Lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – US Special Force Group in Viet Nam war – P4
Chương trình lực lượng Dân Sự Chiến Đấu – CIDG của lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – – US Special Force Group in Vietnam war đã được đẩy mạnh sau thành công ở Buôn Enao của tộc người Rhade còn được gọi là người Ê đê, Ra đê hay người Đề Ga
Cuối tháng 10 năm 1961, đại diện của đại sứ quán Mỹ đi cùng 1 chuyên viên Y Tế đã đến viếng thăm làng Buôn Enao – Buon Enao của người Rhade. Trong suốt 2 tuần lễ, 2 bên đã có nhiều cuộc thảo luận. Già làng buon Enao cho biết : do lực lượng quân đội chính phủ miền Nam VN đã không thể bảo vệ họ nên 1 số người Rhade đã buộc phải đi theo quân Giải Phóng do sợ hãi. Trước đây, người Rhade đã theo chính quyền miền Nam nhưng sau đó, họ đã không nhận được sự hỗ trợ về Y tế, giáo dục, … như đã hứa. Người Rhade cũng chống lại sự di cư họ ra vùng khác vì như thế là chiếm đất họ đang ở.
Sau cuộc thương lượng, già làng chấp thuận sẽ hợp tác với chính quyền Sài Gòn. Họ sẽ tiến hành xây hàng rào phòng thủ chung quanh như biểu hiện sẽ tham gia chương trình Dân Sự Chiến Đấu. Bên trong làng sẽ xây các chiến hào, trung tâm liên lạc, tiến hành tuần tra chung quanh, …
Giữa tháng 12, người Rhade ở Buon Enao đã công khai yêu cầu quân Giải Phóng không được vào làng nếu không họ sẽ chống cực bằng cung nỏ và giáo mác. Tiếp theo đó, 50 người từ làng kế bên cũng đến để được quân đội Mỹ tổ chức huấn luyện. Sau thành công ở Buon Enao, lực lượng Mỹ đã lập tức triển khai đến 40 làng chung quanh Buon Enao. Các già làng và các thanh niên của các làng này cũng đến Buon Enao để học tập tổ chức phòng thủ, sử dụng vũ khí, … và đều tuyên bố ủng hộ chính quyền Sài Gòn
Để đẩy mạnh chương trình, nhóm 35 (A-35 Detachment) thuộc lực lượng Đặc Biệt số 1 – 1st Special Force Group đã cử 7 binh sĩ Mỹ cùng 10 người thuộc lực lượng đặc biệt người Rhade và Jarai đã túc trực liên tục ở Buon Enao như là lực lượng huấn luyện chính và là lực lượng chiến đấu chính ở đây. Các thành công đã khiến hơn 50% người Thượng ở đây đã về với chính quyền Sài Gòn. Các chương trình hỗ trợ lương thực, y tế, … của chính quyền Sài Gòn cũng đã được khởi động để đến với người Thượng
Đến tháng 2 năm 1962, thêm 12 binh sĩ Mỹ thuộc nhóm 35 (A-35) tiếp tục được gửi đến và toàn bộ 40 ngôi làng chung quanh Buon Enao đã bắt đầu được huấn luyện theo chương trình CIDG. Đến giữa tháng 4 năm 1962, đã có đến 40 làng tham gia chương trình CIDG
Việc tuyển chọn những binh sĩ để làm nhiệm vụ phòng thủ và làm nhiệm vụ bảo vệ trong khu vực sẽ do những trưởng làng quyết định. Trước khi một làng nào đó được chấp thuận gia nhập chương trình CIDG, các trưởng làng phải đảm bảo số lượng tối thiệu các dân làng sẽ tình nguyện tham gia các công tác huấn luyện để việc phòng thủ và bảo vệ làng đạt được hiệu quả. Chương trình thu hút người Rhade đến nổi các binh sĩ Mỹ không gặp khó khăn gì để tuyển chọn binh sĩ. Một binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ – US Special Force kể lại :
“Trong tuần lễ đầu tiên, nhiều người Rhade đã đến xếp hàng trước cổng làng, chúng tôi không tốn nhiều công sức để tuyển mộ, chương trình lan nhanh từ làng này sang các làng khác”
Chương trình dân sự chiến đấu CIDG tỏ ra thu hút người Rhade ở điểm họ có thể được trang bị lại vũ khí. Những năm 1950, chính quyền đã thu giữ cung nỏ, giáo mác và người Thượng chỉ được vũ trang bằng các ngọn giáo tre. Đến năm 1961, chính quyền đã chấp thuận vũ trang cho các ngôi làng người Thượng và họ bắt đầu nhận được vũ khí. Lực lượng tấn công của ngôi làng sẽ đóng quân ở các trại còn lực lượng phòng thủ sau khi được huấn luyện và trang bị vũ khí sẽ quay về các ngôi làng để làm công tác phòng thủ
Người Mỹ lẫn chính quyền miền Nam hiểu rõ sự nguy hiểm của quân Giải Phóng và họ củng cố sức mạnh chính quyền ở từng ngôi làng. Các trưởng làng sẽ phải đảm bảo sự trung thành với chính quyền và họ sẽ tiết lộ mỗi khi có quân Giải Phóng xâm nhập hoặc chỉ rõ người nào có cảm tình với quân Giải Phóng. Trung bình mỗi ngôi làng phát hiện ra 5-6 binh sĩ Giải Phóng và những người này được giao cho trưởng làng hoặc chính quyền để cải tạo
Những sĩ quan người Rhade sau khi được binh sĩ Đặc Biệt người Việt huấn luyện sẽ chịu trách nhiệm huấn luyện lại các binh sĩ thuộc lực lượng tấn công và lực lượng phòng thủ của từng ngôi làng còn các binh sĩ Đặc Biệt sẽ đảm trách công tác như các cố vấn. Các binh sĩ của các ngôi làng được trang bị súng trường M1 hoặc súng trường M3 sẽ được huấn luyện các bài tập về liên lạc, tuần tra, phục kích, chống phục kích , … đơn vị cơ bản là tiểu đội gồm 8-14 người và số lượng binh sĩ tùy thuộc dân số trong làng và địa bàn hoạt động
Các hoạt động của chương trình CIDG được phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị của chính phủ miền Nam đóng trên địa bàn. Các đơn vị này sẽ phối hợp hành động với nhau, chia sẽ thông tin tình báo. Trong vài trường hợp, các đơn vị đặc biệt Mỹ sẽ tháp tùng các cuộc tuần tra, phục kích, … của người Thượng nhưng cả người Việt lẫn người Mỹ đều quy định rằng người Mỹ sẽ không tham gia chỉ huy bất cứ đơn vị người Việt nào
Toàn bộ các ngôi làng đều được phòng vệ tùy mức độ, có các phương tiện khi cần di tản, có hầm trú ẩn cho phụ nữ và trẻ em. Các đơn vị thuộc lực lượng tấn công đóng ở trại nằm ở trung tâm làng Buôn Enao nhằm tạo lực lượng phản ứng nhanh. Các ngôi làng liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau khi chờ các làng khác đến cứu trong trường hợp bị tấn công. Hệ thống phòng thủ không chỉ giới hạn trong các làng người Thượng mà còn bao gồm cả các làng người Việt
Xem lại từ đầu : Lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – US Special Force Group in Viet Nam war – P1
Xem lại : Lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – US Special Force Group in Viet Nam war – P3
Xem tiếp : Lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – US Special Force Group in Viet Nam war – P5