Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Chiến Dịch Xuân Hè – Easter Offensive trong chiến tranh Việt Nam

0 2,073

Chiến Dịch Xuân Hè 1972 mà chính sử còn gọi là chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Mỹ gọi là Easter Offensive 1972 là chiến dịch kéo dài, tàn khốc và ác liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam

Chiến Dịch Xuân Hè 1972 kéo dài từ ngày 30 tháng 3 năm 1972 đến 31 tháng 1 năm 1973 do quân Giải Phóng miền Nam tổ chức được sự chi viện đặc lực với người và vũ khí của quân đội Miền Bắc đã tổ chức liên tiếp nhiều chiến dịch và các hướng tấn công trên khắp chiến trường miền Nam Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên, quân đội Giải Phóng tổ chức với quy mô lớn chưa từng có, phối hợp nhiều binh chủng, đưa nhiều vũ khí mới, hiện đại vào chiến trường, đánh vào nhiều hướng khiến quân Việt Nam Cộng Hòa bất ngờ và tổn thất nặng nề, phải lui quân để củng cố lại đội hình

Kế hoạch của quân Giải Phóng Miền Nam trong chiến dịch Xuân Hè 1972

Sau giai đoạn 1965-1969, quân Mỹ dưới sự chỉ huy của tướng William Westmoreland liên tiếp tổ chức những chiến dịch tìm diệt với quy mô lớn dẫn đến những tổn thất nặng nề. Đến năm 1969, tướng Creighton Abrams lên thay và bắt đầu rút dần quân Mỹ về nước và thay thế bằng những đơn vị quân Việt Nam Cộng Hòa. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa còn rất yếu và đã quen với cảnh chiến đấu chung với quân đội Mỹ, được sự yểm trợ tối đa của hỏa lực Mỹ nên khi Mỹ rút quân đã không còn chiến đấu hiệu quả. Tinh thần chiến đấu rất thấp. Thêm vào đó, chứng kiến sự thất bại của chiến dịch Lam Sơn 719, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam quyết định xúc tiến việc chuẩn bị để mở chiến dịch Xuân Hè 1972 trên toàn miền Nam với chiến trường chính là khu vực Quảng Trị – Huế, Bắc Tây Nguyên với tỉnh Kontum và Pleiku, khu vực Đông Nam Bộ ở Lộc Ninh – Tây Ninh – An Lộc và vùng Đồng Bằng Khu VI

Xe tăng Quân Giải Phóng tấn công ở tỉnh Kon Tum trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Chiến Dịch Xuân Hè trong chiến tranh Việt Nam - Northen Viet Nam tanks at Kontum province in Easter Offensive 1972 in Viet Nam war
Xe tăng Quân Giải Phóng tấn công ở tỉnh Kon Tum trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Chiến Dịch Xuân Hè trong chiến tranh Việt Nam – Northen Viet Nam tanks at Kontum province in Easter Offensive 1972 in Viet Nam war

Các trận đánh sẽ liên tiếp nhau nhằm tạo tiếng vang cho phong trào phản chiến ở Mỹ, gây sức ép lên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp đến và nhằm tìm kiếm lợi thế cho cuộc đàm phán Hiệp Định Paris đang diễn ra

Theo ước tính của nhà nghiên cứu Spencer C.Tucker, tổng lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam huy động trong chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 này lúc đầu là 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập, bao gồm khoảng 200.000 quân, khoảng 300 xe tăng và xe thiết giáp

Diễn biến của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

Mùa hè đỏ lửa 1972 được chia làm 3 mặt trận chính :

  • Mặt trận Trị Thiên Huế hay Chiến dịch Trị Thiên tại mặt trận B2 (Vùng 1 chiến thuật), ở hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế (từ 30/3 tới 31/1/1973) với 40.000 quân chính quy.
  • Mặt trận Bắc Tây Nguyên hay Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (từ 30/3 đến 5/6/1972) tại Đăk Tô, Tân Cảnh, Kon Tum. Có trên 20.000 quân.
  • Mặt trận Đông Nam Bộ hay Chiến dịch Nguyễn Huệ – chiến dịch đánh Lộc Ninh, Bình Long và dọc đường 13, miền Đông Nam Bộ được điều động 40.000 quân của Bộ Tư lệnh Miền cho toàn chiến dịch.

Tại mặt trận Quảng Trị – Thừa Thiên  Huế hay Chiến dịch Trị Thiên

Ngày 30 tháng 3, Mặt trận Bắc Tây Nguyên hay Chiến dịch Bắc Tây Nguyên, 2 sư đoàn 304, 308 được sự hỗ trợ của các trung đoàn xe tăng từ phía Bắc, vượt qua vĩ tuyến 17 tiến xuống phía Nam kết hợp sư đoàn 324B từ phía Lào theo đường 9 đánh vào vùng Kon tum, Pleiku

Đầu tháng 4 năm 1972, hai sư đoàn 320, 325 Quân Giải Phóng từ Bắc tiến xuống kết hợp sư đoàn 312 từ Lào tiến sang, đánh vào Cam Lộ, La Vang, Hải Lăng và thành phố Quảng Trị

Bản đồ hướng tấn công ở Vùng I Chiến Thuật trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Chiến Dịch Xuân Hè trong chiến tranh Việt Nam - Attacks at 1st Corps Region in Easter Offensive 1972 in Viet Nam war
Bản đồ hướng tấn công ở Vùng I Chiến Thuật trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Chiến Dịch Xuân Hè trong chiến tranh Việt Nam – Attacks at 1st Corps Region in Easter Offensive 1972 in Viet Nam war

Các mũi tiến công khiến quân Việt Nam Cộng Hòa bối rối do phải căng mình ra chống đỡ từ nhiều hướng. Các cuộc bao vây, pháo kích liên tục của quân Giải Phóng được trang bị nhiều vũ khí mới như tên lửa AT-3 Sagger, tên lửa vác vai chống máy bay SA-7 Strela, .. khiến nhiều đơn vị quân VNCH tan rã. Ngày 2 tháng 4, trung tá Phạm Văn Đính – chỉ huy Trung đoàn 56 thuộc sư đoàn 3 bộ binh đang đóng quân ở căn cứ Camp Carroll sau 4 ngày bị bao vây và pháo kích liên tục bằng pháo 130mm, cuối cùng đã buộc phải ra hàng. Ngày 2 tháng 5, quân Giải Phóng chiếm được Quảng Trị, quân Việt Nam Cộng Hòa buộc phải rút về phía Nam sông Mỹ Chánh và lấy sông Mỹ Chánh làm chiến hào phòng thủ. Quân Giải Phóng do chịu nhiều tổn thất cũng dừng lại để tái trang bị

Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu cũng cách chức Hoàng Xuân Lãm – Tư lệnh Quân khu 1, đưa viên tướng Ngô Quang Trưởng – Tư lệnh Quân khu 4 ra thay đồng thời tổ chức lại đội ngũ, đưa nhiều đơn vị quân đội ra ứng cứu Vùng I Chiến Thuật

Ngày 28 tháng 6, quân Việt Nam Công Hòa với sự yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực từ các chiến hạm, pháo binh và máy bay ném bom tổ chức vượt sông Mỹ Chánh phản công. Quân Giải Phóng quyết giữ Quảng Trị và nơi đây đã diễn ra trận đánh Cổ Thành Quảng Trị 72 ngày đêm. Ngày 16 tháng 9, quân Việt Nam Cộng Hòa cắm được cờ lên thành cổ. Để chiếm lại thành cổ, chỉ riêng sư đoàn Thủy quân Lục chiến VNCH có 3.658 binh sĩ tử trận, chiếm 25% quân số toàn binh chủng

Thánh đường La Vang ở Quảng Trị trong chiến dịch Xuân Hè 1972 hay Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trong chiến tranh Việt Nam - La Vang church at battle of Quang Tri in Easter Offensive 1972 in Viet Nam war
Thánh đường La Vang ở Quảng Trị trong chiến dịch Xuân Hè 1972 hay Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trong chiến tranh Việt Nam – La Vang church at battle of Quang Tri in Easter Offensive 1972 in Viet Nam war

Sau khi tái chiếm được Thành cổ Quảng Trị, quân Việt Nam Cộng Hòa cũng kiệt lực và những cuộc phản công tiếp theo cũng không được kết quả khả quan

Mặt trận Bắc Tây Nguyên hay Chiến dịch Bắc Tây Nguyên

Ngày 30 tháng 3, quân Giải Phóng tấn công với sư đoàn 2, sư đoàn 320 tấn công một loạt các căn phòng thủ của các đơn vị Nhảy Dù ở dãy núi Cao Điểm Hỏa Tiễn. Nơi đây đã xảy ra trận đánh ác liệt nổi tiếng là trận đánh đồi Charlie và ngày 11 tháng 4 thì chiếm được đồi, đơn vị phòng thủ là tiểu đoàn 11 Nhảy Dù thiệt hại nặng và tiểu đoàn trưởng là đại tá Nguyễn Đình Bảo tử trận. Lúc này, mặt trận Vùng I Chiến Thuật quá nặng nên quân Việt Nam Cộng Hòa phải rút lữ đoàn Nhảy Dù ra chi viện cho Vùng I nên lực lượng ở Vùng II Chiến Thuật suy yếu rõ rệt.

Ngày 24 tháng 4, quân Giải Phóng thấy lữ đoàn Dù đã rút đi nên phối hợp với các đơn vị xe tăng T-54 và tên lửa AT-3 Sagger lần đầu tiên tham chiến kết hợp pháo 130mm, hỏa tiễn 122mm bắn liên tục đã tiến đánh căn cứ Đắk Tô – Tân Cảnh. Không còn các đơn vị Dù che chắn ở phía Tây, Đắk Tô và Tân Cảnh trở nên bị hở sườn. Ở trận Đắk Tô – Tân Cảnh, sư đoàn trưởng sư đoàn 22 là đại tá Lê Đức Đạt tử trận, căn cứ thất thủ. Quân Việt Nam Cộng Hòa đã thay đổi nhân sự, Tướng Lý Tòng Bá, tư lệnh sư đoàn 23 được cử làm Tư lệnh mặt trận Kontum, tướng Ngô Du tư lệnh Quân khu II bị thay bằng Tướng Nguyễn Văn Toàn.

Sau khi chiếm được Đắk Tô – Tân Cảnh, quân Giải Phóng bắt đầu tiến xuống phía Nam hướng về Kontum và tiếp tục diễn ra 1 loạt các trận đánh ở các căn cứ thuộc lực lượng Đặc Biệt như trận Ben Het, trận Polei Kleng, …. Sau đó, quân Giải Phóng tạm dừng để củng cố lực lượng, điều này tạo điều kiện khiến quân Việt Nam Cộng Hòa tổ chức lại lực lượng phòng thủ và tăng cường cho mặt trận Kontum

Ngày 13/5/72, nhân viên kỹ thuật của Việt Nam Cộng hòa báo cáo đã bắt được mật điện của B3. Trong mật điện này, Bộ tư lệnh B3 quân Giải Phóng đã ra lệnh như sau:

“Mũi tấn công hướng Bắc – Sư đoàn 2 – Stop – Tăng cường mỗi sư đoàn 10 T54 – Stop – Ngày giờ tấn công hướng Tây Bắc Sư đoàn 320 – Stop – Ngày giờ tấn công 05g00 ngày 14/5/72 – Stop”.

Cố vấn John Paul Vann đã vạch kế hoạch và xin tối đa sự chi viện bằng B-52 của ngày hôm đó. Paul Van có uy tín với Ðại tướng Creighton Abrams nên được sử dụng nhiều Box B52 hơn các Quân đoàn khác.

Biệt đội Hawk’s Claw chống xe tăng của Mỹ ở chiến trường Cao Nguyên trong chiến dịch Xuân Hè 1972 hay Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trong chiến tranh Việt Nam - 1st Combat Aerial TOW Team at Pleiku - Kon Tum in Easter Offensive 1972 in Viet Nam war
Biệt đội Hawk’s Claw chống xe tăng của Mỹ ở chiến trường Cao Nguyên trong chiến dịch Xuân Hè 1972 hay Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trong chiến tranh Việt Nam – 1st Combat Aerial TOW Team at Pleiku – Kon Tum in Easter Offensive 1972 in Viet Nam war

Rạng sáng ngày 15 tháng 5, quân Giải Phóng khởi sự tấn công Kon Tum. Cố vấn Paul Vann cho kế hoạch máy bay B-52 vận hành. Tất cả 25 Box B52 đồng loạt bấm nút thả xuống trên 3000 quả bom đủ loại vào trận địa của sư đoàn 2 và sư đoàn 320 Quân Giải Phóng với diện tích ném bom là 75km2. Mỗi “Box” B-52, bề dài 3 km, bề ngang một km, được thả bằng 3 chiếc B-52. Sau đó, các máy bay chiến thuật tiếp tục đến dội bom ác liệt. Áp lực của các máy bay quá lớn. Quân Giải Phóng phải lui về và lại bị các máy bay trực thăng vũ trang và máy bay Gunship A130 bắn làm thiệt hại rất lớn. Biệt Đội Hawk’s Claw trang bị hỏa tiễn TOW bắn cháy khá nhiều xe tăng T-54 và xe tăng PT-76 khiến quân Giải Phóng phải rút lui.

Các ngày tiếp theo, quân Giải phóng dùng pháo 130mmhỏa tiễn 122 ly bắn liên tục vào Kon Tum. Quân Việt Nam Cộng Hòa đáp trả bằng hỏa lực của B-52 và các cuộc săn lùng hủy diệt trận địa pháo và xe vận tải bằng đơn vị Hawk’s Claw. Ngày 20 tháng 5, quân Giải Phóng lại tiếp tục tấn công và chiếm được 1 số vị trí, sau đó quân Việt Nam Cộng Hòa dưới sự chỉ huy của chuẩn tướng Lý Tòng Bá và cố vấn Mỹ là trung tá Rhotenberry phải rất vất vả mới chiếm lại được . Các đơn vị bộ binh của tướng Bá đã chiến đấu dũng cảm. Lực lượng thiết giáp VNCH dù bị thiệt hại nặng nề trong các trận trước đó cũng nhanh chóng cơ động, bịt kín các khe hở mà quân Giải Phóng chọc thủng

Suốt ngày 25 tháng 5, quân Giải Phóng liên tục pháo kích và đến ngày 26 lại mở cuộc tấn công mới với xe tăng yểm trợ. Đội Hawk’s Claw bắn cháy tại trận 9 chiến xe tăng và máy bay B-52 đã yểm trợ quân Việt nam Cộng Hòa đẩy lùi quân Giải Phóng. 

Các ngày tiếp theo, hai bên liên tục đấu súng, tuy nhiên quân Giải Phóng bắt đầu suy yếu do các trận oanh tạc liên tục và các máy bay của đơn vị Hawk’s Claw khiến tình hình tiếp tế trở nên báo động. Quân Giải Phóng không nhận được tiếp tế đầy đủ về lương thực và vũ khí cũng như thuốc men

Ngày 6 tháng 6, quân Giải Phóng bắt đầu rút lui. Ngày 9 tháng 6, Trận Kon Tum chấm dứt

Xem tiếp : Chiến Dịch Xuân Hè 1972Mùa Hè Đỏ LửaEaster Offensive 1972 trong chiến tranh Việt Nam – P2

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex