Mỹ bỏ rơi VNCH ngày 30 tháng 4 năm 1975 – US abandoned ARVN on April 30th 1975
Chuyên viên CIA Frank Snepp nói về quân đội VNCH và việc Mỹ bỏ rơi VNCH và ngày Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng 4 năm 1975 – US abandoned ARVN on April 30th, 1975
Trả lời BBC hồi cuối tháng 10/2021 ở Nam California, ông Frank Snepp, 78 tuổi, giải thích việc Mỹ bỏ rơi VNCH và Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng 4 năm 1975
Trách nhiệm của Tổng thống Thiệu:
Vào năm thứ hai của lệnh ngừng bắn, đại sứ Graham Martin cuối cùng đã khuyên ông Thiệu là hãy nghĩ đến việc rút khỏi một số khu vực không cần phải phòng thủ, những nơi kẻ thù không quá mạnh. Ông Thiệu nhất định không chịu làm điều đó. Và điều khủng khiếp đã xảy ra vào tháng 3 năm 1975, một tháng trước khi chiến tranh kết thúc, ông Thiệu mới rút khỏi những khu vực mà ông không thể bảo vệ.
Nhưng ông đột ngột bỏ vùng Tây Nguyên một cách chớp nhoáng mà không lên kế hoạch trước. Vì vậy, khi cuộc lui quân bắt đầu với Tướng Phú lúc đó là Tư lệnh trở thành hỗn loạn và Bắc Việt có thể đánh chặn các lực lượng đang rút lui. Trách nhiệm đó nằm trên vai ông Thiệu vì ông đã có một quyết định không tốt. Ông cũng không biết là muốn quân đội mình làm gì ở Quân khu 1 ngay bên dưới vùng phi quân sự, đã không có một kế hoạch nào mạch lạc, kết quả là, không có cuộc rút lui có trật tự nào trong Quân khu gần phía Bắc Việt Nam nhất. Các lực lượng miền Nam Việt Nam bắt chạy tán loạn và họ chạy về các vùng nơi gia đình họ đang nương náu, và đoàn quân tan rã.
Ông Thiệu phải chịu trách nhiệm cho những kế hoạch không tốt đó, với kết quả là quân đội VNCH trong các quân đoàn 1 và 2 rút về bờ biển phía Đông vào cuối tháng 3 năm 1975. Một tháng trước khi kết thúc cuộc chiến.
Như chúng ta thấy trong tấm hình này, đây là những sĩ quan quân đội tại ngũ. Một số đã phải nhào xuống biển để bơi theo những con tàu này. Tôi nhớ một cảnh đã nhìn thấy khi đáp một chiếc máy bay của CIA đến bờ biển để xem chuyện gì đang xảy ra. Tôi rất kinh ngạc khi chứng kiến cảnh quân lính miền Nam Việt Nam rút lui xuống biển để trốn chạy quân Bắc Việt đang theo họ sát nút.
Với cảnh rút lui hỗn loạn như thế này, khi những người lính phải chồng chất nhau trên các con tàu đang hướng về phía Nam, thì chúng ta có một vấn đề lớn. Vấn đề là làm sao có thể tập hợp những người lính này lại với nhau để biến họ thành một lực lượng có thể bảo vệ Sài Gòn và vùng đồng bằng, những nơi cuối cùng chưa bị tấn công?
BBC:Xin ông trả lời cụ thể vào câu hỏi Mỹ bỏ rơi VNCH ?
Sở dĩ tôi đề cập đến tất cả những điều này, là vì nó trả lời một phần câu hỏi bạn nêu ra, câu hỏi liệu Mỹ bỏ rơi VNCH hay không.
Việc rút quân hỗn loạn không phải là lỗi của Hoa Kỳ mà là lỗi của việc không có một kế hoạch tốt. Đó là kết quả của việc không nghiên cứu trước các biện pháp lui binh. Lui binh là một hoạt động quân sự nguy hiểm và khó khăn nhất, và ông Thiệu có thể đã có thể bảo toàn quân đội của mình ở hầu hết các vùng phía Bắc của đất nước, ông có thể đã giải cứu một số người trong quân đội của mình nếu ông lên kế hoạch trước.
Vấn đề của Thiệu một phần là vì phe địch đã cài cắm rất nhiều gián điệp vào chính phủ của ông, và họ biết rằng ông tưởng họ sẽ tấn công ở một nơi khác, trong khi trên thực tế họ tấn công ở phía Nam Cao Nguyên trung phần vào đầu tháng 3, trong giai đoạn đầu của cuộc tổng tấn công cuối cùng. Có thể nói là điệp viên của Bắc Việt đã giúp họ thắng cuộc. Và đó không phải là vì Hoa Kỳ, mà là do gián điệp tuyệt vời của kẻ thù. Chính quyền VNCH lúc đó đã bắt đầu sụp đổ, họ không được trang bị đủ để khám phá ra có gián điệp trong hàng ngũ của mình, và một trong những nguyên nhân là vì tham nhũng.
Tham nhũng đã làm suy yếu nguồn cung cấp nhu liệu vì không ai biết những nhu liệu mới được gửi đến nằm đâu. Một số bị đưa vào chợ đen, và tình trạng tham nhũng cũng cho phép kẻ thù gài được gián điệp vào khắp nơi, kể cả bộ chỉ huy và chính phủ VNCH.
Theo một ước tính của CIA vào năm 1971, Bắc Việt có khoảng 30.000 điệp viên, và đó là vào thời điểm tốt. Vào cuối cuộc chiến, CIA ước tính có ba gián điệp hoạt động cho Bắc Việt ngay trong đoàn tùy tùng của Thiệu. Một người có thể đã lọt vào vị trí rất cao trong lực lượng an ninh quân đội, người khác trong tổ chức Tình báo Trung ương. Và bây giờ chúng ta biết một điệp viên Bắc Việt đã giúp Sài Gòn đầu hàng, người này là phụ tá của Tướng Minh, tổng thống cuối cùng của miền Nam Việt Nam, và hoạt động như một điệp viên cho miền Bắc Việt Nam suốt thời gian đó.
Cũng có bằng chứng cho thấy Bắc Việt đã gài được gián điệp vào trong Bộ Tổng tham mưu VNCH. Đây không phải là một người có chức vụ cao mà là một người đưa thư, người xử lý tất cả các tài liệu ra và vào văn phòng, và người này làm việc cho Bắc Việt, hãy tưởng tượng xem tên gián điệp đó có thể làm được gì.
Đó là một trong những lý do khiến Sài Gòn sụp đổ nhanh chóng, lý do tại sao cuối cùng đã có sự hỗn loạn, và tại sao trong tháng Ba, một nửa đất nước và một nửa quân đội miền Nam Việt Nam đã mất. Vì vậy, nếu ai đó nói với bạn là Mỹ bỏ rơi VNCH, Hoa Kỳ đã bán đứng Nam Việt Nam, là VNCH thất trận là do lỗi của Hoa Kỳ, thì thực tế là nếu nói về những ngày cuối cùng, hay năm cuối của cuộc chiến, thì không phải vậy.
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng việc quân đội VNCH thất bại không phải Mỹ bỏ rơi VNCH – US abandoned ARVN hay không, nguyên nhân chính của việc thất trận đến từ thực tế là miền Nam Việt Nam chưa sẵn sàng tự mình chiến đấu trong cuộc chiến này. Tôi cũng nghĩ những tranh luận này bất lợi cho chúng ta, vì một điều có thể bù đắp cho những gì xảy ra trong giai đoạn cuối cuộc chiến là rút tỉa kinh nghiệm. Nếu không học được bài học đích đáng, nếu chỉ đổ lỗi cho Quốc hội Hoa Kỳ, đổ lỗi cho giới cấp tiến, đổ lỗi cho vị tướng này vị tướng kia, hoặc cho tin này tin nọ, chúng ta sẽ không rút ra được bài học đúng.
Bài học đầu tiên là nếu bạn là Hoa Kỳ, hãy hiểu rõ đồng minh cũng như kẻ thù của mình. Nhận ra rằng đồng minh còn yếu trong những lĩnh vực này và giúp họ cải thiện. Không nên phớt lờ khuyết điểm của họ.
Chúng tôi làm ngơ trước nạn tham nhũng nên không thể giúp sửa sai cho miền Nam VN. Vì vậy, hãy biết bạn như biết kẻ thù và đừng bao giờ tự dối lòng về sức mạnh của đứa trẻ góp phần tạo ra. Chúng tôi yêu người miền Nam VN nhưng giả vờ rằng họ là siêu nhân và không có gì cần sửa đổi không giúp được gì cho họ.
Frank Snepp hiện giờ là ký giả. Trong những năm 1970, ông là nhân viên phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của Tình Báo Mỹ CIA ở Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam. Ông đã có 8 năm ở Sài Gòn, trong đó có 5 năm là việc cho CIA ở Tòa Đại Sức Mỹ. Nhiệm vụ của ông là thẩm vấn, phân tích chiến lược và thực hiện các bản tổng kết và báo cáo kết quả phân tích. Ông đã được thưởng Huy Chương Cống Hiến trong ngành tình báo
Xem lại : Đại sứ Graham Martin ngày Sài Gòn sụp đổ 30 tháng 4 năm 1975 – US embassador Graham Martin on The fall of Saigon day April 30th 1975– P1