Tên lửa SAM-2 Việt Nam bắn hạ pháo đài bay B-52 như thế nào – SAM-2 vs B-52
Đến ngày nay, nhiều phi công Mỹ vẫn cảm thấy ngạc nhiên về việc tên lửa SAM-2 Việt Nam bắn hạ pháo đài bay B-52 – SAM-2 missile vs B-52 bomber trong “trận Điện Biên Phủ trên không” hay “Hà Nội 12 ngày đêm”
Tên lửa SAM 2 Việt Nam vốn là tên lửa phòng không S-75 Dvina do Liên Xô sản xuất và được triển khai lần đầu vào năm 1957
Ngày 27 tháng 3 năm 1965, Việt Nam và Liên Xô đã ký hiệp định hỗ trợ quân sự và Liên Xô đã cung cấp toàn bộ tên lửa, trang thiết bị để phía quân Giải Phóng Việt Nam thành lập 2 trung đoàn tên lửa phòng không
Theo chuyên gia Liên Xô, nếu tên lửa phải di chuyển thường xuyên sẽ làm giảm độ chính xác của radar và thiết bị điện tử. Tuy nhiên, do lực lượng tên lửa của Việt Nam không có nhiều, nên phải thường xuyên cơ động để đánh máy bay Mỹ. Quân Giải Phóng Việt Nam đã có sáng kiến huy động nông dân đem rơm, rạ và các bó cỏ để đệm dưới các đoạn đường xấu, để bất ngờ đem tên lửa phục kích ở các hướng máy bay Mỹ thường bay vào Hà Nội, Hải Phòng, .. Đoàn chuyên gia Liên Xô ở Trung tâm Huấn luyện đánh giá đây là một chiến thuật độc đáo của bộ đội tên lửa Việt Nam và đúc kết thành cuốn sách “Kinh nghiệm tác chiến của binh chủng tên lửa phòng không ở Việt Nam” để làm giáo trình huấn luyện cho bộ đội tên lửa phòng không Liên Xô
Giai đoạn đầu, máy bay Mỹ thường dùng máy phát nhiễu ALQ-71 để phát sóng gây nhiễu radar của tên lửa SAM 2 Việt Nam, sau đó, Việt nam với sự giúp sức của các chuyên gia Liên Xô đã nâng sóng của đạn lên 3 lần, chống lại sự gây nhiễu của cả máy gây nhiễu ALQ-71 và sau này là ALQ-101, ALQ-107
Ngoài ra, quân đội tên lửa SAM 2 Việt Nam còn tạo nhiều trận địa, để khi cần thiết, có thể nhanh chóng tháo rời và di chuyển đến trận địa mới hoặc chia nhỏ những bệ phóng ra để chuẩn bị sẵn ở nhiều nơi, khi cần thiết có thể di chuyển đến và trực chiến sẵn, điều này gây bất ngờ cho máy bay Mỹ
Đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng để tên lửa SAM 2 bắn rơi máy bay B-52 – SAM-2 missile vs B-52 bomber, Việt Nam đã cho nối tầng các tên lửa SAM-2 để tăng liều phóng. Thật ra, điều này là không đúng và không cần thiết vì ngày 1 tháng 5 năm 1960, tên lửa phòng không SAM 2 của Liên Xô đã rơi một máy bay trinh thám U-2 của Mỹ ở độ cao 20km. Trong khi đó B52 bay vào đánh phá Hà Nội thường chỉ bay ở độ cao 11-12km để đảm bảo thả bom chính xác, do vậy việc “nối tầng” tên lửa SAM 2 Việt Nam là không cần thiết
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt – tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn tên lửa 57 đã tham gia trận đánh năm 1972 cho biết : “Những chi tiết ta cải tiến trên tên lửa SAM 2 là cải tiến phần đầu nổ để các mảnh nổ sẽ bung ra nhiều hơn, dẫn đến xác suất tiêu diệt mục tiêu sẽ cao hơn. Ta cũng thay đổi về công suất điện áp của cánh sóng để chế áp điện tử gây nhiễu của máy bay địch. Máy bay cũng thường gây nhiễu Radar, ta cũng thường bật công tắc phóng giả để phát sóng giả làm nghi binh. Khi phát hiện hiện ra tín hiệu phóng tên lửa (phóng giả) này, các máy bay Mỹ sẽ hoảng loạn và tản mát đội hình, do vậy các tín hiệu nhiễu cũng bị giãn ra và yếu đi.
Bên cạnh các yếu tố về kỹ thuật, phòng không Việt Nam đã kết hợp yếu tố về chiến thuật trong chiến dịch tiêu diệt B52. Để thả bom chính xác các mục tiêu, B52 phải căn cứ vào các địa tiêu cố định trên thực địa, do vậy B52 bắt buộc phải bay theo những đường bay cố định. Lợi dụng điểm yếu này, Việt Nam đã bố trí các trận địa tên lửa tập trung đánh vào những đường bay cố định của pháo đài bay B-52. Do vậy xác xuất tiêu diệt B52 của SAM2 đã tăng lên đáng kể. “
Đầu đạn của SAM-2 là loại tạo mảnh, chứa gần 200kg thuốc nổ và có tốc độ bay đạt Mach 3 với bán bán tiêu diệt ở khoảng 65m (ở độ cao lớn, khí quyển loãng, bán kính tiêu diệt mục tiêu có thể lên đến 250m). Các đầu nổ của đạn tên lửa đều được lắp hai hệ thống ngòi nổ: Hệ thống ngòi nổ sát thương và hệ thống ngòi nổ tự hủy.
Khi cách mục tiêu khoảng 60m, hiệu ứng vô tuyến sẽ kích hoạt ngòi nổ sát thương gây nổ đạn. Ngòi nổ tự hủy của đạn tên lửa hoạt động ở chế độ tự động và chỉ được kích hoạt ở độ cao hơn 23km khi ngòi nổ sát thương không hoạt động (trường hợp bắn trượt mục tiêu). Khi đầu đạn được kích nổ sẽ sinh ra nhiệt lượng rất lớn, sóng xung kích mạnh và tạo ra hàng chục nghìn mảnh đạn để tiêu diệt mục tiêu.
“Các yếu tố làm lên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không chính là làm tốt các khâu từ chuẩn bị kỹ thuật khí tài, yếu tố tinh nhanh và sáng tạo của bộ phận trắc thủ cũng như tư duy về chiến thuật trong công tác nghiên cứu địch và phương pháp bố trí trận địa để đánh địch. Điều đó cho thấy, yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất làm lên sức mạnh Việt Nam”, trung tướng Phiệt kết luận
[…] sự sáng tạo của quân Giải Phóng Việt Nam, việc tên lửa SAM-2 Việt Nam bắn hạ pháo đài bay B-52 trong “trận Điện Biên Phủ trên không” hay “Hà Nội 12 ngày […]
SAM 2 is my Russian Anti-Aircarft Missile
Trận này tên lửa SAM 2 hạ hơn 30 chiếc B-52
xe kia k3