Chiến thuật thiết xa vận trong chiến tranh Việt Nam
Cùng với trực thăng vận, chiến thuật “Thiết xa vận” với xe bọc thép M113 là một trong những chiến thuật quan trọng được quân đội Mỹ và lính Việt Nam Cộng Hòa sử dụng trong chiến tranh Việt Nam
Xe bọc thép M-113 còn được gọi là thiết vận xa M-113 được xem là loại xe thiết giáp chở quân phổ biến nhất trong lịch sử chiến tranh lạnh. Xe được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau như súng phun lửa, súng máy 12.7mm, .. ngoài ra, xe M-113 còn được dùng để chở pháo cối, di tản thương binh,…
Xe thiết giáp M-113 được thiết kế bằng nhôm, nên rất nhẹ làm giảm đáng kể trọng lượng của xe và làm giảm thời gian sản xuất. Xe chở được 10 binh lính với đầy đủ vũ trang. Khi bơi dưới nước, xe tiến tới trước dựa trên sự chuyển động của bánh xích. Xe cũng dễ dàng vượt qua sông ngòi, kênh rạch, đồng ruộng, … ở miền Nam Việt Nam.
Năm 1962, lính Mỹ chỉ trang bị cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa 32 chiếc M-113 với mục đích chính là vận chuyển quân đội cho sư đoàn 7 bộ binh đóng ở miền Tây vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, trên chiến trường miền Tây, xe thiết giáp M-113 tỏ ra là một vũ khí cực kỳ lợi hại khi dễ dàng vượt qua sông ngòi, kênh rạch, ruộng lúa, … và với hỏa lực mạnh như súng máy 12.7mm, súng phun lửa, … và được bọc thép dày, dễ dàng chống lại những súng trường của quân du kích. Bên cạnh đó, quân du kích chưa được trang bị súng chống tăng hay súng có hỏa lực mạnh và chưa có kinh nghiệm đối đầu với xe bọc thép nên sư đoàn 7 đã nhiều lần thắng trận.
Sau những trận thắng của sư đoàn 7, quân Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu phát triển chiến thuật “thiết xa vận”. Đây là chiến thuật dùng thiết xa M-113 tấn công đối phương phía trước mặt, dồn ép quân du kích ra khỏi những vị trí ẩn náo đến những khu đồng trống để có thể dùng máy bay ném bom, pháo kích và hỏa lực của xe M-113 tiêu diệt. Chiến thuận này còn được kết hợp với chiến thuật “trực thăng vận” nhằm cho binh lính đổ bộ chặn đường rút lui của quân du kích
Thời gian đầu, chiến thuật “thiết xa vận” giúp quân Mỹ và quân VNCH thắng nhiều trận và quân Mỹ đã phát triển thêm chiến thuật “thiết xa vận” với việc sử dụng xe M-113 như là xe bọc thép tấn công kị binh (Armored Cavalry Assault Vehicle – ACAV). Khi đó, xe bọc thép M-113 được gắn thêm 2 súng máy bên hông và cùng với binh sĩ bên trong xe, có thể bắn qua các lổ châu mai để tấn công đối phương, lùa đối phương ra khỏi nơi ẩn nấp và khi đó, xe M-113 sẽ đổ quân xuống để tiêu diệt và chiếm giữ mục tiêu. Dần dà, quân du kích đã rút kinh nghiệm và tìm ra điểm yếu của xe M-113 là lính súng máy 12.7mm không được bảo vệ. Trận Ấp Bắc năm 1963 cho thấy, có đến 14 người xạ thủ súng máy / xa trưởng bị bắn tỉa giết chết và chiến thuật này bắt đầu để lộ ra điểm yếu. Để khắc phục, quân đội Mỹ bắt đầu gắn thêm tấm khiên thép để che chắn cho xạ thủ súng máy, đáy xe được lót thêm tấm thép titan để chống lại mìn
Càng về sau, quân du kích bắt đầu được trang bị vũ khí mạnh hơn và dễ dàng hạ gục những chiếc M-113 như súng phóng lựu B-40, B-41 , súng không giật 57mm, súng không giật 75mm. Khi phục kích tấn công đoàn xe M-113, quân du kích tập trung tiêu diệt những xạ thủ súng máy trước tiên vì khi đó, người xạ thủ và lái xe phải đóng kín xe để phòng vệ, việc quan sát chỉ còn có thể dựa vào kính tiềm vọng do đó tầm nhìn bị hạn chế, một khi xạ thủ bị tiêu diệt và bị bắn dữ dội, các binh sĩ trong xe thường mất tinh thần, không dám mở cửa xe để thoát ra ngoài phản công.
Ngoài ra, địa hình cùng châu thổ sông Cửu Long tuy nhiều sông ngòi và M-113 có thể dễ dàng vượt sông, tuy nhiên ở vùng nước không sâu lắm thì M-113 lại không vượt được, trở ngại tiếp theo là những bờ đê nếu quá cao, M-113 không đủ sức chồm lên mà phải nhờ thuốc nổ, mìn để mở đường. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất chính là bùn lầy, khu vực ruộng lúa Việt nam, bùn lầy rất dẻo và dính, M-113 thường xuyên bị kẹt bùn trên ruộng lúa và khi đó dễ dàng trở thành mồi ngon của du kích Giải Phóng
Ở các vùng khác như miền Đông Nam Bộ hay vùng cao nguyên, chiến thuật thiết xa vận với M-113 tỏ ra hiệu quả hơn do chúng thường được kết hợp với xe tăng M-41 hay M-48 để bảo vệ. Khi đó chiến thuật “Thiết xa vận” sẽ được kết hợp với chiến thuật “bộ binh tùng thiết” và trong các trận đánh ở Tây Ninh như Chiến dịch Attleboro năm 1966, hoặc ở Củ Chi như trận càn Cái Bẫy – The Crimp Operation năm 1966, … như khi tấn công, xe M-113 sẽ kết hợp với xe tăng, khi tổ chức phòng thủ, xe tăng sẽ bảo vệ bên ngoài, xe bọc thép với giáp mỏng hơn sẽ ở bên trong.
Trong tổ chức, các chiến xa M-113 thường được biên chế thành đại đội, mỗi đại đội gồm có 3 chi đội chiến đấu và 1 chi đội yểm trợ, mỗi chi đội chiến đấu có 3 M-113, chi đội yểm trợ có 4 chiếc M-113, trong đó có 3 chiếc được gắn súng cối 60 ly và 3 súng phóng hỏa tiễn 3.5 và một ban chỉ huy đại đội có 2 M-113, một dành cho đại đội trưởng và một cho đội Bảo trì và sửa chữa
Tuy có nhiều hạn chế, chiến xa M-113 vẫn được sử dụng rộng rãi đến khi kết thúc đến ngày Giải Phóng Miền Nam 30-4-1975