Mùa hè đỏ lửa – chiến dịch Xuân Hè – Easter Offensive 1972 – Trận Lộc Ninh – P26
Dù đã có những thông tin này trước trận Lộc Ninh, trận An Lộc hay vòng vây An Lộc trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – battle of Loc Ninh, battle of An Loc in Easter Offensive 1972 in Vietnam war, nhưng Quân Đoàn 3 đã không đánh giá đúng khu vực sẽ bị tấn công là Bình Long
Trận chiến ở vùng 3 bùng nổ vào sáng ngày 2 tháng 4 khi Quân Giải Phóng với trung đoàn 24 được sự yểm trợ của xe tăng đã tấn công căn cứ Lạc Long nằm gần biên giới Campuchia cách thị trấn Tây Ninh 35km về hướng Tây Bắc. Căn cứ này do 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 49 / sư đoàn 25 bộ binh phòng thủ. Đến trưa cùng ngày, căn cứ này bị tràn ngập
Việc mất căn cứ Lạc Long khiến càng khiến Quân Đoàn 3 tin rằng Tây Ninh sẽ là mục tiêu chính nên rút hết các căn cứ dọc biên giới Campuchia về . Căn cứ Lạc Long – FSB Lac Long cách Thiện Ngôn khoảng 11km về hướng Bắc và cách Tây Ninh khoảng 35km hướng Tây Bắc. Căn cứ này án ngữ Quốc Lộ 22 để nối từ Quốc Lộ và Sài Gòn đi Tây Ninh. Nếu chiếm được căn cứ này, họ có thể đánh thẳng xuống Sài Gòn
Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn 3 cảm thấy các tiền đồn nằm dọc biên giới Campuchia sẽ khó chống trả các đợt tấn công mạnh của quân Giải Phóng nên ra lệnh rút các chốt này về và thiết lập tuyến phòng thủ quân Tây Ninh. Chỉ có tiền đồn Tống Lê Chân vẫn được giữ yên. Các cuộc rút quân liên tục chạm trán các cuộc đụng trận và phục kích. Căn cứ Thiện Ngôn – FSB Thien Ngon nằm cách Tây Ninh khoảng 35km về phía Bắc, trên đường rút quân đã bị phục kích và thiệt hại nặng và nhiều xe cộ, pháo 105mm và pháo 155m phải bị bỏ lại. Khi lực lượng chi viện của sư đoàn 25 đến vào ngày hôm sau, họ ngạc nhiên và thắc mắc khi thấy toàn bộ xe và pháo vẫn còn nằm ở lại chiến trường mà không bị quân Giải Phóng mang đi như các trận đánh khác. Các tin tức tình báo cho thấy các đơn vị Giải Phóng đã di chuyển theo hướng khác mà không tiến về thị trấn Tây Ninh
Câu hỏi trên nhanh chóng được giải đáp khi một tù binh của trung đoàn 271 Quân Giải Phóng bị bắt giữ đã khai rằng cuộc tấn công căn cứ Thiện Ngôn chỉ là đòn nghi binh đánh lạc hướng Quân Đoàn 3 để toàn bộ lực lượng của sư đoàn 9 tiến về hướng Bình Long và Lộc Ninh sẽ là mục tiêu chính
Về sau khi trận An Lộc hay vòng vây An Lộc trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – battle of An Loc in Easter Offensive 1972 in Vietnam war diễn ra, khi đó mới bất ngờ trước quy mô của trận đánh. Trung Ương Cục Miền Nam đã huy động đến 3 sư đoàn chủ lực là sư đoàn 5,7,9 cùng 2 trung đoàn độc lập cùng toàn bộ lực lượng thiết giáp hiện có. Chiến dịch được chia làm 3 giai đoạn : Giai đoạn 1 : dùng trung đoàn 24 và trung đoàn 271 để tấn công Tây Ninh làm đòn nghi binh . Giai đoạn 2 là tấn công Lộc Ninh bằng sư đoàn 5. Giai đoạn 3 là dùng sư đoàn 9 để tấn công An Lộc. Sư đoàn 7 sẽ chốt chặn phía Nam của An Lộc không cho lực lượng cứu viện từ Sài Gòn tiến lên. Kế hoạch của Trung Ương Cục Miền Nam là sử dụng An Lộc làm thủ đô của Chính Quyền Lâm Thời Miền Nam Việt Nam. Sau khi ổn định được An Lộc, sư đoàn 5 cùng các đơn vị còn lại sẽ tiến sang Tây Ninh để đánh chiếm thị trấn này và tiêu diệt sư đoàn 25 đang phòng thủ ở đây
Trận Lộc Ninh – Battle of Loc Ninh
Trận Lộc Ninh – Battle of Loc Ninh đã có dấu hiệu từ những ngày đầu tháng 4, đã xảy ra nhiều trận đánh dọc theo Quốc Lộ 13 . Chủ đồn điền cao su Cexso Rubber Plantation ở Lộc Ninh là một người Pháp cũng đã báo cho chính quyền biết rằng Quân Giải Phóng đã thiết lập trạm liên lạc trong khu đồn điền này. Nhiệm vụ phòng thủ Lộc Ninh được giao cho đại tá Nguyễn Công Vinh – trung đoàn trưởng trung đoàn 9 thuộc sư đoàn 5 Bộ Binh, cố vấn cho đại tá Vinh là đại úy Mark A. Smith. Đại tá Vinh đã cử một đại đội trinh sát đến dọ thám, kết quả là đại đội này đụng trận nặng và bị tiêu diệt. Chiều ngày 4 tháng 4, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 9 VNCH tổ chức phục kích và bắt được 2 tù binh. Họ khai nhận là binh sĩ thuộc trung đoàn 272 QGP và họ đang tiến về An Lộc để tấn công thị trấn này
Để phòng thủ Lộc Ninh, ngoài trung đoàn 9, đại tá Vinh còn có thiết đoàn 1 thiết giáp, tiểu đoàn 1 địa phương quân và tiểu đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng. Toàn bộ lực lượng được đặt tên chiến đoàn 9. Bộ chỉ huy chiến đoàn 9 đặt tại phía Nam của sân bay Lộc Ninh nằm ở phía Tây và cách thị trấn Lộc Ninh 800m
Đại tá Vinh bố trí thiết đoàn 1 cùng tiểu đoàn 74 Biệt Động Quân biên phòng, tiểu đoàn 3 / trung đoàn 5 đóng ở căn cứ Alpha hay còn gọi căn cứ Hoa Lư – Cao Điểm 222 ở phía bắc Lộc Ninh, cách thị trấn 5km để làm chốt tiền tiêu. Chỉ huy lực lượng là trung tá Nguyễn Hữu Dương
Trận Lộc Ninh – Battle of Loc Ninh bắt đầu ngày 5 tháng 4 với cuộc pháo kích dữ dội vào bộ chỉ huy chiến đoàn 9. Cùng lúc đó, quân Giải Phóng sử dụng 25 xe tăng và lực lượng bộ binh tấn công vào Lộc Ninh. Lúc này, trung tướng Nguyên Văn Minh – tư lệnh Quân Đoàn 3 cùng Cố vấn trưởng của quân đoàn 3 là thiếu tướng James F. Hollingsworth mới nhận ra rằng Bình Long là mục tiêu chính chứ không phải Tây Ninh. Để ngăn đà tấn công của quân Giải Phóng, thiếu tướng James F. Hollingsworth đã ra lệnh cho các máy bay của Quân Đoàn 3 từ sân bay Tân Sơn Nhất và Biên Hòa, cùng các máy bay của không quân Mỹ từ Thái Lan và tàu sân bay USS Constellation yểm trợ Lộc Ninh.
Trong lúc trận Lộc Ninh diễn ra, đại tá Vinh ra cho trung tá Nguyễn Hữu Dương đưa lực lượng từ căn cứ Hoa Lư về tăng viện Lộc Ninh. Trên đường rút về Lộc Ninh, lực lượng này bị phục kích và chỉ số ít về được đến Lộc Ninh
Trưa ngày 5 tháng 4, sư đoàn 5 Quân Giải Phóng với sự yểm trợ của xe tăng, tấn công Lộc Ninh từ phía Tây, các máy bay AC-130 và trực thăng AH-1 Cobra của Không Quân Mỹ đã cất cánh, bắn cháy 1 số xe tăng và đẩy lùi quân Giải Phóng . Đến buổi tối, quân Giải Phóng lại mở cuộc tấn công khác. Đại úy Smith đã liên tục liên lạc với máy bay AC-130 để yểm trợ chung quanh thị trấn Lộc Ninh
Ngày 6 tháng 4, lúc 5h30, quân Giải Phóng với 25 xe tăng T-54 và PT-76 mở cuộc tấn công ở phía Nam của sân bay Lộc Ninh nhưng bị chặn đứng, đến trưa, trung đoàn 9 của Quân Giải Phóng đã đến được phía cửa của khu Chỉ Huy Lộc Ninh, tổn thất của quân VNCH lên cao do hỏa lực phòng không của Quân Giải Phóng quá ác liệt khiến các trực thăng không thể di tản thương binh
Chuẩn tướng Lê Văn Hưng – chỉ huy sư đoàn 5 bộ binh ra lệnh cho chiến đoàn 52 – Task Force 52 dưới quyền của trung tá Nguyễn Bá Thinh tiến lên phía Bắc để giải vây cho trận Lộc Ninh. Chiến đoàn 52 bao gồm tiểu đoàn 2 / trung đoàn 52 và tiểu đoàn 1/ trung đoàn 48. Hai tiểu đoàn này thuộc sư đoàn 18 được tăng cường cho sư đoàn 5 từ tháng 3 để phòng thủ vùng biên giới Campuchia
Trung tá Nguyễn Bá Thinh lệnh cho tiểu đoàn 2 tiến lên giải vây Lộc Ninh, nhưng khi đến giao lộc QL 13 và tỉnh lộ 17, đơn vị này bị phục kích và phải quay về. Để ngăn chận Chiến Đoàn 52 tiến lên Lộc Ninh hoặc quay về An Lộc, quân Giải Phóng liên tục tấn công căn cứ của Chiến Đoàn 52 bằng các cuộc tấn công trên bộ lẫn pháo kích liên tục
Đến trưa ngày 6 tháng 4, Lộc Ninh được tăng viện bằng tiểu đoàn 3 / trung đoàn 9 cùng 1 số binh sĩ rút về từ thiết đoàn 1 ở căn cứ Hoa Lư rút về được. Quân Giải Phóng liên tục tấn công Sở Chỉ Huy căn cứ Lộc Ninh, đến giữa đêm, 1 đợt pháo kích dữ dội bằng pháo và rocket 122mm dội xuống căn cứ, đợt pháo kích này đã bắn trúng hầm bệnh viện, giết chết phần lớn số binh sĩ bị thương hơn 150 người đang trong đó. Ở phía Đông, quân Giải Phóng mở đợt tấn công mới nhưng bị đẩy lùi. Thấy tình thế quá tuyệt vọng, đại tá Nguyễn Công Vinh – chỉ huy căn cứ Lộc Ninh quyết định đầu hàng
Sáng ngày 7 tháng 7, quân Giải Phóng với xe tăng lại mở cuộc tấn công, đại tá Vinh cùng 1 số thuộc cấp đã ra trước cửa đầu hàng. Đại úy Smith cùng số binh sĩ VNCH còn lại bên trong căn cứ vẫn tiếp tục chống cự . Đến 8 giờ sáng, khu vực phía Nam căn cứ bị tràn ngập, các đợt không yểm chiến thuật vẫn không đẩy lùi nổi quân Giải Phóng . Đến 16h30, căn cứ Lộc Ninh hoàn toàn bị tràn ngập
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P1
Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P25
Xem tiếp: Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P27