Tết Mậu Thân ở Huế 1968 – Battle of Hue in Tet Offensive 1968
Trận Mậu Thân ở Huế 1968 – Battle of Hue 1968 là trận đánh ác liệt và đẫm máu trong chiến tranh Việt Nam diễn ra ở kinh thành Huế trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968
Trận Mậu Thân ở Huế 1968 diễn ra vào tháng 2 năm 1968 huy động 11 tiểu đoàn của quân Việt Nam Cộng Hòa, 4 tiểu đoàn bộ binh Mỹ, 3 tiểu đoàn với quân số không đầy đủ của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ với tổng cộng 18 tiểu đoàn để đánh với 10 tiểu đoàn quân Giải Phóng
Huế là kinh thành của triều đại nhà Nguyễn và cách khu phi quân sự DMZ khoảng 100km, dân số 140.000 người là thành phố lớn thứ 3 ở miền Nam Việt Nam. Khu Thành Nội nằm ở bắc sông Hương là nơi có tường thành bao quanh dài khoảng 2.500m dày 1m và cao 5m có hào bao bọc xung quanh. Gần nửa dân số Huế sống trong khu thành Nội, phía Nam sông Hương là thành phố mới với các tòa nhà hành chánh, trường học, bệnh viện, …
Một người ở Huế gợi nhớ : “Sau 31 tháng Giêng, thành phố Huế bổng trở thành trọng tâm của chiến trường. Đặc công và nội thành quân Giải Phóng do trung tá Khánh Lửa từ vùng núi đi về tập kích vào bốn Kỳ Đài và 4 con đường chính gồm vùng An Hoà, Thượng Tứ, Cửa Ngăn, Cửa Sập. Lực lượng Nội Thành vốn hoạt động ngầm ở khu vực Thượng Tứ, Cửa Ngăn, Cửa Sập cũng tiến vào Huế tham gia trận chiến.”
Trận Huế 1968 bắt đầu vào rạng sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968, quân Giải Phóng tấn công thành phố Huế . Quân Giải phóng tấn với trung đoàn 6 đã tấn công bờ Tây thành Nội với mục tiêu là đồn Mang Cá, tổng hành dinh của sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa của tướng Ngô Quang Trưởng đang ở góc đông bắc Thành Nội Huế, tân bay Tây Lộc và khu Nội Điện của kinh thành Huế. Thành Nội nhanh chóng bị chiếm, tiểu đoàn 800 quân Giải Phóng đánh sân bay Tây Lộc nhưng đến sáng vẫn không chiếm được do gặp sự kháng cực của đại đội Báo Đen. Đồn Mang Cá cũng được phòng thủ chắc chắn nên tiểu đoàn 802 quân Giải Phóng cũng không chiếm được
Một người tham gia trận Mậu Thân ở Huế nhớ lại : “Cuộc tấn công Huế chính thức vào đêm mồng Một, ngày 31 tháng Một, 1968, rạng sáng Mồng hai Tết, lúc 2 giờ 33 phút. Những quả đạn đầu tiên bắn vào phi trường Tây Lộc, bộ Tư Lệnh và một số địa điểm Quận 3, thị xã Huế.”
Ở phía Nam sông Hương, trung đoàn 4 quân Giải Phóng tấn công khu của Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam – Military Assistance Command Vietnam (MACV) nhưng không thành công do gặp phải chốt súng máy và bunker phòng thủ
Tình hình quân Việt Nam Cộng Hòa
Đến sáng, tình thế ở thế giằng co, tướng Ngô Quang Trưởng đã gọi trung đoàn 3 bộ binh, chi đoàn 3 chiến xa, trung đoàn 7 thiết giáp, đội đặc nhiệm nhảy dù số 1 từ PK-17 đến để tăng cường đồn Mang Cá tuy nhiên. PK-17 là trại đóng quân nằm ở Quốc Lộ 1 cách Huế 17km ở hướng Đông Bắc. PK-17 là viết tắt của chữ Pháp “Poste Kilometre 17″.
Ngày 31 tháng 1, đội đặc nhiệm Dù với tiểu đoàn 7 với chi đoàn 3 thiết giáp tiến theo quốc lộ 1 nhưng bị các chốt chặn của quân Giải Phóng khiến quân giải vây không thể đến được kinh thành Huế và phải tăng cường thêm tiểu đoàn 2 nhảy dù mới có thể đến Thành Nội vào ngày hôm sau với tổn thất nặng : 40 chết, 131 bị thương
Trung đoàn 3 bộ binh VNCH gặp nhiều khó khăn hơn và chỉ có tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 tiến đến được phía Đông Nam kinh thành Huế. Tiểu đoàn 1 của đại úy Phan Ngọc Lương chỉ được trang bị súng M1 Garand thời thế chiến thứ 2 đến được Thành Nội ngày hôm sau. Tiểu đoàn 4 thì bị cầm chân ở Ba Long không tiến quan được
Trung đoàn 7 thiết giáp tiến quân nhưng bị đánh chặn, trung tá Phan Hữu Chí dẫn 3 xe tăng vượt lên tiến vào được thành phố mới nhưng khi định giải vây trụ sở cảnh sát thì bị bắn trúng 1 phát B40 giết chết trung tá Chí
Tình hình quân Thủy Quân Lục Chiến Mỹ
3 tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đang đóng quân làm các nhiệm vụ bảo vệ sân bay Phú Bài cách Huế 16km hướng Đông Nam, quốc lộ 1 và hướng Tây của Huế dưới quyền chỉ huy của đại tá Stanley S. Hughes
10:30 ngày 31 tháng 1, đại đội G và F tiến về sân bay Phú Bài với kế hoạch ngăn chận quân Giải Phóng ở cầu sông Truồi và khu vực Phú Lợi với tên gọi là lực lượng đặc nhiệm X-Ray “Task Force X-Ray” còn tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến được lệnh tiến về thành phố Huế để tăng cường cho quân Việt Nam Cộng Hòa. Đến 15:15, đoàn xe tiếp viện mới đến được trụ sở phái bộ Cố Vấn Mỹ MACV sau khi phải chiến đấu qua từng ngôi nhà do liên tiếp bị quân Giải Phóng chặn đánh ác liệt
Sau khi giải vây cho trụ sở MACV, tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến được tăng cường thêm 3 xe tăng M48 từ tiểu đoàn 3 thiết giáp và vài xe tăng M24 từ tiểu đoàn 7 thiết giáp VNCH. Khi tiến đến sông Hương, trung tá Gravel để xe thiết giáp lại vì xe quá nặng có thể làm sập cầu Tràng Tiền, quân Giải Phóng bên này sông bắt đầu bắn vào quân Mỹ đang tìm cách qua cầu, thương vong lính Mỹ tăng dần. Đến 20h, tình hình vẫn khá tệ do lính TQLC Mỹ chưa qua được cầu, tổn thất gồm 10 chết và 56 bị thương. Bộ chỉ huy Mỹ vẫn chưa đánh giá đúng tình hình của trận Mậu Thân ở Huế 1968
Phía Bắc Sông Hương, tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 7 nhảy dù của VNCH đã giành lại được phi trường Tây Lộc và đồn Mang Cá đã được giải tỏa áp lực
Ngày 1 tháng 2, viện binh Mỹ và quân Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu đến Huế. Tướng Robert Cushman chỉ huy lực lượng đổ bộ số 3 – III Marine Amphibious Force (III MAF ) đã lệnh cho tướng John J. Tolson là chỉ huy của sư đoàn 1 không vận điều lữ đoàn 3 đến phía Tây của Huế . Tướng John J. Tolson cho đổ quân xuống hướng Tây Bắc của Huế cách Huế 10km lúc 22:15 và tấn công theo hướng Đông Nam nhằm cắt đứt đường tiếp viện của quân Giải Phóng từ Bắc vào. Hướng tiến quân của tiểu đoàn trung đoàn 12 không vận liên tiếp bị vấp các sự kháng cự của quân Giải Phóng và bị cầm chân suốt 4 ngày sau đó
Ngày 8 tháng 2, tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn 7 không vận Mỹ tiến quân về hướng La Chu và cũng bị quân Giải Phóng cầm chân ở đây
Ngày 16 tháng 2, tướng Creighton Abrams bay đến Pk-17 và gặp tướng John J. Tolson, ông bày tỏ sự thất vọng khi Thủy Quân Lục Chiến tiến quá chậm sau đó, tướng John J. Tolson được tăng cường thêm tiểu đoàn 1/7 không vận và tiểu đoàn 2/501 không vận cùng 1 số pháo và xe tăng
Xem tiếp : Tết Mậu Thân ở Huế 1968 – Battle of Hue – P2
có ai có thêm hình trận Huế 1968 không ?