Tết Mậu Thân ở Huế 1968 – Battle of Hue in Tet Offensive 1968 – P2
Trận Tết Mậu Thân ở Huế 1968 – Battle of Hue 1968 trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 diễn ra ở kinh thành Huế đã khiến 18 tiểu đoàn Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa và 16-18 tiểu đoàn quân Giải Phóng thiệt hại nặng nề
Sau khi được tăng viện, ngày 21 tháng 2, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tấn công dữ dội cả 3 hướng phía Bắc, Tây và phía Nam Quế Chu và La Chu và sau đó chiếm được doanh trại của quân Giải Phóng ở đây. Nhưng mãi đến ngày 25 tháng 2, quân Mỹ mới đến được khu thành Nội
Cuộc chiến trong thành Nội Huế
Trong Thành Nội, trung đoàn 3 VNCH chịu trách nhiệm tấn công phía Bắc và phía Tây của thành Nội bao gồm sân bay Tây Lộc, cổng Chánh Tây. Trung đoàn 2 VNCH chịu trách nhiệm tấn công từ đồn Mang Cá về hướng Nam vào khu Nội Điện
Ngày 6 tháng 2, tiểu đoàn 1 chiếm được cổng An Hòa ở góc Tây Bắc Thành Nội và tiểu đoàn 4 chiếm được dãy tường hướng Tây Nam nhưng trong đêm đó, quân Giải Phóng phản công, đẩy lùi tiểu đoàn 4 về sân bay Tây Lộc . Tướng Ngô Quang Trưởng ra lệnh pháo binh Mỹ và VNCH không được bắn vào khu Nội Điện
Ngày 11 tháng 2, tiểu đoàn 5 TQLC Mỹ đến đồn Mang Cá và ngày 13 và tấn công dọc bờ tường Đông và Nam thành Nội Huế và chịu 35 bị thương đến ngày 15 chiếm được cổng Đông Ba với 6 chết và 50 bị thương. Đến tối, quân Giải Phóng phản công nhưng không thành công
Ngày 16 tháng 2, TQLC chỉ tiến được 140m và chịu tổn thất 7 chết và 27 bị thương. Ở Phú Bài trong ngày này đã diễn ra cuộc thảo luận giữa trung tướng Abrams, chuẩn tướng LaHue, tướng Ngô Quang Trưởng và Thủ tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ. Kỳ đã chấp nhận dùng hỏa lực để tiêu diệt quân Giải Phóng bất chấp hư hỏng
Ngày 17 tháng 2, quân TQLC cùng trung đoàn 3 VNCH bắt đầu tiến công tiếp nhưng bước tiến rất chậm do quân Giải Phóng chiến đấu rất ác liệt. Trận Tết Mậu Thân ở Huế 1968 ngày càng trở nên đẫm máu cho cả 2 bên
Đêm 20, tiểu đoàn 1 TQLC của thiếu tá Thompson tấn công ác liệt vào góc bờ Nam và đến 3h ngày 21 đã chiếm được góc phòng thủ này, quân TQLC chỉ còn cách bờ tường Nam 100m. Quân Giải Phóng bắt đầu rút lui
Ngày 22, quân TQLC Mỹ chiếm được cổng Thượng Tứ và khu vực sông Trường Tiền
Tối ngày 23, quân Giải Phóng phản công nhưng bị đẩy lùi và trung đoàn 3 VNCH tấn công suốt đêm, đến 5:00 thì chiếm được thành Nội và chiếm được Nội Điện Huế vào buổi trưa cùng ngày. Trận Tết Mậu Thân ở Huế 1968 đã kết thúc với phần ác liệt nhất
Ngày 25 tháng 2, 2 tiểu đoàn Biệt Động Quân VNCH chiếm lại khu Gia Hội nằm giữa Thành Đại Nội phía Đông và bờ sông Hương trong khi quân TQLC lục soát phía Nam của kênh Phú Cẩm , quân Giải Phóng vẫn chiến đấu ở khu vực này rất ác liệt khiến 6 lính TQLC Mỹ bị chết, hàng chục người bị thương
Ngày 28 tháng 2, quân TQLC tiếp tục lục soát phía Đông của Huế và khu giáp ranh bờ biển , phá hủy 3 km chiến hào và hàng trăm hố chiến đấu của quân Giải Phóng
ngày 2 tháng 3, quân TQLC Mỹ tuyên bố kết thúc chiến dịch giái phóng Huế của trận Tết Mậu Thân ở Huế 1968
Trận Tết Mậu Thân ở Huế 1968 khiến 452 lính VNCH tử trận, 2123 người bị thương. Lính Mỹ có 216 người tử trận và 1.584 người bị thương. Trong số 17.134 ngôi nhà tại Huế, 9.776 bị phá hủy hoàn toàn, 3.169 bị hư hỏng nặng; số thường dân thiệt mạng theo ước tính đầu tiên của chính phủ Việt Nam Cộng hòa là 3.776 người, 116.000 người trong tổng số 140.000 người bị mất nhà cửa, 80% thành phố bị phá hủy
Sau này các tổng kết cho thấy, lúc đầu cuộc chiến, quân Mỹ và VNCH đã đánh giá quá thấp lực lượng quân Giải Phóng tham chiến khi cho rằng chỉ có 3 trung đoàn của quân Giải Phóng tham chiến là trung đoàn 4,5 và 6. Mỹ và VNCH dự kiến có thể giành lại Huế trong vòng vài ngày . Tuy nhiên, sau này cho biết, quân Giải Phóng tham chiến còn có trung đoàn 29 của sư đoàn 325C, trung đoàn 90 và trung đoàn 803 của sư đoàn 324, trung đoàn 24 của sư đoàn 304 và quân Giải Phóng đã giữ vững Huế đến 25 ngày từ đó tạo được tiếng vang cực lớn ở diễn đàn chính trị Việt Nam cũng như Thế Giới.
Xét về mặt chiến thuật, quân Mỹ và VNCH đã thắng khi giành lại được thành phố Huế, nhưng về mặt chiến lược, họ đã thua khi khiến phong trào phản chiến ở Mỹ ngày càng dâng cao khi dân Mỹ liên tục nêu câu hỏi : “Vì sao Mỹ đã tiêu tốn hàng tỷ dollars cho cuộc chiến ở Việt Nam mà quân Giải Phóng vẫn có thể tấn công hàng chục nơi trong dịp Tết Mậu Thân ?” . Những sự phản đối liên tiếp diễn ra sau đó khiến Mỹ phải rút quân khỏi cuộc chiến ở Việt Nam như 1 tướng Mỹ đã nói : “Chúng ta thắng 1 trận chiến nhưng chúng ta đã thua 1 cuộc chiến” – “we are winning a battle while losing a war“
Trận tết Mậu Thân ở Huế đối với văn hóa, lịch sử
Năm 1991, 1 chiếc tàu thuộc lớp Tuần Dương Hạm Ticonderoga được mang tên Hue City để tưởng nhớ trận đánh ở đây
Bộ phim chiến tranh nổi tiếng “Áo giáp sắt” – “Full metal jacket” ra đời năm 1987 dựa trên tác phẩm “The short timers” của tác giả Gustav Hasford viết năm 1979 nói về trận đánh ở Huế 1968
Xem lại : Trận Mậu Thân ở Huế 1968 – Battle of Hue – Phần 1
[email protected]