Thái độ Mỹ trong trận Điện Biên Phủ 1954 – Us attitude toward battle of Dien Bien Phu
Nhiều người cho rằng nếu Mỹ cố sức giúp Pháp trong trận Điện Biên Phủ thì có thể Pháp đã không thất bại trong trận đánh lịch sử này. Vậy thái độ Mỹ trong trận Điện Biên Phủ 1954 như thế nào – Us attitude toward battle of Dien Bien Phu ?
Vào thời điểm diễn ra trận Điện Biên Phủ 1954, Mỹ đã và đang hỗ trợ Pháp rất mạnh. Số liệu cho thấy năm 1954, 80% chiến phí của Pháp ở Đông Dương là do Hoa Kỳ chi trả. Tới năm 1953, viện trợ Mỹ cả kinh tế và quân sự đã lên tới 2,7 tỷ trong đó viện trợ quân sự là 1,7 tỷ đôla, năm 1954 Mỹ viện trợ thêm 1,3 tỷ đô la nữa. Tổng cộng Mỹ đã cung cấp cho Pháp trên 40 vạn tấn vũ khí, gồm 360 máy bay, 347 tàu thuyền các loại, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 16.000 xe vận tải, 17,5 vạn súng cá nhân.
Tuy nhiên, Pháp bị thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng, tuy sớm nhận ra và cố gắng bổ sung bằng các lực lượng quân Việt Nam nhưng sức chiến đấu quá yếu. Pháp chỉ còn có thể dựa vào lực lượng quân Pháp, quân lê dương và thậm chí tuyển dụng cả lính SS thuộc chế độ Đức Quốc Xã trước đây nhằm bổ sung cho chiến trường
Lúc trận Điện Biên Phủ đang diễn ra, quân Pháp đã bị sa lầy và vây khốn trong căn cứ lòng chảo và tình hình ngày càng kiệt quệ. Chính trong tình cảnh này mà người Pháp đã phải kêu gọi Mỹ giúp đỡ trong tuyệt vọng. Nhân vật diều hâu hiếu chiến đứng đầu lúc này của nước Mỹ là phó Tổng thống Richard Nixon, Đô đốc Radford – chủ tịch Hội đồng Liên quân Mỹ và Ngoại trưởng John Foster Dulles
Tổng thống Mỹ là Eishenhower đã phát biểu về học thuyết Domino :
“Anh dựng lên một dãy các con cờ domino. Anh làm đổ con đầu tiên và điều gì sẽ xảy ra với con cờ cuối cùng? Chắc chắn là nó cũng sẽ đổ rất nhanh,”
Ngày 3/4/1954 Ngoại trưởng Dulles đã gặp các lãnh đạo Quốc hội và các vị này đã nói rất quyết liệt rằng họ sẽ không ủng hộ bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào trừ phi nước Anh cũng tham gia. Tổng thống Eisenhower đã gửi một lá thư cho Thủ tướng Anh Winston Churchill về thái độ của Mỹ đối với trận Điện Biên Phủ – Us attitude toward battle of Dien Bien Phu và cảnh báo hậu quả đối với phương Tây nếu Điện Biên Phủ sụp đổ.
Một nhà ngoại giao Pháp cấp cao sau này đã tiết lộ sau đó, tại một cuộc gặp ở Paris, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles lúc này là một người thuộc phe diều hâu hiếu chiến đã đề nghị dùng bom hạt nhân ở trận Điện Biên Phủ khi hỏi Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault : “Ngài có muốn hai quả bom nguyên tử không ? ” Tuy nhiên lời đề nghị này không có chứng cứ xác thực chứng minh đã diễn ra
Và Mỹ đã không có hành động gì ở trận Điện Biên Phủ 1954 do Anh đã từ chối tham chiến. Do ngại việc Mỹ can thiệp vào Đông Dương sẽ lôi kéo Liên Xô và Trung Quốc nhảy vào nên Mỹ chỉ hỗ trợ vũ khí và 1 số phi công lái máy bay. Kết quả sau 56 ngày đêm, Việt Minh đã đánh bại quân Pháp ở căn cứ Điện Biên Phủ, tướng Christian de Castries phải đầu hàng. Trong tổng số 16.200 lính Pháp ở Điện Biên Phủ, Pháp mất 1.747 – 2.293 người chết, 5.240 – 6.650 người bị thương, 1.729 người mất tích và 11.721 bị bắt làm tù binh
Trận đánh căn cứ Điện Biên Phủ là trận đánh then chốt, nó gần như đánh dấu sự chấm dứt dính líu của người Pháp ở Đông Dương và cũng là lần đầu tiên, một đội quân chính quy của đế quốc hùng mạnh bị đánh bại trên chiến trường của một nước thuộc địa. Cũng từ trận này, Pháp đã nhận ra sự yếu kém về vũ khí hạt nhân của mình mà đã tiến hành hàng loạt vụ thử vũ khí hạt nhân sau đó
Còn đối với dân Việt Nam, trận Điện Biên Phủ 1954 chỉ mới chấm dứt cuộc chiến chống Đế Quốc Pháp mà mở ra cuộc chiến mới chống đế Quốc Mỹ thậm chí còn khốc liệt hơn kéo dài gần 30 năm