Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Binh sĩ Liên Xô tham chiến ở Việt Nam – P2

0 1,080

Giai đoạn 1963-1964, Liên Xô bắt đầu viện trợ lượng lớn vũ khí và trang thiết bị cho chiến trường Việt nam và kèm theo đó lực lượng binh sĩ Liên Xô tham chiến ở Việt Nam gồm các chuyên gia vũ khí, cố vấn, …

Cựu chiến binh nguyên sĩ quan Lính thủy đánh bộ Hải quân Liên xô đại úy hồi hưu Kusainov Sadykov là một trong các binh sĩ Liên Xô tham chiến ở Việt Nam kể lại với niềm tự hào đặc biệt.

Phóng viên: Kusainov Sagyndykovich, theo những thông tin chính thức được công bố, Liên bang Xô viết đã giúp đỡ và viện trợ vũ khí trang bị, kỹ thuật và cơ sở vật chất chiến tranh cho Việt Nam trên quy mô to lớn. Trực tiếp tham gia vào các hoạt động tác chiến với tư cách là chuyên gia, cố vấn và huấn luyện viên, những cán bộ kỹ thuật tên lửa và không quân. Bằng cách nào mà ông lại có thể có mặt ở chiến trường Đông Nam Á?

– Vào năm 1966 ngày sau khi hoàn thành đợt huấn luyện tân binh tôi được điều động về thành phố Baltiysk, ở đó, trên cơ sở vật chất của trung đòn cận vệ số 366 vừa được biên chế mới trung đoàn lính thủy đánh bộ độc lập. Trong thời gian này tôi mơ ước được phục vụ trong lực lượng đổ bộ đường không. Thể lực mạnh mẽ và chiều cao cho phép điều đó. Nhưng tôi gặp may hơn thế, tôi không hề biết, có lực lượng lính thủy đánh bộ như vậy. Vào năm 1956 quyết định của Bộ quốc phòng Liên bang Xô viết đã giải thể toàn bộ lực lượng lính thủy đánh bộ.

Nhưng đến năm 1963, một cuộc diễn tập quân sự lớn tầm chiến lược của khối hiệp ước Vacsava không đạt kết quả như ý muốn do không có lực lượng lính thủy đánh bộ. Các sỹ quan của chúng ta kể rằng sự hình thành lực lượng lính thủy đánh bộ có nguyên nhân chính là chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc chiến đã có sự tham gia của lính thủy đánh bộ Mỹ (Sư tử biển). Và những người bạn Việt Nam về kỹ năng tác chiến còn nhiều điểm hạn chế.

Sau một năm rưỡi phục vụ, một số anh em trong đại đội của tôi được đề nghị sang công tác ở Việt Nam nửa năm. Quy trình lựa chọn quân nhân sang Việt Nam do một cán bộ đặc biệt từ bộ tham mưu quân khu thực hiện. Nhìn chung lựa chọn những quân nhân có nước da sẫm và nguồn gốc xuất thân từ châu Á. Trong cuộc nói chuyện riêng tư người cán bộ đặc biệt đề nghị kiểm tra kỹ năng chiến đấu và tình yêu tổ quốc, sẵn sàng tuân thủ mệnh lệnh và sẵn sàng thực hiện sứ mệnh quốc tế vô sản ở Việt Nam.

Từ những nhận xét của người cán bộ, những khuôn mặt và nước da châu Á của chúng tôi rất phù hợp với nhiệm vụ huấn luyện viên quân sự ở Việt Nam. So sánh giữa “Có” và “không” lắng nghe tiếng nói của người cán bộ KGB thông minh, tôi đã đồng ý. Thời điểm lúc đó là lòng yêu nước cao cả. tất cả chúng tôi đều tin tưởng vào chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời dòng máu trẻ trung đã lên tiếng, chúng tôi muốn gặt hái những chiến công.

Phóng viên: Cảm giác đầu tiên là gì khi ông khi tới Việt Nam, nhiệm vụ của ông là gì?

– Cảm giác đầu tiên – sự lo lắng. Tôi cảm thấy lo lắng khi máy bay vận tải quân sự của chúng tôi hạ cánh xuống vùng núi non. Có một số căn cứ quân sự của những người anh em Việt Nam xây dựng ở khu vực đó. Thông qua các căn cứ này đã cung cấp vũ khí trang bị và những chiến sĩ của miền Bắc Việt Nam vào chiến đấu ở phía nam và phía tây của Nam Việt Nam. Đây là những con đường bí mật, nhưng sau này nổi tiếng thế giới với tên gọi “Đường mòn Hồ Chí Minh”.

Mặc dù trong thực tế nó không phải chỉ là một con đường, mà là cả một hệ thống hạ tầng phức tạp của những con đường xuyên qua núi rừng liên kết Việt Nam, Campuchia và Lào. Đến năm 1968, “đường mòn” đã trở thành một cơ sở hạ tầng phức tạp với các bệnh viện, kho tàng dưới lòng đất. Một số khu vực đường đã được trải nhựa và có thể được sử dụng như một đường băng dã chiến.

Khó khăn nhất là làm quen với khí hậu ẩm thấp của rừng nhiệt đới, và chúng tôi phải học cách thích nghi thật nhanh. Điều đó cũng dễ hiểu, trên thực tế cuộc chiến tranh diễn ra trên Miền Nam Việt Nam là cuộc chiến tranh của người Việt Nam bằng chính lực lượng của mình. Đấy là Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam – lực lượng dân quân du kích, trang bị bằng vũ khí tự có và tự huấn luyện với chất lượng không cao. Trên thực tế, những chiến sĩ du kích chỉ làm được nhiệm vụ quan sát, trinh sát tình hình địch và không có khả năng chống lại những cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội Mỹ. Lính Mỹ gọi họ là VC. 

Cũng có những lực lượng quân đội chính quy, được trang bị tốt và huấn luyện đầy đủ. Phần lớn quân số trong đó là những chiến sĩ, quân nhân ngoài Miền Bắc. Các lực lượng vũ trang từ miền Bắc được sự giúp đỡ và huấn luyện của các chuyên gia quân sự Xô Viết, đồng thời được trang bị vũ khí khí tài của Liên xô. Do đó, kỹ năng và năng lực tác chiến tốt hơn rất nhiều.

Tôi và những người lính thủy đánh bộ Xô Viết được giao nhiệm vụ trong vòng hai tháng phải huấn luyện hai đội biệt động với tổng số quân đến 50 người. Sau đó thì chúng tôi cũng trở thành những người tham mưu trực tiếp. Chỉ huy của chúng tôi là Trung tá Nguyễn Đình Kỷ – tôi nghĩ vậy, anh ấy cũng biết tiếng Nga, vì thế đôi khi vui vẻ, tôi dạy anh ấy tiếng Kazakhstan. Anh ấy cũng nói được vài câu. Anh ấy nói, đấy là những từ cần thiết nhất mà người Việt ở Kazakhstan cần biết. Tôi hỏi anh ấy, tiếng Việt để tỏ lòng biết ơn là thế nào, anh ấy dạy tôi từ “Cảm ơn”, lòng tốt của anh ấy làm tôi cảm động. 

Nói chung, tất cả những người Việt Nam đều là những học trò rất năng khiếu. Họ có sức chịu đựng rất cao, không sợ khó khăn gian khổ, điều vô cùng quan trọng đối với lính thủy đánh bộ, đồng thời họ rất dũng cảm và có tinh thần chiến đấu rất cao.

Ngoài ra, rất nhiều chiến sĩ biệt động Việt Nam có trình độ võ thuật cao và kỹ thuật chiến đấu đặc sắc, hình như đó là Nhất Nam, một môn võ rất cổ truyền của Miền Nam. Điều làm ảnh hưởng đến công tác huấn luyện chỉ là trình độ học vấn thấp và rào cản ngôn ngữ. Đối với tôi, áp lực tinh thần cũng rất lớn khi có mặt ở miền đất xa lạ. Nhưng mỗi buổi sáng tôi thức dậy bao giờ cũng là ý nghĩ tôi đã làm đúng. Tôi là chiến sĩ và đây là sứ mệnh quốc tế vô sản của tôi.

Mệnh lệnh: “Trở thành người anh hùng”

Phóng viên:Trong các chiến dịch nào của quân Giải phóng ông được tham gia? Công tác huấn luyện của ông có mang lại những kết quả tốt đẹp cho những người lính biệt động?

– Những học trò, chiến sĩ của tôi khi quay trở lại căn cứ bao giờ cũng là chiến thắng. Không thể khác được. Khẩu hiệu của lính thủy đánh bộ là: “Ở đâu có chúng tôi – ở đó là chiến thắng” những người bạn chiến đấu của tôi hiểu rõ điều đó.

Tôi đặc biệt nhớ chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 – chiến dịch “Tết”, bắt đầu vào ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Vào tháng giêng năm 1968, các lực lượng vũ trang Miền Bắc đã khóa cứng quân đội Mỹ ở khu vực gần khu phi quân sự – Khe Sanh. Đồng thời, lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc tổng tiến công vào hầu hết các thành phố và thị trấn trên toàn Miền Nam, bao gồm cả Đà Nẵng, Kon Tum và Pleiku. Các nhóm nhỏ biệt động được giao nhiệm vụ tấn công vào các mục tiêu riêng biệt đã được lựa chọn. Tôi có nhiệm vụ chuẩn bị cho một phân đội đặc biệt và nhiệm vụ đã được hoàn thành xuất sắc.

Trong tổng số các trận chiến đấu nói chung, phân đội của tôi đã phá hủy hoàn toàn ba căn cứ quân sự hạng trung cung cấp cơ sở vật chất chiến tranh của NATO. Những người bạn chiến đấu của tôi đã tiến hành 4 cuộc phục kích thành công. Trong trận chiến đã bắt được 5 viên sĩ quan Mỹ…

Phóng viên:Tổng thời gian ông ở Việt Nam là bao lâu?

– Nửa năm, cho đến khi bị thương. Sau khi hồi phục, có đề nghị cho ra quân, nhưng tôi quyết định tiếp tục sự nghiệp của mình trong quân đội và đăng ký học tại Trường sỹ quan quân sự trung – cao cấp Viễn Đông. Nói chung, thời tuổi trẻ hầu như ai cũng muốn là anh hùng và trong tôi luôn có dòng máu anh hùng…Tôi đã trải qua cuộc chiến tranh này như những người bạn – người đồng chí Việt Nam.

Trong những năm gần đây bắt đầu có những hoạt động của những đại diện các tổ chức cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở Moscow thường xuyên có những cuộc gặp gỡ của những người bạn chiến đấu. Cơ bản là những quân nhân, chuyên gia phòng không, kỹ thuật tên lửa và không quân. Hàng năm các cựu chiến binh Việt nam gặp nhau, ôn lại chuyện cũ với niềm tự hào chiến thắng. Theo lời của Kusainov Sadykova, đây chỉ là một phần của những người thực sự tham gia vào các cuộc chiến tranh giải phóng. Nhiều người đã hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc tế, một số sau đó hy sinh ở Afghanistan.

Nếu tin vào những câu chuyện huyễn hoặc về những người Bolshevik với súng máy, ẩn nấp trong rừng rậm và tấn công lực lượng dân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam, ngày càng được phổ biến ở Hoa Kỳ, thì có thể kết luận rằng chỉ có 10.000 hay 11.000 binh sĩ Liên Xô đã chiến thắng trước đội quân hơn nửa triệu người của Mỹ?

Ngày nay, Liên bang Nga như là người thừa kế trực tiếp của Liên Xô, đang tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ với Việt Nam. Bối cảnh chính trị đã thay đổi khác nhiều so với trước kia, tuy nhiên người dân Việt Nam vẫn giữ tình cảm biết ơn các cố vấn Liên Xô, còn những binh sĩ Liên Xô tham dự cuộc chiến ở Việt Nam một cách bí mật đó luôn tự hào về sự tham gia của họ.

Đặc nhiệm Nga tham chiến cuộc chiến ở Việt Nam – P1

Binh sĩ Liên Xô tham chiến ở Việt Nam – P2

Bí mật lính Liên Xô tham chiến ở Việt Nam – P3

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex