Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Mùa hè đỏ lửa năm 1972 – Easter Offensive 1972 – P7

0 677

Sau 4 ngày của Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 , quân VNCH bị tổn thất nặng nề những vẫn giữ được tuyến phòng thủ dọc sông Miêu Giang

Lúc 18h ngày 1 tháng 4, tướng Giai đã ra lệnh khẩn cấp tái bố trí các vị trí phòng thủ . Ông muốn lợi dụng chướng ngại vật thiên nhiên là đoạn sông Cửa Việt và sông Hiếu hay sông Hiếu Giang và còn có tên nữa là sông Miếu Giang nhằm phòng thủ ở phía Nam của các nhánh sông này. Các đơn vị của sư đoàn 3 còn đóng ở phía Đông Hà được lệnh rút về Nam. Các đơn vị tàu tuần tra VNCH vẫn đang giữ tuyến phòng ngự phía Nam sông Cửa Việt trải dài từ bờ biển vào sâu bên trong khoảng 5km . Trung đoàn 57 Bộ Binh sẽ lập tuyến phòng ngự nối tiếp từ điểm trên hướng về phía Tây đến Đông Hà . Thị trấn Đông Hà và các khu vực lân cận sẽ do lữ đoàn 1 Thiếp Giáp phụ trách . Lữ đoàn 1 Thiết Giáp với xương sống là thiết đoàn 20 vốn đang được tái bổ sung sau cuộc Hành Quân Lam Sơn 19 đã vội vã tham dự trận đánh dù chưa hoàn thành quá trình huấn luyện tại căn cứ Camp Evans. Từ Đông Hà kéo dài đến Cam Lộ phía Nam sông Miếu Giang sẽ do trung đoàn 2 đảm nhiệm được tăng cường 1 thiết đoàn thiết kỵ . Kế bên Cam Lộ sẽ do trung đoàn 56 Bộ Binh đảm nhiệm được tăng cường thiết đoàn 11 thiết kỵ phòng thủ tại Camp Carrol . Phòng tuyến này sau đó sẽ hướng về Nam kéo dài đến Mai Lộc nơi đang do lữ đoàn 147 TQLC trấn thủ . Các tiểu đoàn TQLC đã được lệnh chiếm giữ các điểm cao dọc đường 9 từ Cam Lộ đến Mai Lộc, bảo vệ căn cứ Quảng Trị và tiếp tục các cuộc hành quân chung quanh căn cứ Pedro

Vào ngày 2 tháng 4, tuyến phòng thủ mới của sư đoàn 3 đã được thiết lập và bố trí, bộ chỉ huy sư đoàn liên tục đôn đốc các đơn vị cấp dưới. Đích thân tướng Giai đi đến các vị trí tiền tiêu để khích lệ binh sĩ. Trong các ngày tiếp theo, các đơn vị tàu tuần tra kết hợp trung đoàn 57 Bộ Binh, lữ đoàn 1 Thiết Giáp liên tục đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân Giải Phóng. Thiết đoàn 20 đã chứng tỏ giá trị chiến đấu trong các cuộc đấu súng với xe tăng quân Giải Phóng và ngăn chận nhiều đợt tấn công vào căn cứ Đông Hà. Các đơn vị quân Giải Phóng với xe tăng yểm trợ liên tiếp mở nhiều đợt tấn công với pháo binh tầm xa bắn liên tiếp vào căn cứ Đông Hà nhưng đều bị chặn đứng ở phía cầu Đông Hà và không thể vượt sông

Lúc này, dòng sóng người dân di tản liên tục đổ về phía Nam khiến tinh thần binh sĩ trung đoàn 57 xao động, nhiều người đã đào ngũ và một số lính bỏ chạy . Nếu có một kế hoạch di tản người dân thì có lẽ đã không làm ảnh hưởng tinh thần binh lính trung đoàn 57 do trong dòng người di tản về Nam có nhiều gia đình và thân nhân của binh sĩ trung đoàn 57. Khi được báo về tình hình trên, tướng Giai lập tức bay đến Đông Hà, sự hiện diện của tướng Giai đã phần nào thiết lập lại trật tự nơi đây, một số binh sĩ đã quay về đơn vị . Để đề phòng quân Giải Phóng vượt sông, công binh VNCH đã phá hủy cây cầu Đông Hà lúc 16h30

Ở hướng Tây, căn cứ Camp Carrol đã bị bao vây từ sáng . Binh sĩ trung đoàn 56 nơi đây liên tục chịu nhiều đợt pháo kích và đẩy lùi nhiều đợt tấn công bằng bộ binh và thiết giáp của quân Giải Phóng. Pháo binh gần như không yểm trợ được gì nhiều cho căn cứ Camp Carrol còn thời tiết xấu khiến không quân VNCH không thể cất cánh. Trung đoàn trưởng trung đoàn 56 là đại tá Phạm Văn Đính người đã cắm cờ trên kinh thành Huế trong trận giành lại Huế năm 1968 đã tỏ ra rất thất vọng do căn cứ của ông liên tục bị pháo kích và tấn công với cường độ cao . Sư đoàn 3 lẫn quân đoàn 1 đã chẳng có bất kỳ yểm trợ hay tăng viện nào cho ông. Khi thấy tình hình trở nên tồi tệ và nhằm cứu mạng sống của các binh sĩ dưới quyền, ông đã hội ý ban tham mưu và tuyên bố muốn đầu hàng. Một lá cờ trắng được treo lên và sĩ quan liên lạc đã nối được điện đài với phía quân Giải Phóng. Cuộc đầu hàng được thực hiện. Tướng Đính cùng ban tham mưu và 1.500 binh sĩ đã đầu hàng. Thiết bị vũ khí bao gồm 22 khẩu pháo các loại trong đó có 1 pháo đội 175mm, nhiều khẩu súng máy 4 nòng 12,7mm,.. Đây là căn cứ hỏa lực với lượng pháo binh lớn nhất trong Vùng 1 Chiến Thuật

Tuyến phòng thủ của sư đoàn 3 VNCH ngày 2 tháng 4 trong chiến Dịch Xuân Hè 1972 hay chiến dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trong chiến tranh Việt Nam - ARVN defensive line on April 2nd in Easter Offensive 1972 in Vietnam war
Tuyến phòng thủ của sư đoàn 3 VNCH ngày 2 tháng 4 trong chiến Dịch Xuân Hè 1972 hay chiến dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trong chiến tranh Việt Nam – ARVN defensive line on April 2nd in Easter Offensive 1972 in Vietnam war

Căn cứ Camp Carrol bị mất khiến căn cứ Mai Lộc gần đó trở nên nguy cấp . Lữ đoàn 147 TQLC quyết định rằng căn cứ Mai Lộc đã trở nên trống trải và không thể phòng thủ nên đã xin di tản và tướng Giai đã chấp thuận . Trưa hôm đó, lữ đoàn đã di tản về Quảng Trị. Lúc này sư đoàn 3 và TQLC đã bị rút về cả hướng Bắc lẫn hướng Tây. Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến đã tổn thất khá nặng trong liên tiếp 3 ngày vừa qua nên sau khi về Quảng Trị đã di chuyển tiếp đến Huế để tái bổ sung . Lữ đoàn 369 TQLC được lệnh đến thay thế lữ đoàn 147 để bảo vệ quanh căn cứ Nancy

Sự thay đổi đơn vị của Thủy Quân Lục Chiến là sự sáng suốt cần thiết do có thể duy trì tính chiến đấu cao của binh chủng này cũng như tránh suy hao quân số của TQLC trong suốt thời gian dài của trận đánh . Điều đáng tiếc là sư đoàn 3 Bộ Binh, Lữ đoàn 1 Thiết Giáp và Biệt Động Quân đã không có sự luân phiên cần thiết trong đơn vị

GIỮ TUYẾN PHÒNG THỦ

Sau 4 ngày của Chiến Dịch Xuân Hè 1972Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972Easter Offensive 1972 luôn bị tấn công và tổn hao nặng nề, tình hình ở Vùng I có vẽ bi đát tuy nhiên tuyến phòng thủ mới đã được giữ vững và quân Giải Phóng đã bị chặn đứng . Các binh sĩ VNCH đã giữ được phòng tuyến mới với sự ngoan cường của họ mà không phải dựa vào hỏa lực của Không Quân Hoa Kỳ. Thực tế thì thời tiết xấu đã khiến các đợt không kích của máy bay chiến thuận lẫn Gunship đều bị trì hoãn nhưng hỏa lực của Hải Quân Hỏa Kỳ vẫn rất hiệu quả. Các máy bay B-52 vẫn tiến hành được 5-6 đợt oanh kích / ngày vào các vị trí đóng quân của quân Giải Phóng

Việc mất căn cứ Camp Carrol và Mai Lộc cũng như tổn thất nặng về binh sĩ lẫn trang thiết bị đã ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý chiến đấu của binh sĩ VNCH tuy nhiên tinh thần của các binh sĩ ở tuyến phòng thủ lại tương đối vững vàng và ngày càng được nâng cao. Trong suốt vài tuần sau đó, quân Giải Phóng liên tục tổ chức nhiều đợt tấn công vẫn không vượt qua được sông Miếu Giang

Lúc này 3 liên đoàn Biệt Động Quân gồm Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân, Liên Đoàn 4 Biệt Động Quân và Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân đã được cử đến tăng viện. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I đã quyết định tổ chức phản công ngay khi thời tiết tốt và các máy bay có thể tiến hành không kích yểm trợ

Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P1

Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P6

Xem tiếp : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P8

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex