Trận Đức Cơ – Battle of Duc Co 1966
Trận Đức Cơ 1966 – Battle of Duc Co 1966 là trận đánh giữa trung đoàn 33 quân Giải Phóng và tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 1 Không Kỵ của của quân đội Hàn Quốc vào ngày 9 tháng 8 năm 1966 ở thị trấn Đức Cơ tỉnh Gia Lai thuộc vùng Cao Nguyên Việt Nam
Ðược thiết lập trên một sườn đồi, trại trước đây thuộc Lực Lượng Ðặc Biệt VNCH và có tiết diện hình tam giác và nằm kế cận một phi đạo dã chiến với rừng rậm bao bọc cả ba phía. Đức Cơ nằm trong tỉnh Pleiku, cách biên giới Việt-Miên khoảng 13 cây số về hướng Tây và cách thành phố Pleiku 55 cây số về hướng Đông-Bắc. Từ đây, các toán tuần tiễu của Việt Nam Cộng Hòa có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo và ngăn chặn sự xâm nhập của quân Bắc Việt từ phía Cam Bốt, đồng thời bảo vệ khúc đường cuối cùng của Quốc Lộ 19
Trại Đức Cơ nằm ở khu vực có độ cao trung bình 190m-330m và bao phủ chung quanh với rừng cây dày đặc cao hơn 2m và là nơi xâm nhập của quân Giải Phóng thoát khỏi sự quan sát từ máy bay trên cao và khi gặp nguy có thể rút qua bên kia biên giới Campuchia để thoát khỏi sự tấn công của quân đội Mỹ
Bối cảnh trận Đức Cơ 1966
Ngày 10 tháng 5 năm 1966, quân đội Mỹ đã bố trí lữ đoàn 3 Không Kỵ đến khu vực nằm giữa Pleime và dãy núi Chu Pong. Đến ngày 24 tháng 6, Mỹ lại yêu cầu thiếu tướng Hàn Quốc Chae Myung Shin – Tư lệnh lực lượng quân đội Nam Triều Tiên tại Việt Nam điều vài thành phẩn của sư đoàn Mãnh Hổ – Tiger Division đang đóng quân ở Quy Nhơn để bố trí tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 26 Thiết Kỵ đến trại Đức Cơ. Tướng Chae khá miễn cưỡng vì ông e ngại các đơn vị Hàn Quốc phải di chuyển đến căn cứ xa nơi Đại Bản Doanh và quân đội Hàn Quốc lại thiếu khả năng cơ động bằng trực thăng và xe cộ sẽ dễ bị tấn công. Đồng thời quân đội Hàn Quốc chưa tạo được mối liên hệ gần gũi với dân làng chung quanh đó và thiếu về khía cảnh chiến tranh tâm lý. Trước đó, tướng Chae thường giữ quân Hàn Quốc trong khu vực an toàn và tránh tối đa các cuộc đụng trận để tránh tổn thất nhân mạng. Quân đội Mỹ không hài lòng với thái độ đó của quân đội Hàn Quốc nên thường xuyên yêu cầu Hàn Quốc cho đụng trận nhiều hơn bất cứ khi nào có thể
Ngày 6 tháng 7, tiểu đoàn 3 Hàn Quốc được tăng cường 6 khẩu pháo 155m thuộc tiểu đoàn pháo 628, 1 trung đội cối 120mm, 1 trung đội công binh bắt đầu di chuyển đến Đức Cơ. Phía Bắc có 1 đại đội Dân Sự Chiến Đấu VNCH và tiểu đoàn 35 thuộc lữ đoàn 3 Mỹ. Ở sân bay Đức Cơ có các khẩu pháo 203mm và 175mm cùng Đại Đội 1 của tiểu đoàn thiết giáp 69 Mỹ cùng 1 số đơn vị VNCH đóng quân
Ngày 10 tháng 7, trung đội 1 Thiết Giáp với 5 chiếc xe tăng thuộc Đại Đội 1 Thiết Giáp Mỹ được điều đến căn cứ Đức Cơ
Diễn biến trận Đức Cơ
22h:00 ngày 5 tháng 8, các chốt tiền tiêu báo cáo phát hiện các sự di chuyển của quân Giải Phóng và vài nơi mìn Claymore phòng thủ đã phát nổ cùng với pháo sáng báo động . Sáng ngày 6 tháng 8, quân đội Hàn Quốc tiến hành các cuộc lục soát chung quanh khu vực khả nghi và bố trí kế hoạch phòng thủ
22:40 ngày 9 tháng 8, nhiều tiếng mìn nổ lớn, trung đội trưởng trung đội 2 là trung úy Lim Bok-man phụ trách chốt tiền tiêu báo cáo có nhiều tiếng chân đang di chuyển. Đại đội trưởng đại đội 9 là Đại Úy Lee cho rằng quân Giải Phóng không thể tấn công trực diện trung đội 2 nên không phát báo động. Tuy nhiên, sau đó các pháo thủ của súng không giật 57mm tiếp tục báo về nhiều âm thanh chứng tỏ quân Giải Phóng đang di chuyển với số lượng quân đông đảo nhưng đại úy Lee tiếp tục cho rằng các binh sĩ Hàn Quốc này vừa mới đến và thiếu kinh nghiệm chiến đấu nên tiếp tục không có bất cứ hành động nào. Ông miễn cưỡng hỏi trung úy Lim
– Lần này là gì ?
– Báo cáo, binh sĩ đã tiếp tục nghe dấu hiệu quân địch đang di chuyển với số lượng lớn
– Tôi đã hiểu, cứ để xe tăng Mỹ bật đèn dò tìm
Và đại úy Lee tiếp tục không có hành động nào. Đúng lúc đó trận Đức Cơ chính thức bắt đầu, quân Giải Phóng bắt đầu pháo kích dữ dội và tấn công bằng súng máy. Phân nửa quân đóng ở căn cứ là lính mới nên hoảng loạn nháo nhào. 1 số binh sĩ dày dạn chiến đấu lập tức vào vị trí và bắn trả. Các xe tăng Mỹ cũng bắn trả ác liệt. Mất 1 lúc sau, pháo binh và súng cối của Hàn Quốc mới bắt đầu bắn trả. Quân Giải Phóng khép chặt dần vòng vây
Lúc này cuộc tấn công ác liệt nhất vẫn chưa diễn ra do pháo binh Mỹ và Hàn Quốc bắn trả hiệu quả cùng tinh thần chiến đấu của các xe tăng Mỹ đã khiến binh lính Hàn Quốc dẫu mất tinh thần lúc đầu cũng dần dần trấn tĩnh lại
Ngay trong đêm lúc 01:30 sáng ngày 10 tháng 8, tiểu đoàn Hàn Quốc đã ra lệnh cho đại đội 10 ra đóng ở phía Nam căn cứ còn đại đội 11 tiến ra phía Đông Bắc căn cứ nhằm tránh bị bao vây và cô lập. Pháo binh Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục bắn yểm trợ và thả pháo sáng
Đến 04:00 sáng ngày 10 tháng 8, quân Giải Phóng tiếp tục tấn công vào hướng của trung đội 2 nhằm đánh lạc hướng trong khi đội hình chính còn lại bắt đầu rút quân. Pháo binh Mỹ và Hàn Quốc vẫn tiếp tục bắn yểm trợ. Đến 19:00, 4 khẩu cối 120mm của trung úy Yoo Myung-jae được tăng cường thiết lập vị trí mới để bắn yểm trợ cho hướng của trung đội 2 đang bị áp lực tấn công. 2 khẩu liên tục bắn đạn nổ cao chống bộ binh và 2 khẩu bắn pháo chiếu sáng
Đại đội 10 do đại úy Yang Jae-Il làm đại đội trưởng được lệnh tiến về phía bờ sông Ia Pnon để cắt đường rút quân của quân Giải Phóng
7:00 sáng, khi trận đánh Đức Cơ đã tàn, chuẩn tướng Mỹ BG Walker đã đến thăm chiến trường cùng tiểu đoàn trưởng Hàn Quốc Choi Byung-su. Walker nói :
“Tuy tôi đã tham gia trận đánh Thế Chiến II, nhưng tôi chưa từng thấy nhiều kẻ địch chết đến thế trong chiến hào hẹp đến thế”
Tổng kết trận Đức Cơ
Sau trận Đức Cơ, Hàn Quốc thông báo chết 6 lính và 1 sĩ quan. Bị thương 44 người và 2 sĩ quan. Thu được số vũ khí như sau :
- 551 lựu đạn
- 19 khẩu súng trường CKC
- 43 khẩu AK-47
- 12 khẩu B-40
- 10 khẩu trung liên RPD
- 5 khẩu cối 81mm