Thái độ của Mỹ sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa cho công bố một số tài liệu mật, giúp cho ta thấy rõ hơn về thái độ của Mỹ sau trận hải chiến Hoàng Sa Hoàng Sa 1974 giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Trung Quốc
Lần công bố lần này, bao gồm các tài liệu, các bản báo cáo và biên bản các cuộc họp, thư từ, điện tín. .. về các hoạt động ngoại giao, các lần đối thoại của các thành viên Bộ Ngoại Giao Mỹ với chính phủ Mỹ và với các quốc gia khác bao gồm cả miền Nam Việt Nam và miền Bắc Việt Nam
Các sử gia của Bộ Ngoại giao Mỹ đã hoàn tất 25 cuốn tài liệu về chính quyền tổng thống Kennedy, 34 cuốn tài liệu về chính quyền tổng thống Johnson, trong khi ý định làm 54 cuốn tài liệu về thời kỳ tổng thống Mỹ Richard Nixon và tổng thống Ford (1969-1976) vẫn còn dở dang và chưa hoàn thành.
Trong tài liệu công bố, có biên bản cuộc họp ngày 25/01/1974 diễn ra một tuần sau trận hải chiến Hoàng Sa (17 – 19 tháng Giêng) tại vùng biển Đông Việt Nam, cuộc họp do Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger chủ trì với sự góp mặt của Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, William Colby, Giám đốc tình báo CIA, Ông Clements Thứ trưởng Quốc phòng, Ông William Smyser – cố vấn An ninh Quốc gia cho thấy thái độ Mỹ đối với trận chiến Hoàng Sa năm 1974
Đô đốc Thomas H. Moorer : “Chúng ta đã tránh xa vấn đề khó khăn đang diễn ra ở khu vực này.”
Ngoại trưởng Kissinger hỏi lại: “Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ ( Nam Việt Nam) “
Đô đốc Moorer trả lời: “Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề – đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh cho quân đội bao gồm Không quân cũng như Hải Quân tránh khỏi vùng đó.”
Ông Kissinger hỏi : “Ai khởi đầu trận chiến Hoàng Sa ?”
Đô đốc Thomas H. Moorer : “Theo các tin tức báo cáo, một đội tuần tra của Nam Việt Namgồm 4 chiếc trong khu vực quần đảo Hoàng Sa đã phát hiện 11 chiếc tàu Trung Quốc tiến về các đảo và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (đảo Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm đảo Nguyệt Thiềm. Nhóm tàu Nam Việt Nam đã phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc và cuộc chiến đã xảy ra, phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó”
Kissinger hỏi tiếp: “Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?”
William Colby : “Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới Vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào.”
William Smyser : “Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực.”
Ngoại trưởng Kissinger: “Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?”
Đô đốc Moorer: “Tôi nghĩ họ lo lắng với cuộc chiến vừa xảy ra.”
Ông Colby: “Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó.”
Ông Clements : “Đừng quá mơ mộng về khả năng có các mỏ dầu tại các đảo xa xôi đó. Đó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là cac đảo hoang còn dầu mỏ là chuyện tương lai thôi”
Đô đốc Moorer: “Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến thứ 2. Năm 1955, sau khi rút khỏi Đông Dương, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo này. Sau đó, Nam Việt Nam, Trung Quốc và kể cả Philippines cùng tuyên bố chủ quyền và tranh giành các đảo đó. Nhưng phía Philippines yếu hơn, các tuyên bố của học chỉ là lời nói và không có hành động cụ thể gì”
Đô đốc Moorer quay sang nói với Henry Kissinger: “Tôi đã ra chỉ thị, quân đội sẽ tránh xa khỏi toàn bộ khu vực ở đó và tuyệt đối không can thiệp vào.”
Cũng cần nhắc lại, trong một cuộc gặp trước đó, ngày 23/1/1974 với ông Han Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Washington, Ngoại trưởng Kissinger nói: “Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo này.”
Ông Jim Webb khi đó nói: “Sự minh bạch của chúng ta trong vấn đề này là vô cùng quan trọng với đồng minh đặc biệt là Philippines và cho toàn vùng Đông Nam Á.”