Không vận trong trận trận đánh Khe Sanh và Điện Biên Phủ – Airlift in Battle of Dien Bien Phu – P2
Các chuyên gia quân sự đều nhận định, chính sự yếu kém về không vận của lính Pháp để tiếp tế cho trận Điện Biên Phủ đã khiến Pháp thất bại so với khả năng không vận của không quân Mỹ trong trận đánh Khe Sanh đã giúp căn cứ được giữ vững
Ngay từ khi lập căn cứ Khe Sanh, khác biệt với căn cứ Điện Biên Phủ là phụ thuộc vào đường hàng không ngay từ đầu nên Pháp không có nhiều dự trữ hay vũ khí hạng nặng. Chẳng hạn Pháp chỉ có chừng 10 chiếc xe tăng M24 do Pháp phải tháo các bộ phận xe tăng ra, sau đó vận chuyển bằng các máy bay của Pháp đến Điện Biên Phủ để lắp ráp lại. Trong khi đó, căn cứ Khe Sanh được tiếp tế đầy đủ ngay từ đầu bằng đường số 9, các tiếp tế được đưa từ căn cứ Đông Hà – Quảng Trị để tiếp tế cho một loạt các căn cứ như Camp Carroll, Rockpile, Khe Sanh, Lao Bảo, …. Cuộc tiếp tế trên bộ chỉ chấm dứt khi quân Bắc Việt chốt chặn thành công đường số 9 vào ngày 21 tháng 1 năm 1968 và căn cứ chính thức bị bao vây
Các ngày đầu của cuộc bao vây, quân Mỹ sử dụng 6 chiếc máy bay vận tải C-123 để cung cấp đạn dược và vũ khí. Trong suốt thời gian vây hãm, 5 tiểu đoàn lính Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa cần 185 tấn tiếp liệu bao gồm đủ loại : đạn dược, vũ khí, lương thực, thuốc men,. … Chủng loại các tiếp liệu cũng khác nhau. Trong những ngày đầu, ưu tiên lớn nhất là những phương tiện, vật liệu xây dựng để phục vụ công tác phòng thủ chiếm đến 24% tổng tiếp liệu và giảm dần đến những ngày cuối chỉ chiếm 13%. Khác với quân Pháp phải trong chờ tiếp tế mỗi ngày, trong suốt 77 ngày giam hãm, quân Mỹ vẫn đảm bảo được mức dự trữ tối thiểu 21 chiến đấu ngay cả khi nguồn tiếp liệu bị cắt đứt hoàn toàn. Điều này thực sự là điều xa xỉ đối với quân Pháp trong trận đánh Điện Biên Phủ
Trong trận đánh Điện Biên Phủ, các nhà lập kế hoạch của Pháp cho rằng, giai đoạn thăm dò sẽ kéo dài 6-10 ngày, trận chiến sẽ có thể kéo dài 5-10 ngày. Nhưng thực tế, toàn bộ chiến dịch kéo dài đến gần 100 ngày. Giai đoạn của các trận đánh thay vì kéo dài 5-10 ngày đã kéo dài đến 56 ngày đêm. Các ngày đầu, quân Pháp cần khoảng 100 tấn tiếp liệu mỗi ngày và các ngày sau cần khoảng 150-180 tấn trong khi Không Quân Pháp chỉ có thể đáp ứng 100 tấn / ngày. Ngay từ đầu, tư lệnh Không Quân Pháp là tướng Jean Dechaux đã cảnh báo việc tiếp liệu ở căn cứ Điện Biên Phủ sẽ trở thành vấn đề nan giải của Pháp. Đại tá Jean Louis Nicot chịu trách nhiệm tiếp tế căn cứ Điện Biên Phủ đã báo cáo việc không đủ sức để tiếp tế cho căn cứ trong thời gian dài. Cuối cùng, đại tá de Castries – Chỉ Huy căn cứ Điện Biên Phủ cùng tướng Jean Dechaux đã đi đến thỏa thuận : Không quân Pháp sẽ đảm bảo việc tiếp tế 100 tấn / ngày nếu quân đội Pháp ở căn cứ Điện Biên Phủ đảm bảo đường băng được tốt và khống chế được pháo của Việt Minh thường xuyên và liên tục bắn phá đường băng và quân Pháp cũng phải đảm bảo các vùng trời chung quanh không bị cao xạ Việt Minh bắn vào các máy bay khi Không quân Pháp cất cánh, hạ cánh và thả dù
Các thỏa thuận trên nhanh chóng tan vỡ khi quân Việt Minh tấn công căn cứ ngày 13 và chỉ sang ngày 14, quân Pháp đã hoàn toàn bị cô lập khi Việt Minh liên tục pháo kích thẳng vào đường băng và không ai ngờ rằng trong suốt 56 ngày chiến đấu, quân Pháp phụ thuộc hoàn toàn vào việc tiếp tế bằng phương pháp thả dù
Trong trận đánh Khe Sanh, các cuộc không kích dữ dội đã giúp căn cứ Khe Sanh được giữ vững và các cuộc tấn công trên bộ của quân Bắc Việt thường xuyên bị đẩy lùi. Không quân Mỹ cũng được trang bị tốt hơn hẳn quân Pháp. Trong những ngày đầu của trận đánh, quân Mỹ có 6 phi đội máy bay C-7A với 81 chiếc, 4 phi đội máy bay C-123 với 58 chiếc, 3 phi đội máy bay C-130 với 78 chiếc . Đến tháng 3 khi cuộc chiến gia tăng, số máy bay C-130 cũng được tăng thành 96 chiếc. Trong trường hợp cần thiết, quân Mỹ có thể gia tăng thêm 21 chiếc C-123 đang được sử dụng để phun thuốc diệt cỏ sang làm công tác vận tải.
Ngoài lực lượng máy bay vận tải bằng cánh cố định, Không quân Mỹ còn tiếp tế bằng phi đoàn trực thăng thuộc Phi Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 16 (MAG-16) và Phi Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 36 (MAG-36) với các máy bay trực thăng CH-53, CH-46, UH-1E và UH-34. Các số liệu tổng cộng máy bay trực thăng không rõ ràng nhưng tổng cộng có 465 tấn hàng hóa các loại được vận chuyển đến căn cứ và các vị trí tiền đồn bằng trực thăng
Quân Bắc Việt chuyển sang dùng pháo kích vào căn cứ và lập mạng lưới phòng không để ngăn chận tiếp tế các ngọn đồi chung quanh căn cứ Khe Sanh. Quân Mỹ hiểu rõ, nếu các ngọn đồi chung quanh bị chiếm, căn cứ chính Khe Sanh sẽ không thể tồn tại nổi. Do đó, việc tiếp tế các vị trí tiền đồn và các ngọn đồi trở nên mang tính sống còn và do tiếp tế bằng đường bộ trở nên quá nguy hiểm thì trực thăng trở thành phương tiện vận tải để tiếp tế hiệu quả nhất. Biết được vấn đề đó, quân Bắc Việt, thời gian đầu, quân Bắc Việt cố gắng tiêu diệt các ngọn đồi chung quanh nhằm có thể dùng pháo để khống chế Khe Sanh như ở trận Điện Biên Phủ nhưng hỏa lực Mỹ quá mạnh, các đợt tấn công bị đẩy lùi và họ đã chọn phương án đơn giản hơn là cắt đường tiếp tế. Mỗi lần trực thăng bay đến tiếp tế là mỗi lần đối mặt với sự nguy hiểm chết người, hệ thống pháo cao xạ dày đặc cùng lưới phòng không bằng súng máy 12,7mm , súng máy 14,5mm . Nếu có vượt qua và khi trực thăng đáp súng là đến lượt các đợt pháo kích liên tục vào ngọn đồi nơi trực thăng vừa đáp. Quân Mỹ ở các vị trí tiền đồn đối diện với sự thiếu thốn về thực phẩm, thuốc men, … thương binh không được di tản. Tình thế có nguy cơ lập lại giống trận Điện Biên Phủ
Xem tiếp :
Không vận trong trận Điện Biên Phủ và trận Khe Sanh – P1
Không vận trong trận trận đánh Khe Sanh và trận Điện Biên Phủ – P2
Không vận trong trận trận đánh Khe Sanh và trận Điện Biên Phủ – P3
Không vận trong trận trận đánh Khe Sanh và trận Điện Biên Phủ – P4