Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận Tết Mậu Thân 1968 – The General Tet Offensive 1968

0 645

Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968 – được xem là trận đánh lớn, đẫm máu và đã tạo ra bước ngoặc quyết định trong cuộc chiến Việt Nam

Đã có rất nhiều sách, tài liệu viết về trận đánh này. Tuy nhiên, phần lớn tài liệu tập trung vào giai đoạn chính và ác liệt nhất tức đầu tức đầu năm 1968. Tôi tìm được tài liệu này với tên tiếng Anh : “The General Offensive 1968-1969” . Đây là tài liệu của tập đoàn Nghiên Cứu General Research corporation. Tài liệu này được dùng cho đơn vị Lục Quân thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ – Department of the Army , văn phòng lịch sử quân đội Mỹ – Office of Chief of Military History . Trong tài liệu này, dữ liệu sử dụng rất có giá trị do trung tướng William E. Potts cung cấp nên có tính xác thực rất lớn

Tài liệu sử dụng từ “Viet Cong” để chỉ quân du kích, quân Giải Phóng ở miền Nam, “North Vietnamese” để chỉ quân Giải Phóng từ miền Bắc đưa vào. Để tránh vấn đề nhạy cảm, tôi lần lượt dùng chữ “quân Giải Phóng” và quân Bắc Việt”.

Trong quá trình dịch thuật, sẽ có nhiều sai sót, mong nhận được sự đóng góp từ các bạn yêu lịch sử và yêu dịch thuật

CHƯƠNG I

Giai đoạn của chiến dịch Tìm và Diệt – 1965-1967

Trước khi diễn ra Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968, việc lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm và chính phủ của ông – Nền Đệ Nhất Cộng Hòa – vào năm 1963 đã khiến nền chính trị miền Nam Việt Nam rơi vào sự bất ổn. Quân đội VNCH bị chia rẽ và mất dần sức chiến đấu

Ngược lại, sự bất ổn ở miền Nam Việt Nam lại là cơ hội cho phía Hà Nội tận dụng để đẩy mạnh các hoạt động của họ. Chiến lược Ấp Chiến Lược trước đây và sau này là chiến lược Làng Xã từng là trụ cột để phòng vệ ở vùng nông thôn đã phải đối mặt với các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của quân Giải Phóng. Ở nhiều tỉnh, dân từ các vùng thôn quê đã chịu không nổi và phải di tản đến các thành thị lớn. Giao thông các vùng bị phá hủy nghiêm trọng do các vụ đặt mìn và sự ngăn chận của quân Giải Phóng. Ngay ở các thành phố lớn vẫn thường xuyên diễn ra các vụ khủng bố và phá hoại với mức độ ngày càng tăng

Tình hình bất ổn ngày càng tồi tệ và kéo dài đến năm 1964 . Đặc biệt nghiêm trọng nhất là ở tỉnh Bình Định, nơi quân Giải Phóng đã thiết lập các căn cứ và hệ thống cơ sở vững chắc và đã kéo dài nhiều năm. Sự nguy hiểm không chỉ đến từ các áp lực của quân Giải Phóng mà còn đến từ những sự nổi dậy của dân chúng ngày càng nghiêng về phía quân Giải Phóng

Sang năm 1965, mức độ nguy cấp đã lên cao độ. Ngay những tuần đầu tiên của năm 1965, một tiểu đoàn Biệt Động Quân VNCH đã bị phục kích ở làng Bình Giã thuộc tỉnh Phước Tuy và bị tiêu diệt gần như trọng tiểu đoàn. Khác với trước đây, sau cuộc phục kích trong trận Bình Giã, quân Giải Phóng không rút đi mà ở lại để chuẩn bị cho cuộc phục kích khác và gây thiệt hại nặng cho một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến VNCH khác khi đến để giải cứu. Rõ ràng là quân Giải Phóng đã có khả năng để chuyển sang một hình thái chiến tranh mới, đó là mô hình của chiến tranh cơ động – “mobile warfare

Cũng vào thời điểm này, tin tình báo cho thấy một trung đoàn Bắc Việt đã đến khu vực Cao Nguyên. Sau khi tổng hợp các tin tức, đã cho thấy đây là đơn vị đầu tiên cấp trung đoàn từ miền Bắc được đưa vào Nam. Đến tháng 2 năm 1965, đã có đến 4 trung đoàn Bắc Việt đã được đưa vào Nam. Đó là các đơn vị thuộc sư đoàn 325. Điều này cho thấy, phía Hà Nội đã đánh giá rằng khu vực rừng núi, địa hình phức tạp ở vùng Cao Nguyên sẽ là mục tiêu chính

Tháng 2 năm 1965 cũng đã có 2 sự kiện lớn. Đầu tiên là trận đánh ở căn cứ Camp Holloway ở Pleiku và sau đó là trận đánh bom khách sạn ở Quy Nhơn. Điều này khiến tổng thống Johnson quyết định đưa quân tham chiến vào miền Nam Việt Nam

Vùng Cao Nguyên cũng là khu vực diễn ra trận đánh đầu tiên giữa quân Bắc Việt và quân Mỹ. Quân Bắc Việt mở chiến dịch Pleime nhằm chiếm Pleiku, gia tăng sức ép lên Kontum và sau đó sẽ chiếm đường 9 và nếu thành công có thể cắt miền Nam Việt Nam thành 2 phần tách rời

Trận Pleime kéo dài từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11 năm 1965, đây là lần đầu tiên diễn ra trận đánh cấp sư đoàn trên miền Nam Việt Nam kể từ năm 1954. Quân Bắc Việt chọn Cao Nguyên làm chiến trường nhằm tận dụng lợi thế về địa hình hiểm trở, rừng núi, … để có thể che dấu lực lượng và hạn chế được sự cơ động cũng như hỏa lực của quân đội Mỹ. Họ có mọi lý do để tin rằng bằng chiến thuật như thế, họ có thể nghiền nát quân Mỹ giống như cách họ đã làm đối với binh đoàn 100 của Pháp sau khi đánh Kontum

Chiến dịch Pleime cũng là dịp để các chỉ huy Bắc Việt có thể hiểu rõ về chiến thuật cũng như khả năng của quân đội Mỹ. Điều này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành học thuyết chiến tranh để có thể vận dụng đối đầu với quân đội Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam

Trong lúc này, quân Mỹ vẫn tiếp tục quá trình tăng cường lực lượng, xây dựng hệ thống các căn cứ, sân bay, cảng biển, hệ thống liên lạc, tình báo, hậu cần…. Ngoài ra quân Mỹ còn tìm cách để thích nghi với cách thức của cuộc chiến du kích cũng như chống lại các đơn vị chính quy miền Bắc đưa vào

Cuối năm 1966, quân Mỹ bắt đầu chiến dịch Tìm và Diệt – Search and Destroy operation, chiến dịch này được vạch ra nhằm lùa các đơn vị quân Giải Phóng khỏi các nơi đông dân cư ở thành thị, thị trấn, … đến các nơi mà quân Mỹ có thể tiêu diệt. Chiến dịch này được triển khai kết hợp với các chương trình bình định ở các vùng trung tâm. Không Quân Mỹ cũng được huy động để ném bom dọc đường mòn Hồ Chí Minh để ngăn chận đường tiếp viện từ Bắc vào Nam

Tháng 9 năm 1966, quân Mỹ mở chiến dịch Attleboro với mục tiêu là tiêu diệt quân chủ lực Bắc Việt ở phía Tây của đồn điền Michelin nằm ở Chiến Khu C ở phía Tây Bắc tỉnh Tây Ninh gần biên giới Campuchia. Chiến dịch nằm kết thúc vào tháng 11 và được xem là cuộc thử nghiệm của chiến thuật Tìm và Diệt .Thoạt đầu, chiến dịch chỉ huy động lữ đoàn 196 Khinh Binh. Dần dà, quân Mỹ triển khai càng nhiều đơn vị hỗ trợ thuộc sư đoàn 1 Bộ Binh, lữ đoàn 173 Nhảy Dù, trung đoàn 11 Thiết Giáp, ..

Kết quả thành công của chiến dịch Attleboro đã khiến Bộ Chỉ Huy nghĩ rằng, chiến dịch lớn kết hợp việc huy động nhiều đơn vị cỡ sư đoàn sẽ là chìa khóa của cuộc thành công ở miền Nam Việt Nam

Sau chiến dịch Attleboro, vào tháng 1 năm 1967, quân Mỹ tiếp tục triển khai chiến dịch Cedar Falls kéo dài 18 ngày với mục tiêu là tiêu diệt cơ quan đầu não quân Giải Phóng ở vùng Tam Giác Sắt Củ Chi. Đây là chiến dịch đầu tiên ở miền Nam Việt Nam với quy mô cấp Quân Đoàn và cũng là chiến dịch đầu tiên kết hợp giữa lực lượng quân đội Mỹ và quân đội VNCH

Xem lại từ đầu : Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968Trận Mậu Thân 1968Tết Mậu Thân 1968The General Offensive 1968Tet Offensive 1968 – P1

Xem tiếp :Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968Trận Mậu Thân 1968Tết Mậu Thân 1968The General Offensive 1968Tet Offensive 1968 – P2

Thẻ : Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex