Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Người Thái trong cuộc chiến ở Việt Nam

0 1,228

Tháng 9 năm 1967, đơn vị chính quy đầu tiên của người Thái tham chiến ở Việt Nam là trung đoàn Tình nguyện Hoàng gia Thái Lan, “Queen’s Cobras” (“Hổ mang của Nữ hoàng”), đã đến Việt Nam và đóng quân tại Bến Cát (gần Biên Hòa, phía Bắc Sài Gòn)

Bên cạnh trung đoàn Queen’s Cobras hay còn gọi là trung đoàn Mãng Xà Vương, lực lượng Thái Lan sau đó được tăng lên 11 ngàn người, được cải danh thành Sư đoàn Báo Đen do thiếu tướng D.Yose làm tư lệnh.

Ngày 28/10/1967, bộ trưởng Nội vụ Thái Lan tuyên bố sẽ gửi thêm 12 ngàn quân sang tham chiến tại Việt Nam. Ngày 14 tháng 11/1967, Thái Lan chính thức công bố sẽ gửi sang Việt Nam một lực lượng chừng 20 ngàn quân do Hoa Kỳ võ trang. Ngày 18 tháng 12/1967, thủ tướng Thái Lan tuyên bố: Chánh phủ Hoa Kỳ đã được thông báo là 15,000 chí nguyện quân Thái Lan chờ huấn luyện để sang chiến đấu tại Việt Nam. Chiến cụ Hoa Kỳ sẽ được chở tới Thái Lan cho đoàn quân này. Ngày 12 tháng 1/1968, trong dịp ghé ngang Sài Gòn, thủ tướng Thái Lan tuyên bố tại phi trường Tân Sơn Nhất là Thái Lan sẽ gửi thêm 12 ngàn quân. Đó là dự tính của chính phủ Thái Lan, thế nhưng trong thực tế, tính đến cuối năm 1967, lực lượng quân đội Thái Lan tại Việt Nam có khoảng 4,400 quân, và đến giữa năm 1968, tổng quân số Thái Lan khoảng 11 ngàn người. Đến ngày 22 tháng 11/1969, Thái Lan quyết định gửi thêm 2,000 quân sang Việt Nam.

Có khoảng 40.000 người lính Thái đã tham chiến ở Việt Nam hay phục vụ trong các đơn vị quân sự lẫn dân sự ở Việt Nam. Trong khi Chiến tranh Việt Nam được tưởng nhớ một cách đúng đắn như là một tấn bi kịch ở Hòa Kỳ lẫn ở Việt Nam, ở Thái Lan lại không giống như vậy. Ở đó, cuộc chiến được mô tả rất lạc quan bởi những người đã tham gia, trong lịch sử quân đội và từ các tượng đài chính thức.

Vào đầu những năm 2000, tôi đã phỏng vấn hơn 60 cựu chiến binh Thái trong Chiến tranh Việt Nam từ nhóm đầu tiên này và những người kế nhiệm nhóm đó, một đơn vị cỡ sư đoàn được biết dưới tên Hắc Báo (Black Panthers). Họ luôn nhấn mạnh đến lợi ích về kinh nghiệm và vật chất mà cuộc chiến đã mang lại cho họ. Họ nói về việc lần phục vụ của họ đã ngăn cản thành công không cho chủ nghĩa cộng sản lan sang Thái Lan như thế nào. Họ ngạc nhiên nhìn thấy Thái Lan đã thay đổi ra sao trong những năm chiến tranh. Và trong khi họ nhận thấy cuộc chiến mang lại những hệ lụy đáng sợ như thế nào cho người dân khắp Đông Nam Á, kể cả cho một vài chiến hữu của họ, thì họ hầu như chỉ nói vềviệc  cuộc chiến đã giúp họ và quốc gia của họ như thế nào. Tuy nhiên, điều thật sự gây ấn tượng đối với tôi là niềm tự hào mà họ mang trong hình ảnh của họ như là những người lính Phật giáo.

“Thai Buddha, No. 1!” Trong các cuộc phỏng vấn của tôi, tôi luôn nghe câu nói đó, mà nguyên thủy là do quân lính Mỹ nói tại cuộc gặp gỡ với quân lính Thái ở Pidgin. Hầu hết các binh lính tác chiến người Thái đều đeo trên người những vật hộ mệnh Phật giáo khi ra trận. Những người mộ đạo mang hàng chục sợi dây ngang dọc quanh thân thể họ. Nhóm binh lính Thái này tin tưởng rất nhiều vào sức mạnh bảo hộ của những cái bùa đó, nói rằng bùa hộ mạng có thể làm thay đổi đường bay những viên đạn phe địch quanh thân thể họ hay tạo ra một trường lực để chận lại lực nổ của một quả mìn chống người. Họ xem sự nhiệt tình của người Mỹ cho màn trình diễn kỳ diệu đó như là bằng chứng cho tính ưu việt những loại bùa hộ mệnh Phật giáo so với những quyến rũ Kitô giáo tương tự như thập tự giá hay huy chương St. Christophorus. Và họ hạnh phúc chia sẻ những lá bùa hộ mạng của họ với bất cứ người Mỹ nào yêu cầu.

Một vài người cảm thấy rằng bùa hộ mạng khiến cho họ tập trung tư tưởng trong lúc giao tranh; Đức Phật là một mẫu mực mà sự tinh thông điềm tỉnh thiền định của Ngài trước đạo quân ác quỷ của Mara sẽ giúp họ tránh được sợ hãi và hoảng loạng. Tượng Phật đi cùng với quân đội Thái trong những chiếc chiến xa chở người và xe tải. Trong những ngày nghỉ, nhiều người lính Thái đã tình nguyện dọn dẹp và sửa chữa những ngôi chùa Việt Nam bị bỏ rơi. Họ trích dẫn “tâm từ”, nguồn lực Phật giáo thúc đẩy làm việc thiện, như là nguồn gốc cho những hành động dân sự này. Quân đội Thái Lan tự nhìn họ như là những chiến binh Phật giáo Nguyên thủy đang trên đường thực hiện sứ mạng thiêng liêng nhằm bảo vệ nước láng giềng Phật giáo Đại thừa của họ.

Những người Thái đầu tiên lên đường sang Việt Nam sau các nghi lễ chia tay ngoạn mục tại những địa điểm tôn kính nhất ở Bangkok. Họ đã thề trước bàn thờ của biểu tượng Phật giáo thiêng liêng nhất Thái Lan, Wat Phra Kaew hay Đức Phật Ngọc. Các nhà sư Phật giáo làm phép chúc may mắn cho những hàng ngũ đang đi qua, khi họ diễu hành trước hàng chục ngàn khán giả cổ vũ. Đám đông đã chen đến cảng Khlong Toei của Bangkok để nhìn những người lính đang ra đi.

Trong những năm đầu tiên họ tham chiến, từ 1967 đến 1969, khi giới công chúng Mỹ nhanh chóng quay sang chống chiến tranh, báo chí Thái Lan đã đăng những bài phóng sự ca ngợi các thành công to lớn trên chiến trường của quân đội Thái. Vua Thái Bhumibol Adulyadej mang quà đến cho các tình nguyện viên bị thương đầu tiên tại bệnh viện Thái Lan. Và nhà vua, người rất được lòng dân trong thời đó, đã giám sát các tang lễ quân sự đầu tiên tại các chùa Phật giáo do hoàng cung hiến tặng.

Theo tất cả những tường thuật, quân đội Thái chiến đấu tốt. Từ căn cứ của họ ở Bear Cat Camp trong tỉnh Biên Hòa, họ đụng độ với Việt Cộng trong những trận đánh vừa và nhỏ dọc theo Quốc lộ 15 huyết mạch nối liền cảng Vũng Tàu với những vùng quanh Sài Gòn. Nhật báo Thái tường thuật về những thành công với những tỷ lệ đầy ấn tượng giữa quân lính địch và tử sĩ Thái Lan, trông giống như họ là người chiến thắng một sự kiện thể thao, như “trong 150 trận đánh, 100 [người Thái] đã chết, 1000 Việt Cộng bị giết chết.” Nhiều cựu chiến binh nhớ rằng Tướng William C. Westmoreland, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Quân Viện Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã khen ngợi họ.

Niềm tự hào đó cũng mang tính văn hóa, một dấu hiệu cho thấy đất nước của họ đã bước lên được chính trường quốc tế. Người lính Thái nhớ Chiến tranh Việt Nam như là một cơ hội hàng năm để quan sát chủ nghĩa tiêu thụ kiểu Mỹ mà sẽ ảnh hưởng đến Thái Lan trong những năm 1970, 80 và 90. Những người lính vui mừng với những món hàng tiêu thụ giá rẻ của Mỹ mà họ tìm thấy trong các cửa hàng chuyên bán cho quân đội, PX. Họ để dành tiền của họ để mua những cái máy ống kính rời, máy truyền hình, tủ lạnh, giàn máy stereo, sâm banh, rượu Scotch và tạp chí Playboy.

Sự chú tâm đến vật chất này sẽ làm hư hỏng danh tiếng của họ. Sự hân hoan mà người Thái biểu lộ lúc tìm mua hàng hóa Mỹ trong các cửa hàng PX đã khiến cho các nhà báo quốc tế chú ý đến. Những tường thuật mô tả binh lính Thái Lan tham gia vào trong các kế hoạch bán hàng PX ra chợ đen Sài Gòn xuất hiện trên báo chí Mỹ, kể cả trên tờ New York Times. Đầu những năm 1970, trong các cuộc điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện về Chiến tranh Việt Nam, người ta đã tiết lộ rằng Hoa Kỳ phải trả toàn bộ chi phí cho lần tham chiến của Thái Lan. Tiết lộ này và những tường thuật PX không hay đã góp phần làm nên tiếng xấu của quân đội Thái Lan trong lịch sử như là “những người lính đánh thuê của Mỹ”.

Điều đó không phải là hoàn toàn không có cơ sở. Thái Lan là một nước hưởng lợi nhiều từ cường quốc Mỹ trong thời gian Chiến tranh Việt Nam. Chính phủ do quân đội thống trị của Thái Lan là một đồng minh kiên quyết của Hoa Kỳ kể từ những ngày đầu tiên của cuộc Chiến Tranh Lạnh và đã đưa lãnh thổ, con người và tài nguyên của đất nước vào trong cuộc chiến do người Mỹ dẫn đầu để chống lại Hà Nội và các đồng minh của họ. Đổi lại, Hoa Kỳ đã đổ 1,1 tỷ dollar tiền viện trợ kinh tế và quân sự vào Thái Lan; Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đưa thêm 530 triệu dollar.

Thái Lan là người chủ nhà của bảy căn cứ quân sự mà từ đó máy bay quân sự Mỹ cất cánh thi hành nhiệm vụ hằng ngày, để tấn công các mục tiêu chiến lược ở Lào, Bắc Việt và Nam Việt. Hoa Kỳ tài trợ cho công cuộc xây dựng nhanh chóng một căn cứ hải quân và cảng biển để mang hàng hóa phục vụ chiến tranh vào trong vùng. Trên đỉnh cao của cuộc chiến, có khoảng 50.000 nhân viên quân sự Mỹ đóng quân khắp Thái Lan. Các doanh nhân Thái, nhiều người có quan hệ với chính phủ, đã xây hàng chục khách sạn, nhà hàng và quán rượu mới, để phục vụ cho làn sóng lính Mỹ hào phóng đến nước này qua chương trình nghỉ dưỡng R&R. Lính Mỹ góp thêm 111 triệu dollar vào cho nền kinh tế Thái. Vào cuối cuộc chiến, Thái Lan đã giữ lại tất cả các thiết bị và hạ tầng quân sự này. Vương quốc Phật giáo được hiện đại hóa nhanh chóng nhờ chiến tranh.

Tại quê nhà, chiếc nhãn “lính đánh thuê” ít gây tổn hại cho danh tiếng của những người lính. Các tưởng niệm chính thức của Thái Lan cho cựu chiến binh Việt Nam của nước này trong Chiến tranh Việt Nam ca ngợi thành công trên chiến trường, tính chuyên nghiệp quân sự và danh dự. Đài Tưởng niệm Cựu Binh Chiến tranh Việt Nam ở Kanchanaburi gợi nhớ đến tượng đài Đệ nhị Thế chiến nổi tiếng hơn ở Bangkok, mang tên Đài Chiến Thắng. Những hình ảnh chạm nổi mô tả quân đội Thái Lan được trang bị tốt đang đánh bại du kích Việt Cộng hỗn tạp. Quân đội Hoàng gia Thái Lan ghi nhận cuộc Chiến tranh Việt Nam như là một trong những khoảnh khắc tự hào nhất của họ trong thế kỷ 20. Những cảnh vật và đồ trưng bày trong Bảo tàng Tưởng niệm Quốc gia chính thức ở ngoại ô Bangkok cho thấy quân đội Thái Lan đang giết chết những kẻ địch Cộng sản của họ trong các sắp đặt nhấn mạnh tới việc bảo vệ thành công Thái Lan.

Ngày nay, người ta ít nhìn thấy cái giá đáng sợ mà Thái Lan đã trả cho lần tham gia vào cuộc chiến này. Ngoài 351 người chết trong khi chiến đấu và 1351 người bị thương, Thái Lan còn gởi những nhóm quân tình nguyện sang Lào vào trong cái được gọi là Cuộc chiến Bí Mật ở Lào mà nhiều người trong số họ đã chiến đấu và chết dưới những điều kiện khủng khiếp. Chiến tranh Việt Nam và sự hiện diện của nhân viên quân sự Mỹ đóng một vai trò kích động trong những khoảng thời gian của các quá khích về chính trị giữa thập niên 1970, đặc biệt là lần thảm sát khủng khiếp các sinh viên đang biểu tình bởi quân đội, nhân viên cảnh sát và băng nhóm trong năm 1973 và 1976.

Khu đèn đỏ đầy tai tiếng của Bangkok, phục vụ cho khách du lịch tình dục Tây Phương có nguồn gốc của nó từ những chuyến thăm nghỉ dưỡng R&R của quân đội Mỹ. Một số những người lính này đã để lại đằng sau mình những đứa con không được thừa nhận từ những mối quan hệ ngắn hạn với phụ nữ Thái; nhiều trẻ em này được nuôi dưỡng trong tình cảnh nghèo đói và bị tẩy chay. Nhưng tất cả những sự kiện đó – và đặc biệt là liên kết của nó với cuộc chiến – phần lớn đã bị lược ra khỏi những tưởng niệm và lịch sử chính thức của Thái Lan.

Tuy vậy, khó có thể buộc tội Thái Lan và những cựu chiến binh của nước này cho việc nhìn cuộc chiến này tựa như là một thành công quốc gia. Trong hai thập kỷ sau khi Hà Nội chiếm Sài Gòn, một nước Việt Nam thống nhất đã phải chịu đựng chiến tranh, đói nghèo và cô lập. Những hình ảnh phổ biến nhất của Việt Nam trong thời kỳ đó là những người tỵ nạn tuyệt vọng bằng đường biển – những thuyền nhân Việt Nam –, những người đã liều mạng sống của mình để trốn thoát khỏi sự thiếu thốn và đàn áp trong thời kỳ sau chiến tranh.

Trong cùng thời gian mà Việt Nam phải chịu đựng nghèo khổ, Thái Lan nhìn thấy đầu tư nước ngoài tăng vọt. Những tuyến đường cao tốc do Mỹ xây đã liên kết các vùng nông thôn với Bangkok và các thành phố trung tâm trong vùng. Miền nông thôn trồng lúa có thêm các nhà máy và xưởng chế biến trong một giai đoạn công nghiệp hóa nhanh chóng. Hệ thống hạ tầng R&R trước đây, do chiến tranh để lại, đã trở thành nền tảng cho một nền công nghiệp du lịch nổi tiếng thế giới mà từ giữa những năm 1970 đã tăng trưởng hết sức nhanh chóng; trong năm nay, người ta dự đoán khách du lịch người nước ngoài sẽ mang thêm gần 50 tỉ dollar vào cho nền kinh tế Thái Lan.

Với tất cả những mặt tối mà Thái Lan nhìn thấy như là đồng minh của Mỹ trong một cố gắng bị thất bại, nước này có thể tuyên bố một cách chính đáng, như đã thực hiện với các đài tưởng niệm, trong lịch sử chỉ huy và trong hồi tưởng của các cựu chiến binh, rằng đất nước này đã bước ra khỏi cuộc Chiến tranh Việt Nam như là một người thắng lợi.

Richard A. Ruth là phó giáo sư môn lịch sử tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ và là tác giả của quyển ” In Buddha’s Company: Thai Soldiers in the Vietnam War.”

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex