Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968 – P13
Trong trận đánh Khe Sanh – battle of Khe Sanh 1968, những ngày cuối tháng 2 năm 1968 diễn ra khá yên ắng, quân Giải Phóng chỉ tập trung pháo kích, tiến hành các cuộc thâm nhập, .. chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công
Các cuộc thâm nhập ngày càng gia tăng trong khi các cuộc chạm súng chỉ diễn ra lẻ tẻ. Quân Mỹ hiểu rằng quân Giải Phóng đã chuẩn bị xong giai đoạn triển khai quân và đang củng cố các vị trí nhằm cuộc tấn công lớn sắp đến. Từ giữa tháng 2, các vị trí phòng thủ của quân Mỹ đã được thiết lập vững chắc. Các vị trí đều có từ 3-4 lớp hàng rào kẽm gai, bãi mìn, chiến hào sâu, các hầm, công sự có nóc chống được đạn pháo cối, …
Quân Giải Phóng càng ngày càng gia tăng mức độ pháo kích vào căn cứ Khe Sanh. Quân Mỹ cố gắng tiêu diệt các vị trí pháo nhưng bất thành do thời tiết quá kém nên các cuộc không kích đều không hiệu quả. Các khẩu pháo 105mm, 155mm và cả các khẩu 175mm đều bắn không tới được vị trí đặt pháo tầm xa của quân Giải Phóng ở chân núi Cô Rộc
PHẨN V :
KHÔNG VẬN
Thời tiết trong tháng 2 quanh Khe Sanh cực kỳ xấu. Các đợt mưa và các đợt không khí gió mùa thường xuyên tạo những đám mây thấp và căn cứ thường xuyên chìm trong các đám sương mù dày đặc. Ngay cả khi mặt trời lên cao, cũng mất thêm vài giờ để có thể xua tan hết các đám mây mù. Thời tiết quá xấu nên các cuộc không kích đều mang lại hiệu quả kém cõi. Ngay cả trên bộ, tầm nhìn cũng bị giới hạn trong khoản 30m-150m. Các tiền sát viên pháo binh quân Giải Phóng thường xuyên dễ dàng xâm nhập vào rìa ven những quả đồi và chờ đến trưa, khi mây mù tan đi, các tiền sát viên báo cáo, điều chỉnh tọa độ pháo kích. Khi gần chiều xuống, mây mù xuất hiện họ lại rút lui
Quân đội Mỹ cũng điều chỉnh thời gian công việc theo thời tiết và theo các đợt pháo kích của quân Giải Phóng. Buổi sáng , sương mù dày đặc, họ ra làm việc như đào chiến hào, đắp công sự, … và rút vào hầm khi buổi trưa và cũng là lúc quân Giải Phóng pháo kích. Các đám mây dày đặc che chở cho quân đội Mỹ thì cũng là chướng ngại lớn cho các đội tiếp tế bằng đường không cũng như các đợt oanh tạc yểm trợ
Công việc tiếp tế cho 6.680 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở Khe Sanh phải đảm bảo nhu cầu 3 chữ B đó là : bullet, bean, bandage nghĩa là : đạn dược, đậu để ăn và bông băng. Việc tiếp tế dựa vào những chiếc máy bay C-130 thuộc phi đoàn vận tải số 152 của Thủy Quân Lục Chiến, sư đoàn không vận 834 của không quân Mỹ. Ngoài ra còn có những chiếc máy bay vận tải C-123 thuộc phi đội tác chiến số 315, còn có thêm các chiếc UH-34, CH-47, … thuộc nhóm không quân số 36 của Thủy Quân Lục Chiến (MAG-36)
Trong điều kiện lý tưởng, các hoạt động không vận sẽ hoạt động rất tốt. Tuy nhiên, trong trận đánh Khe Sanh, thời tiết xấu khiến tầm nhìn hạn chế và làm gián đoạn công suất của không quân dưới mức 40%. Ngoài ra các phi vụ còn phải đối mặt với mạng lưới phòng không và các cuộc pháo kích liên tục mỗi khi có máy bay đáp xuống phi đạo. Quân Giải Phóng đã di chuyển và bố trí nhiều đơn vị phòng không ở phía Đông phi đạo và buộc các máy bay C-130, C-123, trực thăng, … mỗi khi đáp xuống phải có nhiều cuộc oanh kích yểm trợ, áp chế các dàn phòng không này. Tuy nhiên, ngoài các cuộc áp chế các khẩu phòng không ở đây, mỗi khi máy bay đáp xuống là lập tức sân bay hứng chịu nhiều quả đạn pháo từ súng cối đến pháo tầm xa, đặc biệt là các khẩu súng cối. Lợi dụng sương mù dày đặc, quân Giải Phóng mang các khẩu súng cối đến rìa những ngọn đồi phía Đông và sau khi bắn, nhanh chóng rút khỏi để tránh bị đáp trả. Các cuộc pháo kích nhiều đến nổi trong trận đánh Khe Sanh, Thủy Quân Lục Chiến gọi những chiếc máy bay vận tải là “Nam Châm của súng cối” – “Motar Magnets”
Để an toàn, các máy bay đa số đều hạ cánh từ phía Đông, thời gian giảm tốc ngắn và xoay quặt chiều lập tức. Quân đội Mỹ lập 1 cầu tiếp nhận hàng ở chạy song song phía Tây ở cuối đường phia đạo. Sau khi hạ cánh và giảm tốc, các phi công lập tức xoay hướng về phía Đông và hạ cửa hậu ở cầu tiếp nhận hàng để đội bốc dỡ nhanh chóng bốc dỡ hàng hóa. Những binh sĩ bị thương nhanh chóng được đưa lên và sau đó, máy bay lập tức chuyển sang phi đạo phía Tây và cất cánh theo hướng đối diện với khi hạ cánh. Thường thì toàn bộ quá trình diễn ra chỉ trong 3 phút tuy nhiên vẫn thường xuyên đối diện với các cuộc pháo kích bằng súng cối
Ngày 10 tháng 2, 1 thảm họa đã xảy ra khi 1 chiếc C-130 chứa đầy nhiên liệu khi chuẩn bị đáp xuống thì bị trúng đạn . Khi chạm đường bay, khói bốc lên nghi ngút, máy bay lệch đường băng gần 1.000m ở cuối phi đạo và bắt đầu xoay tròn và lập tức lại trúng nhiều quả đạn. Máy bay bùng cháy dữ dội . Đội cứu hộ áp đến và cố sức dập tắt bằng bọt nước. Phi công trưởng là Henry Wildfang và phi công phụ bị bỏng nhẹ và leo thoát khỏi máy bay . Đội cứu hỏa được trang bị thiết bị chịu nhiệt cố sức luồn vào đám cháy và cứu những thành viên phi đoàn còn lại nhưng vẫn có 6 thành viên phi đoàn thiệt mạng trong đó có trung tá Carl E. Peterson – sĩ quan đội kỹ sư của Phi Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến . Sau đó, các chuyến bay bằng máy bay C-130 lập tức bị đình chỉ
Với việc đình chỉ sử dụng máy bay C-130, việc tiếp tế sẽ trở nên ngụy ngập do các máy bay C-123 có sức tải nhỏ hơn không đảm đương nổi còn các trực thăng vận tải như CH-47 Chinook chỉ có thể đảm đương phần nhỏ. Các tính toán cho thấy, quân Mỹ cần đến 600 tấn tiếp liệu bao gồm đạn được, thực phẩm, … mỗi ngày. Bộ tư lệnh không quân Mỹ đã sáng chế ra kỹ thuật có tên gọi là kỹ thuật Bung Dù Tầm Thấp – Low Altitude Parachure Extraction ( LAPES ) nhằm giảm rủi ro cho các máy bay vận tải khi tiếp tế chiến trường Khe Sanh
Xem từ đầu : Trận đánh Khe Sanh 1968 – Battle of Khe Sanh 1968 – Siege of Khe Sanh 1968 – P1
Xem lại : Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968 – P12
Xem tiếp : Trận đánh Khe Sanh 1968 – Battle of Khe Sanh 1968 – Siege of Khe Sanh 1968 – P14