăng vận là chiến thuật hữu hiệu để tiếp tế, tản thương hay vận chuyển quân đội đế tấn công nhanh và bất ngờ vào quân ta.
Từ năm 1965 – 1969, quân Mỹ liên tục tung ra các chiến dịch tìm diệt nhằm tiêu diệt quân chủ lực giải phóng Việt Nam, các đợt đánh chiếm những điểm cao, quả đồi chiến lược ở vùng cao nguyên là dịp quân Mỹ đã sử dụng tối đa những ưu thế của trực thăng trong việc đổ quân, tiếp tế, tải thương, … như trận Đồi Thịt Băm năm 1969, trận Đắk Tô năm 1967, Trận Ia Đrăng, …
…
Yếu điểm
Yếu điểm của chiến thuật “trực thăng vận” đó chính là sức chở yếu, mỗi trực thăng chỉ có thể vận chuyển tối đa 8-12 lính, kèm theo đó là bán kính hoạt động ngắn, chỉ trong khoảng 400-500Km, nên chỉ có thể gây bất ngờ trong quy mô khu vực nghĩa là tầm chiến thuật. Mỗi khi có chiến dịch lớn, Mỹ phải tập trung một lượng rất lớn trực thăng. Như trận đánh Junction City năm 1967, Mỹ đã huy động 250 lần chiếc trực thăng để đổ bộ lự đoàn 1 và lữ đoàn 2 dù ở khu vực Sóc Mới – Rùm Đuôn – An Khắc ở biên giới khóa chặt đường rút quân của quân giải phóng. Đây được lịch sử xem là trận áp dụng “trực thăng vận lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam“. Do phải tập trung lớn lượng trực thăng nên dễ dàng bị quân Giải Phóng phát hiện và đoán được khu vực hành quân, khu vực sắp có đụng trận lớn, … kèm theo đó trực thăng phải di chuyển đi về để tiếp nhiên liệu, đổ quân nên dễ gây ra hỏng hóc, tai nạn, .. từ đó đòi phỏi phải có đội ngũ kỹ thuật để sửa chữa cấp tốc, bảo trì, ..
Mỗi khi đổ quân, để đạt ưu thế về số lượng quân cần thiết, cần 10-50 chiếc cho mỗi lần đổ quân, do đó cần khoảng trống rất rộng, đội hình bay nhiều trực thăng rất dễ bị phát hiện từ xa, … Vì thế trước khi đổ quân, cần pháo binh hoặc máy bay ném bom dọn đường, ngoài ra còn cần thêm 1 số trực thăng vũ trang Gunship đi kèm để hỗ trợ hỏa lực khi cần thiết. Quân Mỹ thường dùng AH1 Cobra (rắn hổ mang), UH- 1B, .. trang bị súng minigun 6 nòng, Rocket 70mm để làm việc này
Tuy nhiên, do trực thăng rất chậm, phòng vệ rất yếu, nên rất dễ làm mồi cho súng trường CKC, AK-47, ..đến súng máy 7.62mm, 12.7mm. Do lúc đầu, quân Giải Phóng chưa có kinh nghiệm nên khi gặp trực thăng đổ quân thường bỏ chạy. Về sau, quân du kích biết rằng, chỉ cần 1 số du kích gan dạ, tất cả chỉa súng trường về hướng trực thăng đổ quân tạo lưới phòng không tầm thấp cũng có thể dễ dàng bắn hạ trực thăng.Chưa kể về sau, còn có quân Giải Phóng còn trang bị thêm súng máy phòng không 12.7mm, tên lửa vác vai SA-7, … Trực thăng trở nên con mồi dễ dàng.
Năm 1968, trong trận đánh Khe Sanh, để tiếp tế cho các ngọn đồi phòng thủ như đồi 881 Nam, đồi 881 Bắc, đồi 861 …, quân Mỹ đều phải dùng trực thăng tiếp tế, quân Giải Phóng đã tập trung hỏa lực phòng không dày đặc để ngăn trực thăng tiếp tế, khi trực thăng đến gần, tất cả súng phòng không 12.7mm, 14.5mm, cao xạ 37mm, cao xạ 57mm, .. đều bắn như mưa, khi trực thăng đáp xuống, đến lược pháo 130mm, cối 60mm và cối 81mm, liên tục giã đạn, khiến trực thăng Mỹ bị bắn rơi rất nhiều. Vấn đề tiếp tế cho các ngọn đồi trở nên bức thiết, Mỹ phải tổ chức chiến dịch Đàn Ngỗng – Super Gaggle Operation nhằm áp chế hỏa lực phòng không của quân Giải Phóng mới có thể cho trực thăng vào tiếp tế thành công
Về sau, khi quân đội Mỹ bắt đầu rút dần, các trực thăng vũ trang và máy bay yểm trợ bắt đầu ít đi, các trực thăng UH-1 trở nên trơ trọi không được yểm trợ cần thiết, Các chuyên gia quân sự Mỹ và tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa đã cảm nhận được bài học từ năng lực phòng không của quân du kích Giải Phóng Việt Nam. Chiến thuật “trực thăng vận” dần trở nên phá sản, họ không còn dám dùng trực thăng UH-1 để đổ quân vào những nơi được phòng thủ kỹ mà chỉ còn dùng trực thăng để vận chuyển những đơn vị nhỏ hoặc tải tiếp tế cho những nơi ít được quân Giải Phóng phòng ngự mà thôi