Trận Bàu Bàng – Battle of Bau Bang 1965
Trận Bàu Bàng – Battle of Bau Bang diễn ra vào sáng ngày 12 tháng 5 năm 1965 khi 2 trung đoàn của sư đoàn 9 quân Giải Phóng Việt Nam tấn công tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 2 bộ binh quân Mỹ
Trận Bàu Bàng diễn ra ở ấp Bàu Bàng cách Thủ Dầu Một 25km về hướng Bắc, ngày 4 tháng 11 nằm 1965, tướng Phạm Quốc Thuần tư lệnh sư đoàn 5 Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu sư đoàn 1 bộ binh bảo vệ trục đường 13 phía Bắc Lai Khê để che chở cho sư đoàn 5 đang lùng sục ở đồn điền cao su Michelin
Lực lượng 2 bên
Tướng Mỹ Seaman tư lệnh sư đoàn 1 đã ra lệnh cho lữ đoàn 3 của đại tá William Brodbeck đảm nhiệm nhiệm vụ này, nhiệm vụ này được chuyển tiếp đến trung tá George Shuffer chỉ huy tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 2. Trung tá George Shuffer đã thành lập lực lược đặc nhiệm bao gồm tiểu đoàn 2 được tăng cường chi đội A thiết giáp thuộc chi đoàn 1 thuộc trung đoàn 4 thiết kỵ và pháo đội C thuộc tiểu đoàn 2 trung đoàn 33 pháo binh. Trung tá George Shuffer chia quốc lộ 13 thành 3 cụm, mỗi cụm giao cho 1 đại đội và đơn vị chỉ huy, pháo binh, thiết kỵ sẽ đóng ở cụm giữa. Hàng ngày, các đại đội sẽ tung các đơn vị tuần tra trong phạm vi của mình và buổi tối sẽ rút về nơi trú phòng
Đại tá Hoàng Cầm, chỉ huy sư đoàn 9 quyết định tổ chức trận Bàu Bàng và tấn công quân đội Mỹ ở cụm giữa ở phía Nam Bàu Bàng bằng 2 trung đoàn 271, 272 được tăng cường các đơn vị súng cối. Còn trung đoàn 273 sẽ tấn công và chặn đường tiếp viện phía Nam quốc lộ 13 và đây là trận đánh ở cấp sư đoàn đầu tiên của Quân Giải phóng miền Nam trong Chiến tranh Việt Nam
Diễn biến trận Bàu Bàng
Lúc 6h:05 , trong lúc các đơn vị của trung tá George Shuffer chuẩn bị đi tuần, quân Giải Phóng Việt Nam đã tấn công với khởi đầu bằng trận pháo kích bằng súng cối, một tiểu đoàn quân Giải Phóng tấn công từ hướng Tây Nam và bị các chiến xa M113 của chi đội A bắn trả dữ dội quân . Đợt tấn công thứ 2 từ hướng Nam và thứ 3 từ hướng Đông Nam cũng bị quân Mỹ đẩy lùi
Đến 7 giờ, cuộc tấn công chính diễn ra từ phía Bắc Bàu Bàng, đợt tấn công đã xuyên thủng hàng phòng ngự của quân Mỹ, pháo đội C đã dùng đạn chống bộ binh bắn nhiều tràng với đầu đạn nổ cao, các máy bay A-1H và A-4H đã dội bom liên tiếp vào vị trí đặt súng cối và pháo không giật của quân Giải Phóng
Đến 9h, quân Giải Phóng lại tổ chức 1 đợt tấn công mạnh nữa, nhưng pháo và máy bay Mỹ đã tiếp tục oanh tạc dữ dội đến 13h, quân Giải Phóng rút lui
Kết quả trận đánh
Cựu chiến sĩ sư đoàn trưởng là Trần Nam Hùng lúc đó là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 sư đoàn 9 kể lại :
“Lúc đó sư đoàn 9 chưa có B40 diệt xe tăng, nên phải buộc lựu đạn và bộc phá thành chùm để ném nổ đứt xích xe địch, dùng súng phun lửa bắn cháy xe. Tăng địch xông ra rất nhiều, cuộc chiến giáp lá cà diễn ra khắp mọi nơi. Xe địch bị bắn cháy 10 chiếc. Kết thúc trận đánh, lữ đoàn 3 Mỹ gần như bị xóa sổ với 2.040 lính bộ binh thiệt mạng, chưa kể 39 khẩu đội pháo và 50 xe tăng. Chỉ 50 – 60 lính Mỹ chạy thoát mà thôi”
Phía Mỹ công bố phía Mỹ có 20 chết và 103 bị thương, tiểu đoàn 2 và các đơn vị tăng phái được thưởng nhiều huân chương cho chiến công này. Phía Mỹ đến xác quân Giải Phóng và có 146 xác chết tử trận được tìm thấy và có ít nhất thêm 50 binh sĩ tử trận nhưng đã được mang đi. Còn tài liệu của phía quân Giải Phóng tuyên bố đã tiêu diệt và làm bị thương hơn 2.000 lính Mỹ, phá hủy 39 xe tăng và 8 khẩu pháo