Máy bay bà già hay đầm già và hàm ý của nó ở xã hội hiện đại
Máy bay bà già hay máy bay đầm già là những chiếc máy bay trinh sát cánh quạt trong chiến tranh Việt Nam và ở xã hội hiện đại là ám chỉ những phụ nữ lớn tuổi lại có người tình trẻ còn được gọi từ lóng là phi công trẻ hoặc phi công máy bay bà già
Trong chiến tranh Việt Nam, từ ngữ máy bay bay bà già hay máy bay đầm già là từ lóng chỉ những chiếc máy bay cánh quạt làm nhiệm vụ trinh sát, dọ thám và chỉ điểm những cuộc oanh tạc. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Pháp đánh đuổi quân Nhật và giành quyền cai trị miền Nam Việt Nam. Vào năm 1949, dưới chiêu bài Bảo Đại, Pháp thành lập không quân miền Nam Việt Nam. Ngày 1 tháng 6 năm 1951, Pháp thành lập CIA (Centre d’Instruction Aerienne) tức trung tâm huấn luyện không quân đầu tiên ở Việt Nam và trong thời gian này, các máy bay chủ yếu là những chiếc máy bay cánh quạt Morane Saulnier 500
Ðầu năm 1952, Pháp khai giảng Trường Phi Hành và Trường Cơ Khí và đến tháng 10 năm 1952, Pháp tiếp tục khai giảng Trường Quan Sát Viên. Đây là trường đào tạo lĩnh vực chỉ thị mục tiêu pháo kích, oanh kích, … bằng các sĩ quan sử dụng các máy bay trinh sát để quan sát sát mục tiêu từ trên không
Ngày 01/03/1953, Pháp thành lập Phi Ðoàn 1er GAOAC (Group Aerien d’Observation et d’Accompagnement au Combat, gọi tắt là GAO nghĩa là Là Phi Ðoàn 1 Quan Sát và Trợ Chiến. Phi đoàn 1 do đại úy Cottet làm phi đoàn trưởng và đồn trú Sài Gòn, sau đó chuyển ra Huế và giao lại cho đại úy Nguyễn Ngọc Oánh làm phi đoàn trưởng. Năm 1953, thành lập Phi Ðoàn 2me GAO, đồn trú Nha Trang và Ðại Úy Võ Dinh tiếp nhận 2me GAO. Sau khi Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, ngày 1 tháng 7 năm 1957, các 1er GAO và 2me GAO trở thành Phi Ðoàn 1 và Phi Ðoàn 2 Quan Sát. Từ đó ngày 1 tháng 7 hàng năm trở thành Ngày Không Lực VNCH.
Thời gian đầu, các máy bay trinh sát chủ yếu là những chiếc máy bay cánh quạt Morane Saulnier 500 có từ thời Thế Chiến Thứ 2. Dần dà sang những năm 1960 những chiếc máy bay này đã trở nên lạc hậu do tiếng ồn quá lớn nên khi bay rất dễ bị phát hiện cũng như tốc độ bay chậm, tối đa chỉ 175km/h, trần bay thấp dưới 4000m nên rất dễ bị quân Giải Phóng phát hiện và bắn hạ nên các phi công khi làm nhiệm vụ rất dễ gặp nguy hiểm nên chán nản và gọi tên là máy bay bà già nghĩa là giống như những phụ nữ lớn tuổi, chậm chạp, xấu xí và hay ho khàn
Sau khi Mỹ thay thế Pháp yểm trợ chính quyền Sài Gòn, các máy bay Morane Saulnier 500 bị loại bỏ và không quân chính quyền Sài Gòn chuyển sang dùng những máy bay trinh sát là những chiếc máy bay T-28 Trojan. Đây thực chất là những chiếc máy bay huấn luyện cánh quạt được Mỹ viện trợ làm công tác huấn luyện nhưng kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ trinh sát. Nên dần dà, từ ngữ máy bay bà già hay máy bay đầm già là ám chỉ những máy bay trinh sát, chỉ điểm sử dụng cánh quạt
Các máy bay T-28 có tốc độ bay tối đa 343km/h, trần bay tối đa 10.000m, 6 giá treo vũ khí bao gồm bom, rocket, …. Do tốc độ bay chậm, thích hợp nhiệm vụ trinh sát và yểm trợ bộ binh nên trong những năm đầu 1960 đã tỏ ra rất phù hợp với chiến tranh du kích ở chiến trường miền Nam Việt Nam và bên Lào do các du kích trong thời kỳ này chưa có vũ khí hạng nặng để chống máy bay. Do có tốc độ bay chậm, động cơ khá êm, không cần đường băng dài và dễ bảo trì, sửa chữa và có thể bay về căn cứ ngay cả khi bị trúng đạn khá nặng, … nên các máy bay T-28 tỏ ra rất lợi hại và được quân Mỹ sử dụng đại trà trong cuộc chiến bí mật ở Lào.
Dần dà sang những năm 1966 về sau, khi các du kích được trang bị vũ khí hạng nặng thì máy bay T-28 tỏ ra bất lợi do bay quá chậm nên được thay thế bằng những chiếc Cessna O-1 Bird Dog hay còn gọi là L-19 nhanh nhẹn hơn
Trong xã hội hiện đại Việt Nam, từ lóng máy bay bà già , máy bay đầm già, phi công trẻ, phi công máy bay bà già, … là để chỉ những phụ nữ lớn tuổi, có tiền và sẳn sàng bỏ tiền ra để có những người tình là những nam thanh niên trẻ tuổi hơn rất nhiều. Mối quan hệ chủ yếu là 1 bên cần tình cảm, 1 bên cần tiền bạc